Khi bạn là một tân sinh viên đang làm quen cuộc sống mới
Sự chia sẻ rất chân thành từ cậu tân sinh viên Nguyễn Ngọc Đức, sinh viên lớp 12CHD trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Mùa tựu trường năm nay, trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã mở cửa đón hơn 1800 sinh viên từ các vùng miền đến nhập học, trong đó hơn 1200 sinh viên thuộc khối cử nhân khoa học và hơn 670 sinh viên thuộc khối Đại học sư phạm.
Vừa mới rời xa tuổi học trò, bước những bước chân đầu tiên tới giảng đường Đại học, chắc hẳn các bạn tân sinh viên ít nhiều đều mang trong mình những cảm xúc mới mẻ. Những bỡ ngỡ của của cuộc sống xa nhà với biết bao lo toan, rồi những cảm nhận khác nhau về trường mới, lớp mới với những bạn bè mới… Những cảm xúc của ngày nộp hồ sơ nhập học, những ấn tượng về buổi lễ chào đón tân sinh viên của các anh chị khóa trên.
Tân sinh viên nô nức đến trường nhập học
Nhưng niềm vui đó lại nhanh chóng nhạt dần trên gương mặt của các bạn vì những khó khăn phía trước. Đối với nhiều bạn tân sinh viên, thử thách đầu đời khi bước vào cổng trường đại học không đơn thuần chỉ là sách vở, trường lớp, thầy cô mà đó còn là sự va chạm từ cuộc sống.
“Sự bất đồng ngôn ngữ, kì thị giữa các vùng miền khiến cho mình ít tiếp xúc với mọi người hơn, sống khép kín hơn” - đó là lời chia sẽ của bạn Hoàng Thị Mỹ Trang (Lớp 12SDL, đến từ Quảng Trị).
Không còn hứng khởi như lúc đầu mới nhận giấy báo nhập học, bước vào môi trường mới với những bỡ ngỡ đầu đời, cuộc sống tự lập với vô vàn những điều cần suy nghĩ, đến với kí túc xá trường Đại Học Sư phạm Đà Nẵng, chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ rất chân thành từ cậu tân sinh viên Nguyễn Ngọc Đức, sinh viên lớp 12CHD.
Từ Quảng Bình vào Đà Nẵng học, cảm giác nhớ nhà chưa dứt thì Đức đã phải đối diện với khá nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là vấn đề ăn uống, sinh hoạt chật chội, bất tiện, an ninh không được đảm bảo, kể cả việc bất đồng ngôn ngữ và ý thức chưa tốt mọi người trong kí túc xá nữa.
Kí túc xá – nơi ở của Đức tại trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Video đang HOT
“Ở kí túc xá chật hẹp, mặc dù có không gian yên tĩnh để học, nhưng mình thấy ý thức của một số người chưa được tốt, họ vứt rác bừa bãi, vẫn còn kì thị giữa các vùng miền khác nhau, sinh hoạt không được thoải mái cho lắm. Giá cả đồ dùng sinh hoạt, đồ ăn ở căn tin quá đắt so với túi tiền sinh viên nhưng đi ăn ngoài thì sợ đồ ăn không hợp vệ sinh, mình cũng bị mất một số vật dụng cá nhân nữa” – Đức buồn bã cho hay.
Tuy nhiên ngoài những vấn đề bất cập đó, Đức cũng tươi cười tâm sự thêm: “Mình ở gần trường nên việc sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động của lớp cũng dễ dàng hơn, một số anh chị khóa trước cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nên đôi lúc cũng thấy vui lắm.”(cười)
Ở một góc nhỏ khác, tìm đến với phòng trọ của bạn Nguyễn Thị Hà Quyên – Lớp 12SNV tại tổ 22, kiệt 2, đường Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh nam, quận Liên Chiểu nằm sau lưng trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng, Quyên tủi thân kể lại: “Mới nhập học không lâu mà có đủ thứ chuyện, lần đầu tiên xa nhà mình vẫn chưa quen với cuộc sống tự lập, việc tự sinh hoạt, tự học, cách giảng dạy mới, gặp gỡ bạn bè từ tất cả các vùng miền với nhiều ngôn ngữ khác nhau… đã làm mình cảm thấy không tự tin cho lắm. Đã thế vấn đề an ninh xóm trọ cũng không được đảm bảo, tuần đầu tiên đi học, lúc mới về nhà mình bàng hoàng khi cánh cửa mở toang, chạy vào thì thấy đồ đạc trong phòng bị lật tung hết, tuy chỉ mất ít tiền nhưng cũng làm mình hỗn độn.”
Hà Quyên bên góc học tập của mình
Không những thế còn vấn đề chủ phòng trọ thu tiền điện, nước giá cao bất ngờ, phòng thấp hơn so với mặt đường nên hễ trời mưa là phải lội nước đi học, không gian nhỏ trong phòng không đủ để phơi quần áo, mà có phơi được thì lại lâu khô, phơi ở ngoài thì bị trộm, giao thông ở đây cũng có nhiều bất cập, nhiều lúc các bạn không giám qua đường vì sợ,… tất cả những điều trên đã làm cho không ít các bạn tân sinh viên rụt rè hơn, sống khép kín hơn.
Một góc ở dãy trọ sinh viên
Trong hoàn cảnh như thế này điều mà các bạn cần nhất chính là sự giúp đỡ, động viên từ bạn bè, những lời khuyên đúng đắn từ các anh chị khóa trên – Những người cũng từng trải qua khó khăn ngay từ những ngày đầu nhập học.
Trò chuyện cùng anh Đoàn Xuân Sơn ( Lớp 11CBC – Đại học sư phạm Đà Nẵng), anh chân thành chia sẻ: “Năm ngoái lúc mới nhập học anh cũng rơi vào tình trạng khốn đốn như bọn em, bị mất cắp và lừa đảo, rồi thêm những bỡ ngỡ trước phương pháp học mới, môi trường sống mới đôi lúc làm anh nản lòng. Nhưng nhờ sự quan tâm từ gia đình, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân nên mọi chuyện cũng dần ổn định và chóng qua.”
Chị Phạm Thị Linh – Sinh viên năm cuối trường cao đẳng Thương Mại lại cho rằng: “Chẳng có con đường nào thật sự trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi nên việc vấp phải những khó khăn hay thất bại là chuyện bình thường. Cái quan trọng là ta phải biết cách nhìn nhận đúng vấn đề và tìm cách để vượt qua nó, để từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm đúng đắn hơn trong cuộc sống.”
Thật vậy, con đường đi đến những ước mơ không bao giờ bằng phẳng, muốn thành công ắt phải có sự hi sinh. Đôi khi những vấp ngã trong hiện tại chính là chìa khóa thành công cho tương lai. Thế nên chúng ta hãy cùng chúc cho những bạn tân sinh viên có đủ nghị lực để vượt qua tất cả những chông gai trước mắt và gặt gái được nhiều công nhé!
Theo TTVN
Bi hài chuyện vợ chồng là sinh viên
"Mày ký đi, đơn ly hôn đây, bố mày cũng không thiết tha gì mày nữa đâu....." Đó là hoàn cảnh của con bạn thân của tôi khi còn ngồi trên giảng đường Đại học.
Chuyện vợ chồng sinh viên (Ảnh mang tính minh họa)
Thùy Linh và Tuấn yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên , cuộc sống sinh viên xa nhà càng làm cho hai đứa gắn bó thân thiết với nhau hơn, Thùy Linh quê Yên Bái, Tuấn quê Thanh Hóa, họ được chúng tôi đặt cho biệt hiệu là đôi trai tài gái săc. Tuấn học trước Thùy Linh một khóa, kinh tế hai gia đình cũng không được khá giả, thành ra hai đứa rất thân nhau.Từ góp gạo thổi cơm chung, cho đỡ tiền ăn quán, vừa sạch, vừa rẻ tới dọn luôn về ở cùng cho đỡ tiền phòng trọ.
Tình yêu ban đầu thật đẹp và hạnh phúc như mơ, hai đứa học lệch nhau , đứa sáng , đứa chiều rất thuận tiện cho việc nấu nướng. Nhưng hạnh phúc chẳng đầy gang khi Thùy Linh phát hiện mình đã có thai. Tuấn nghe tin như sét đánh ngang tai, Tuấn đang gấp rút chuẩn bị thi tốt nghiệp, học hành đang bù đầu,tiền thì có hạn,còn bụng của Thùy Linh cứ ngày một lớn dần lên, đi học bọn bạn cứ bàn tán càng làm Thùy Linh tủi phận,còn Tuấn đi đâu cũng bị chỉ trỏ bàn tán, hai đứa đã quyết định không giữ đứa bé lại khi nó chưa đầy 20 tuần tuổi , và họ đã đi giải quyết ở một phòng khám tư với giá cắt cổ.Thương con Thùy Linh mang con về nghĩa trang gần nhà trọ, làm mộ và cắm cho nó một lắm hoa tươi. Tôi chỉ nhớ hôm đó nó đã ngất đi và khóc rất nhiều.
Sau lần ấy tình cảm của hai đứa không còn như trước nữa, Tuấn suốt ngày đi uống rượu , rồi cờ bạc thua tha, nợ môn, cứ mỗi lần như thế, con bạn tôi lại được một trận nhừ tử vì tội nói nhiều. Bạn Tôi lại ra mộ con ngồi khóc, nhiều đêm nó thơ thẩn như kẻ mất hồn, cứ ra thăm con, khóc rồi lại ngồi ủ dũ.
Cuộc sống vợ chồng không hôn thú lại tiếp tục thêm một năm nữa . Chúng tôi đang gấp rút học cho năm cuối thì Thùy Linh lại có tin mang đứa thứ hai, lần này nó nhất quyết không bỏ và bắt gia đình Tuấn phải có trách nhiệm, Tuấn đành phải dắt con bạn tôi về xin cưới, Bố mẹ Tuấn nhất quyết không đồng ý bảo "Chúng mày tự làm, tự chịu tao không biết,lúc sướng thì ai sướng cho, bây giờ còn kêu khổ à....." .Nghe mẹ chồng nói vậy sao Linh thấy mình nhục quá.
Nhưng rồi họ cũng tổ chức một bữa cơm gọi là báo cáo với tổ tiên dòng họ, tiệc cưới vẻn vẹn 8 người. Bố mẹ Linh muối mặt lên tham dự, cay đắng quá khi người ta gả con được thách cưới , còn cưới con mình phải đi xin xỏ người ta.
Cưới xong, hai đứa lại dắt nhau lên học tiếp, nhìn nó chửa vượt mặt tôi thấy thật thương cảm, chồng quát thì nhịn, cãi nó nó lại đánh cho thì khổ. Lúc tỉnh không sao, lúc say Tuấn thường chửi vợ " Cái loại gái dễ dãi như mày tao không lấy thì ế rồi con ạ." , những lúc ấy Linh lại khóc cho cái tình yêu lầm lạc.
Nhiều lúc nhìn nó ngồi buồn tủi bên ghế đá dưới tán bàng, nhìn đám bạn chúng tôi đang nô đùa cười sảng khoái , tôi chắc lúc đó nó đang ước điều gì đó nhưng chắc chắn không phải là nó như bây giờ.
Ngày nó sinh em bé gần tết, hai vợ chồng cố ở lại làm thêm để lấy tiền về quê. Một buổi sáng Tuấn đi làm sớm, khu trọ trả còn ai, nó thấy đau bụng trở dạ, vỡ ối và sinh con ngay trong nhà tắm. May sao có bà chủ nhà nghe thấy tiếng trẻ con khóc lên vào xem. Tết đó nó ăn tết nhà chồng đầy tủi nhục. Mẹ chồng thì suốt ngày cạnh khóe , ý tứ, bóng gió, kinh tế khó khăn lên mâu thuẫn càng nhiều, không khí gia đình ngột ngạt đến khó thở.Con vừa tròn tháng, nó quyết định mang con theo chồng đi học tiếp.
Từ ngày lấy nhau , nhà Tuấn cắt luôn khoản viện trợ hàng tháng như trước kia. Vợ chồng ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn, tiền thiếu, con ốm ,con khóc, thua cờ bạc, thi lại... Khiến cái gia đình nhỏ ấy càng thêm sóng gió.
Một buổi tối trời mùa đông đầy mưa và gió rét,Hai mẹ con nó bế nhau vào phòng tôi chơi, bất chợt Tuấn ở đâu về , người lồng lặc mùi rượu, phừng phừng bước vào, thằng bé con đang ngủ say trong vòng tay mẹ, miệng nó còn dính vài giọt sữa vừa bú còn vướng lại, Tuấn giật phăng đứa bé làm nó khóc thét lên, miệng luôn chửi bậy, ném một tờ giấy vào mặt bạn tôi , Tuấn bảo " Mày ký đi, đơn ly hôn đây ,bố mày cũng không thiết tha gì mày nữa đâu....." Rồi Tuấn bế đứa bé đi trong khi trời đang giông bão. Thùy Linh đuổi theo, giằng lại con thì bị Tuấn đạp ngã rúi rụi. Tôi vội chạy theo Tuấn vì sợ đứa nhỏ sẽ chết vì mưa rét. Thằng bé khóc khản cả giọng, Tôi hỏi " =Tuấn định đi đâu.?" "Đi tàu về quê" Tuấn đáp. "Ông định đưa con về mà không sữa, không quần áo thế này à?nhìn đi nó khóc tím cả mặt rồi, Ông có còn xứng đáng là bố nữa hay không? Hai người đã cố đến mức này rồi, tại sao, tại sao chứ ?".
Kéo Tuấn vào mái hiên, tôi giằng vội thằng bé đang khóc ngất, ủ ấm cho nó .Sau một hồi phân giải đúng sai, Tuấn đã đồng ý đưa con về phòng trọ.
Từ ấy đến giờ sau khi ra trường tôi vẫn chưa một lần gặp lại vợ chồng nó, sống mũi cay cay khi nghĩ lại chuyện ngày xưa. Giá như bạn tôi không ăn cơm trước kẻng thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Và rất nhiều những đứa trẻ vô tội không phải từ biệt thế gian tuyệt vời này, cầu mong các bé luôn bình an và hạnh phúc. Tôi luôn hi vọng mọi người hãy sống theo đúng nghĩa là sống chứ không phải là tồn tại.
Theo xahoi
Cảm động chuyện kể của "nữ sinh được bố cõng đi thi" Có mặt trong phần giao lưu của chương trình "Ngày hội Thầy và trò" diễn ra ngày 8/11 tại Hà Nội, cô tân sinh viên khuyết tật Nguyễn Phương Linh đã khiến mọi người xúc động bởi câu chuyện về cô giáo chủ nhiệm hồi cấp ba của mình. "Với em, cô là người mẹ thứ hai đã dìu dắt và cho em...