Khi bạn nhìn mọi thứ bằng một đôi mắt mới
Ta sống với đôi mắt trời sinh, có mấy ai tự cho đó là món quà? Ta chỉ sợ bẩn quần áo, có mấy khi để ý cơn mưa đẹp đẽ nhường nào?
Con tàu bắt đầu chuyển động, chật kín bởi đủ mọi loại người : từ những công nhân viên chức đến các cô cậu sinh viên trẻ. Ngồi cạnh cửa sổ là một ông lão cùng người con trai tầm tuổi ba mươi. Gương mặt anh tràn ngập bởi niềm ham thích khó tả: Anh thật sự bị kích động bởi cảnh sắc bên ngoài.
” Bố ơi, nhìn này, những cái cây này như đang chuyển động, thật là đẹp quá!!! “
Lối cư xử kiểu này của người con trai ba mươi tuổi khiến mọi người thấy thật kỳ quặc. Người ta bắt đầu rì rầm nho nhỏ.
“Người kia trông như bị loạn trí…” Một người đàn ông thì thào với vợ của mình.
Đột nhiên trời đổ cơn mưa, từng giọt từng giọt lặng lẽ rơi xuống đầu các hành khách qua khung cửa mở rộng. Người con trai bao mươi tuổi đầy hạnh phúc :
“Cha ơi, đẹp quá… Mưa đẹp quá…”
Một người phụ nữ phát cáu. Cơn mưa đang làm hỏng chiếc áo mới của cô.
“Ông có thấy trời đang mưa không? Nếu con trai ông có vấn đề thì nên đưa đi điều trị thần kinh chứ không phải ở đây để làm phiền người khác nơi công cộng”
Người con trai giật mình quay lại, đôi mắt nãy vốn vui tươi chợt như phủ một mảng sương mờ mịt.
Ông bố ngượng ngùng đôi chút rồi trả lời bằng giọng trầm trầm :
“Chúng tôi đang trên đường từ bệnh viện trở về. Con trai tôi vừa ra viện sáng nay. Nó bị mù bẩm sinh và mới được thay giác mạc. Cơn mưa…và mọi thứ đều quá mới mẻ với nó. Xin mọi người thứ lỗi.”
Những thứ ta thấy hay cảm nhận đều chỉ bắt nguồn từ quan điểm bản thân cho đến khi ta biết sự thật. Giống như một loài hoa, có thể là loa kèn, thược dược, hướng dương, v..v.. , dù ta có biết tên cũng như màu sắc, mùi vị,…, ta cũng chỉ “biết” nó qua chính cảm nhận chủ quan.
Khi bạn nhìn mọi thứ bằng một đôi mắt mới
Một cái tên hay vẻ bề ngoài chẳng cho ta “hiểu” gì về bản chất thật sự.
Ta sống với đôi mắt trời sinh, có mấy ai tự cho đó là món quà? Ta chỉ sợ bẩn quần áo, có mấy khi để ý cơn mưa đẹp đẽ nhường nào?
Bởi ta chỉ để trong mắt những gì ta muốn…
Giá như, chỉ giá như thôi, ai cũng nhìn bằng đôi mắt như mới được sinh ra lần đầu…
Theo Guu
Thiên thần của tôi
Bệnh viện lớn hay trạm xá thì có gì khác nhau, chỉ cần hàng ngày được khoác áo blouse và tận tâm với nghề thì ở đâu cũng vậy.
Tôi đang loay hoay toát hết mồ hôi với cái ổ khóa "phản chủ" thì có vẻ bên trong con Khoai Lang cũng đứng ngồi không yên. Nó hết sủa rồi lại rên lên ư ử làm tôi sốt hết cả ruột. Con chó này lúc nào cũng vậy, chỉ cần nghe tiếng xe là đã nhặng hết cả lên rồi. Cuối cùng, cũng mở được cửa, vừa nhìn thấy tôi Khoai Lang đã xoắn xuýt chạy vòng quanh chân tôi, vờn đi vờn lại ra chiều mừng rỡ lắm. Thấy tôi bặm môi, dậm chân dọa dẫm, cu cậu bỗng đứng im vẻ hối hận rồi chạy biến vào trong nhà. Chẳng phải nó biết lỗi gì đâu, chẳng qua là vào đợi sẵn để ăn bánh ấy mà. Tôi còn lạ gì mấy cái trò đó nữa. Vừa bước vào trong nhà, đã thấy Khoai Lang ngồi đợi sẵn dưới chân bàn ăn, tôi lấy bánh ra chia cho nó một nửa. Chẳng hiểu tại sao, ăn bánh xong cu cậu chạy lại chỗ tôi ngồi, nhẹ nhàng gác mõm lên chân tôi . Nó cứ thế ngồi im, vẻ hoạt bát, mừng rỡ khi nãy biến đâu mất. Thay vào đó là một vẻ tư lự buồn thiu. Ngồi bên nó hồi lâu tôi bỗng nhớ về nhiều chuyện cũ.
Video đang HOT
***
Hồi đó, tôi mới vừa tốt nghiệp trường Y. Trước khi chính thức bắt tay vào công việc ở bệnh viện tôi quyết định lên Thái Nguyên một chuyến theo lời mời của anh Thắng. Anh học trên tôi hai khoá. Với năng lực và điều kiện như anh, sau khi tốt nghiệp, được làm việc trong một bệnh viện lớn ở thành phố không phải là chuyện khó khăn. Nhưng anh lại chọn xã miền núi nghèo này, đơn bởi vì nó cần anh hơn những bệnh viện đông đúc. Có người gọi hành động đó là chí khí, có người lại xem đó là gàn dở. Nhưng tôi, tôi thích suy nghĩ đó của anh. Bệnh viện lớn hay trạm xá thì có gì khác nhau, chỉ cần hàng ngày được khoác áo bluose và tận tâm với nghề thì ở đâu cũng vậy.
Vừa đặt chân đến nơi, tôi đến ngay trạm xá để tìm anh Thắng. Gặp tôi anh mừng lắm. Anh nói cứ nghỉ ngơi, thăm thú đó đây cho thoải mái. Ngày mai cùng anh khám bệnh cho bọn trẻ. Thật may là trước khi đi tôi có mang theo một ít thuốc men mua được từ nguồn quỹ của sinh viên Y khoa để ủng hộ cho các em nhỏ ở đây. Nghe anh nói vậy tôi thực sự rất háo hức.
Bọn trẻ đến đông hơn tôi tưởng. Thấy người lạ, chúng tỏ ra khá e dè, nhưng đến khi quen rồi lũ nhóc thân thiện ra phết. Bọn nó còn bày trò trêu tôi nữa. Đến trưa chúng tôi cũng khám và cấp thuốc hết cho bọn trẻ. Mệt nhưng mà vui! Trước khi về ăn trưa, tôi cùng cô Thanh- y tá kiểm tra sổ sách tôi phát hiện ra một điều hơi lạ. Trong danh sách có một đứa trẻ hình như chưa đến khám bệnh ở trạm xá lần nào, đó là Lâm Thị Hạnh. Khi tôi hỏi cô Thanh thì chỉ nhận được một cái nhìn lảng tránh cùng ánh mắt pha chút lo sợ. Thấy lạ, tôi đi hỏi thẳng anh Thắng.
Vừa nghe thấy tôi nhắc đến Hạnh anh lặng lẽ thở dài:
- Phúc này, ngồi xuống đây anh bảo. Hạnh nhiễm HIV, để con bé khám bệnh cùng những đứa trẻ khác không được đâu.
- Tại sao?
- Con bé mà đến đây khám thì chẳng còn đứa nào dám dến khám nữa. Ở đây, người ta tránh con bé như tránh hủi.
- Để giúp Hạnh, thỉnh thoảng anh chỉ có thể mang thuốc chống AIDS đến tận nhà và xem tình hình con bé thế nào thôi.
Bực mình quá, tôi đập mạnh tay xuống bàn, và gần như hét lên:
- Nhưng anh là bác sĩ, anh phải giải thích cho mọi hiểu chứ?
- Hiểu làm sao được khi cả bố mẹ con bé đều chết vì AIDS. Bác ruột cuả Hạnh vì sợ lây bệnh cũng chẳng dám nuôi con bé. Mới 7 tuổi nó phải sống một mình trong căn nhà cũ mà bố mẹ để lại... Thông cảm cho anh...Anh không thể vì con bé mà để trẻ con trong cả xã không đi khám được.
- Con bé bị nhiễm HIV chứcó phải bị bệnh lây qua đường hô hấp đâu? Có cần phải kì thị tới mức đó không?
Anh Thắng lặng lẽ thở dài, sự bất lực hiện rõ trong mắt anh:
- Ở đây, người giỏi lắm mới cũng chỉ học hết lớp 5. Đã thế, suốt mấy năm nay thanh niên trong xã nghiện hút sau đó chết vì AIDS rất nhiều. Đối với họ con virus HIV đáng sợ hơn chúng ta tưởng nhiều lần.
Trong lòng tôi lúc này mọi thứ rất hỗn độn, vừa giận mà lại vừa thương. Nó làm tôi cảm thấy bức bối kinh khủng. Tôi đập bàn, đứng dậy, cầm chỗ thuốc còn lại đi ra cửa.
***
Nhờ có một người phụ nữ trong xóm dẫn đường, tôi cũng tìm thấy nhà của Hạnh. Nhưng vừa dẫn tôi tới cổng, chị ta đã vội đi ngay, chẳng đợi tôi cảm ơn một tiếng. Đó là một ngôi nhà ngói thấp lè tè, lụp xụp, tối om. Đã thế mảnh vườn đằng trước còn um tùm đầy cỏ dại. Thấy im ắng tôi cất tiếng gọi:
-Hạnh ơi!
Vừa dứt lời, có một bé gái chừng sáu, bảy tuổi từ phía sau nhà chạy ra. Con bé có nước ra trắng, gầy nhẳng, mái tóc cắt ngắn ôm sát khuôn mặt với hàng tóc mái gần chạm mắt. Vẻ ngoài đó làm người ta liên tưởng đến cô nhóc Marưko trong phim hoạt hình Nhật. Nhưng đôi mắt của cô bé là điều làm tôi ấn tượng nhất. Nó sáng lấp lánh và trong veo, làm người ta nghĩ có thể soi gương được trong đó. Thấy người lạ cứ nhìn mình chằm chằm, con bé có vẻ sợ. Đôi mắt thiên thần của nó e dè cụp xuống sau hàng mi rợp. Thấy vậy, tôi phải "tự giới thiệu" ngay lập tức:
- Chào cháu! Chú là bác sĩ ở chỗ chú Thắng, chú mang thuốc đến cho cháu đây này!
Tôi vừa nói vừa giơ túi thuốc lên. Nghe thấy tên anh Thắng vẻ sợ sệt trên mặt con bé biến mất. Nó chạy lại sờ lên túi áo blouse của tôi rồi reo lên:
- A! Chú cũng mặc áo trắng giống chú Thắng này! Chúng đúng là bác sĩ rồi!
Tôi phải phì cười trước phát hiện của con bé. Hạnh cũng phì cười như thể trêu tôi. Hai chú cháu ngồi xuống hiên nhà. Tôi lấy túi thuốc ra dặn dò:
- Thuốc này giống với thuốc chú Thắng vẫn hay đưa cho cháu. Cháu cứ uống như cũ là được. Còn đây là thuốc hạ sốt, thuốc cảm cúm, thuốc ho,... khi nào cháu ốm thì uống nhé! À mà thôi, nếu cháu ốm chú sẽ đến đây khám cho cháu.
Nghe tôi nói đến đây, chẳng hiểu sao con bé lại mở tròn mắt ngạc nhiên nhìn tôi. Nó khẽ hỏi:
- Chú không sợ con HIV hả chú?
Nghe thấy thế lòng tôi lặng đi. Con virus quái ác ấy không chỉ phá hoại dần dần cơ thể con bé mà nó đang tàn phá cả tâm hồn ngây thơ kia nữa. Xoa đầu Hạnh tôi mỉm cười nói khẽ:
- Chú là bác sĩ nên không sợ gì cả. Chỉ có con HIV sợ chú thôi.
Nghe thấy thế con bé nhoẻn cuời. Thấy trời bắt đầu nhá nhem tôi định đứng lên ra về thì Hạnh nắm vạt áo tôi nói khẽ:
- Chú ở lại chơi với cháu một thêm một tí nữa đi!
Đôi mắt con bé mở to chờ đợi làm tôi không thể từ chối được. Tôi ở lại với Hạnh thêm một lúc nữa. Để hai chú cháu đỡ chán, tôi lấy mấy hòn sỏi nhỏ dạy con bé chơi ô ăn quan. Hạnh là một đứa trẻ thông minh, chỉ cần nói qua một lượt là con bé hiểu ngay. Hai chú cháu đang chơi vui vẻ chợt một người phụ nữ trung niên, tay xách cặp lồng, gọi với vào nhà:
- Hạnh ra lấy cơm này!
Con bé lon ton chạy ra, xách cặp lồng vào. Thấy vậy tôi hỏi:
- Hằng ngày bác cháu vẫn mang cơm sang cho cháu như thế này à?
Con bé gật đầu. Thấy trời tối muộn, tôi toan đứng dậy đi về. Hạnh vội vàng hỏi:
- Sáng ngày mai, chú lại đến chơi với cháu được không?
- Để chú sắp xếp công việc đã, nếu được chú sẽ đến. Vậy sáng ngày mai cháu không phải đi học à?
Nghe tôi nhắc đến từ "đi học" mắt con bé vội cụp xuống. Nó nhìn trân trân xuống đất nói giọng buồn buồn:
- Cô giáo và các bạn không ai muốn cháu đi học đâu. Ai cũng sợ con HIV hết.
Tôi cảm thấy mình đã hỏi một câu quá thừa thãi. Đến khám bệnh con bé còn không được khám cùng những đứa trẻ khác, huống chi là đi học.
- Vậy cháu có muốn đi học không?
Con bé cười tít, khoe hai cái răng thỏ ngộ nghĩnh, gật đầu lia lịa. Tôi mỉm cười xoa đầu con bé rồi ra về.
Sau khi xong công việc ở trạm xá, tôi tranh thủ lên thị trấn mua cho Hạnh một bộ sách giáo khoa và một ít dụng cụ học tập. Buổi chiều thấy tôi mang sách vở đến Hạnh vui lắm, bắt tôi phải dạy chữ ngay. Ngồi ngay bậc thềm, trong một buổi chiều trong veo đầy nắng, buổi học đầu tiên của hai chú cháu đã bắt đầu như thế. Cứ thế, sau khi xong việc ở trạm xá tôi lại đến dạy cho Hạnh. Nhìn con bé ê a đánh vần tôi vui lắm. Giống y như cái cảm giác lần đầu tiên vào phòng mổ và được thầy khen vậy.
Chiều hôm ấy, vừa đến cổng tôi đã nghe thấy tiếng Hạnh cười. Hóa ra con bé đang chơi với một con chó con trong sân. Thấy tôi chó khẽ sủa au au vài tiếng rồi nấp sau chân Hạnh. Nó là một con chó nhỏ lông đen và có đôi tai dài.
- Con cún này ở đâu ra vậy hả Hạnh?
- Cháu thấy nó bỏ ở bụi tre đầu xóm nên bế nó về nhà.
- Vậy à. Con chó này đáng yêu quá! Từ nay, Hạnh không phải ở nhà một mình nữa nhé!
Tôi xoa đầu con bé, rồi kéo nó ngồi xuống thềm, lấy bánh ngọt mới mua trên thị trấn ra để hai chú cháu cùng ăn. Hạnh vào trong nhà bê ra một rổ khoai lang luộc nữa. Thi thoảng, chúng tôi lại véo cho chó con một miếng bánh hoặc một mẩu khoai lang nhỏ. Có một điều lạ là con cún con này thích ăn khoai lang hơn là bánh ngọt. Tôi chợt nảy ra một ý liền quay lại hỏi Hạnh:
- Cháu đã đặt tên cho con cún này chưa?
- Dạ, chưa ạ!
-Vậy mình đặt tên nó là Khoai Lang được không?
Nghe thấy thế con bé mở tròn mắt ra chiều thích thú lắm rồi gật đầu lia lịa. Từ ngày hôm ấy, mỗi buổi chiều của hai chú cháu rôm rả hơn vì có thêm sự góp mặt của Khoai Lang.
Hôm đó, chẳng hiểu sao Hạnh tới trạm xá tìm tôi từ sáng. Mặt con bé tái xanh, nhìn thấy tôi nó đã hớt hơ hớt hải:
- Chú Phúc ơi! Chú có bông băng không?
- Sao cháu bị đau ở đâu à? Có sao không hả?
Tôi nhìn khắp con bé một lượt, sờ nắn tay chân xem nó có sao không, nhưng chẳng thấy vết thương nào cả.
- Cháu hỏi bông, băng làm gì vậy Hạnh?
- Cháu hỏi cho Khoai Lang ạ! Chú về nhà với cháu đi.
Con Khoai Lang đang nằm bẹp trong xó bếp, người nó đầy vết thương như vết lằn roi, tứa máu. Thấy tôi, con chó nhỏ yếu ớt nhỏm dậy, vẫy đuôi rồi lại nằm bẹp xuống như cũ. Trong lúc tôi băng bó, Khoai Lang rên ư ử trong cổ họng, còn Hạnh thì ngồi khóc thút thít. Cảnh tượng ấy giờ này vẫn như in trong tâm trí tôi.
Hóa ra, mấy đứa trẻ trong xóm biết Khoai Lang là chó của Hạnh nên đã hùa nhau đánh nó. Khó khăn lắm con vật nhỏ mới lết được về đến nhà. Hoá ra sự độc ác và kì thị còn đáng sợ hơn cả một đại dịch chưa tìm ra thuốc chữa. Sự kì thị đã xâm lấn cả chút lòng trắc ẩn cuối cùng.
***
Tôi đã ở đây được hơn hai tháng. Đã đến lúc phải trở về Hà Nội để bắt đầu công việc ở bệnh viện. Nhưng tôi không đành lòng để Hạnh ở lại một mình. Tôi đã bàn với anh Thắng cùng tôi sang nói với bác của Hạnh để tôi mang con bé về Hà Nội. Tôi sẽ tìm một trung tâm bảo trợ trẻ nhiễm HIV để gửi Hạnh vào đó và tới thăm con bé hàng tuần. Ít ra như vậy cũng tốt hơn ở đây. Vừa nghe thấy lời đề nghị cuả tôi họ đã đồng ý ngay mà chẳng đắn đo lấy một chút. Bác gái của Hạnh còn đi mua cho con bé mấy bộ quần áo để nó mang theo.
Đang thu xếp nốt mấy công việc ở trạm xá để ngày mai lên đường, chẳng hiểu sao tôi thấy nóng ruột kinh khủng. Nghĩ bụng chắc tại mai đi xa nên mới thế, tôi tặc lưỡi làm nốt công việc. Bỗng từ đâu anh Thắng hớt hải chạy vào gọi to:
- Phúc ơi! Con bé Hạnh có chuyện rồi!
Nghe đến đấy, người tôi như đông cứng lại vì sợ hãi. Cứ thế tôi chạy theo anh Thắng. Đến nơi một cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt tôi. Hạnh nằm trong một vũng máu trên đường cái. Có một chiếc xe tải đã đi quá nhanh trong khi bọn trẻ đang chơi gần đó. Vì cứu một đứa trẻ trong đám ấy mà Hạnh bị thuơng. Nhưng vẫn không ai để ý đến sự sống đang rất mong manh của con bé. Một số người bạo gan thì đứng lại xem. Một số người khác thì vội vàng bỏ chạy. Ngay cả mẹ đứa bé kia cũng vậy. Chỉ cần biết con mình không sao là vội vàng bỏ đi. Lúc tôi đến con bé đã yếu lắm rồi. Nó chỉ còn thoi thóp thở. Nhìn thấy tôi Hạnh chỉ kịp nói một câu:
- Chú ơi! Nuôi Khoai Lang giúp cháu. Chú đừng để ai đánh nó... Thỉnh thoảng mua bánh cho nó ăn...
Thấy tôi gật đầu, Hạnh khẽ mỉm cười. Đôi mắt thiên thần của nó từ từ khép lại. Dẫu tôi có lay có gọi thế nào đi chăng nữa, đôi mắt trong veo ấy vẫn khép chặt.
Theo Guu
Ông ấy cần tôi Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu! Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng...