Khi Bắc Kinh đối phó Covid-19, Mỹ bán hàng triệu khẩu trang và đồ bảo hộ sang TQ
Các nhà sản xuất Mỹ đã bán hàng triệu khẩu trang và đồ bảo hộ cho Trung Quốc, ước tính trị giá lên tới 18 triệu USD, vào thời điểm dịch bệnh lên đến đỉnh điểm ở Trung Quốc.
Phân tích dữ liệu kinh tế và báo cáo của chính phủ, tờ Washington Post phát hiện Bộ Thương mại Mỹ đã thúc giục các nhà sản xuất vật tư y tế bán hàng triệu khẩu trang và đồ bảo hộ trị giá 18 triệu USD cho Trung Quốc.
Các đơn hàng được thực hiện vào tháng 1 và tháng 2, là thời điểm Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19.
So với cùng thời điểm một năm trước, tỉ trọng xuất khẩu đồ bảo hộ và vật tư y tế của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng 1.000%. Tỉ trọng xuất khẩu máy thở cũng tăng mạnh, theo Wasington Post.
Nhân viên y tế Mỹ ở thành phố New York.
Khi số ca tử vong lên tới 2.770 vào ngày 26.2, chủ yếu tại Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ công bố hướng dẫn các doanh nghiệp cách thức bán “các sản phẩm y tế thiết yếu” tới Trung Quốc và Hong Kong thông qua quy trình thương mại cấp tốc.
Khi được hỏi về vấn đề trên, quan chức Bộ Thương mại Mỹ nói đã nhận được thông tin và đang điều tra. Quan chức này khẳng định đã ngừng thúc đấy việc bán các sản phẩm y tế thiết yếu sang Trung Quốc vào ngày 4.3.
Dịch Covid-19 bắt đầu lây lan nhanh tại Mỹ từ cuối tháng 3. Trong những tuần đầu tiên, Mỹ rơi vào tình trạng thiếu vật tư y tế cục bộ, chủ yếu là khẩu trang và đồ bảo hộ.
Đến nay, ngành công nghiệp Mỹ phần nào giúp giảm bớt tình trạng thiếu vật tư y tế, khi các công ty nội địa cũng bắt tay vào sản xuất khẩu trang, máy thở. Tuy nhiên, các công ty Mỹ đang gặp khó khi các lô hàng khẩu trang và đồ bảo hộ sản xuất tại chi nhánh ở Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xuất về Mỹ.
Khẩu trang và đồ bảo hộ Mỹ xuất sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm tăng 1000% so với cùng kì năm ngoái.
Đơn hàng 1,4 triệu kit thử Covid-19 của công ty PerkinElmer có trụ sở ở bang Massachusetts đang mắc kẹt tại nhà kho của công ty ở Quý Châu, Trung Quốc.
Đơn hàng 2,4 triệu khẩu trang hiện cũng đang mắc kẹt ở Thượng Hải, chưa được Bắc Kinh cấp chứng nhận và do đó không thể được xuất về công ty Owens & Minor Inc ở bang Virginia, Mỹ.
Video đang HOT
Bình luận trên mạng xã hội Twitter, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Lloyd Doggett, cáo buộc chính quyền chưa đặt nước Mỹ lên hàng đầu, khi vẫn xuất khẩu các vật tư y tế thiết yếu, dù Mỹ khi đó đã có những dấu hiệu lây nhiễm mạnh.
“Ở thời điểm chống dịch hệ trọng, thay vì chuẩn bị, chúng ta lại chỉ tập trung xuất khẩu kiếm lời”, ông Doggett nói trên Newsweek.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Tình cảnh ở Mỹ: Vung tiền tỷ không mua được đồ chống Covid-19
Hàng tỷ USD thuộc gói 2.200 tỷ USD mà chính phủ Mỹ phê duyệt đã được rót về các bệnh viện và tiểu bang nhằm chống dịch Covid-19.
Mỹ là quốc gia chi "đậm" nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 nhưng hiện lại đang là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh với số ca nhiễm virus nhiều nhất thế giới.
Hàng tỷ đô đã được Mỹ vung ra nhưng vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề mà các y bác sĩ nước này đang phải đối mặt, đó là tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang, áo bảo hộ, găng tay, bộ xét nghiệm và máy thở, trong khi số bệnh nhân nhập viện vì nhiễm virus vẫn không ngừng gia tăng mỗi ngày.
Vấn đề của Mỹ không phải là thiếu tiền, vấn đề thực sự nằm ở chỗ không có nguồn cung y tế để mua, các chuyên gia cho biết.
Theo AP, sau khi có được nhiều tiền, chính quyền các tiểu bang tại Mỹ lại đua nhau đấu thầu các lô vật tư y tế và khiến chúng bị đội giá lên cao. Đây là hệ quả của biện pháp chống dịch kiểu Mỹ hiện nay, khi chính phủ không đóng vai trò chính mà mỗi tiểu bang lại có một cách thức tiếp cận chống dịch khác nhau.
Cách đây hơn 1 tuần, nhiều thống đốc đã bày tỏ sự khó chịu và phàn nàn với ông Trump rằng không có sự phối hợp trong các biện pháp chống dịch ở Mỹ và yêu cầu phải có phản ứng ở cấp độ quốc gia.
Tàu bệnh viện của hải quân Mỹ đến Los Angeles để hỗ trợ các bệnh viện đang quá tải vì nhiều bệnh nhân nhiễm virus (ảnh: AP)
Tuần trước, một chiếc khẩu trang N 95 tại Mỹ có giá 2,5 USD, giờ đã bị đẩy giá lên 9 USD, vậy mà cũng không còn khẩu trang để mua khi chính quyền các bang tranh giành lẫn nhau.
"Các tiểu bang đang chỉ biết lo lấy thân mình. Điều này gián tiếp dẫn đến chủ nghĩa cơ hội trong thời điểm dịch bệnh bùng phát", ông Aubrey Layne, chuyên gia tài chính của Virginia, cho biết. Ông Aubrey Layne cũng là người có vai trò quan trọng trong việc mua bán các lô vật tư y tế tại bang này.
Tiền không phải là tất cả khi đối phó với dịch bệnh. Ngay cả khi có bang nào dùng khoản tiền khổng lồ vừa được cấp để tự sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ và găng tay thì cũng phải bất lực. Lý do rất đơn giản, những nguyên liệu để sản xuất vật tư y tế ở Mỹ hầu hết đến từ Đông Nam Á, khu vực cũng đang phải "căng mình" chiến đấu với dịch bệnh.
Thống đốc New York - ông Andrew Cuomo, phát biểu trước hàng đống vật tư y tế trong cuộc họp báo tại New York (ảnh: AP)
"Các nhà cung cấp vật tư y tế tại Mỹ đang phải "đau đầu" vì thiếu nguyên liệu thô. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nơi khác cũng phải tốn thời gian trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang bị Covid-19 tấn công và làm tê liệt sản xuất. Covid-19 ở Mỹ đang lây lan với tốc độ không thể tin nổi, các mặt hàng y tế tại các bệnh viện thì thiếu hụt nghiêm trọng", Kaitlin Wowak - giáo sư kinh tế tại Đại học Notre Dame (Mỹ), cho biết.
"Dịch bệnh không phải là thứ cứ ném tiền vào là giải quyết được. Giống như nhiều người tiêu dùng hiện nay đi lang thang qua những gian hàng trống rỗng trong siêu thị, chính quyền các bang cũng thấy kho vật tư của họ trống trơn mà không tìm đâu được nguồn bù đắp", bà Lisa Ellram, giáo sư kinh tế tại Đại học Miami, Ohio, cho biết.
Nhập khẩu vật tư y tế đã giảm mạnh tại Mỹ do dịch Covid-19 bùng phát khiến nền sản xuất của nhiều quốc gia bị đình trệ.
Tổng thống Mỹ - ông Donal Trump, vừa ký quyết định chi hơn 2.000 tỷ USD nhằm chống Covid-19 (ảnh: Reuters)
Các quốc gia là nguồn cung vật tư y tế lớn của Mỹ như Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Ấn Độ, Mexico hiện đang vừa phải chống dịch vừa phải lo tìm kiếm nguồn hàng cho mình.
Nhập khẩu găng tay tại Mỹ đã giảm 23% và nhập khẩu đồ bảo hộ đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2 vừa qua, không có một chiếc khẩu trang N 95 nào xuất khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ.
Hơn 1 tháng trước, nhiều chuyên gia đã cảnh báo Mỹ nên tăng tốc và tăng quy mô sản xuất vật tư y tế trong nước.
Công ty 3M - một trong những công ty sản xuất thiết bị y tế lớn nhất của Mỹ, đã đẩy mạnh sản xuất, nhưng là vào tuần trước, khi đường cong lây nhiễm virus tại Mỹ đã vồng lên thấy rõ.
Dân Mỹ xếp hàng đi mua súng trong dịch Covid-19 (ảnh: AP)
Ngày 27.3, ông Trump viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để yêu cầu công ty General Motors sản xuất máy thở cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, công việc hiện đang được gấp rút tiến hành. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những nỗ lực của Mỹ tại thời điểm này đã là quá muộn và nước này vẫn chưa giải được bài toán nguồn nguyên liệu thô.
"Ngoài việc bổ sung nguồn cung, các tiểu bang cần phải bắt tay nhau để phân bổ nguồn vật tư y tế đến những nơi thực sự cần nhất. Bơm thêm tiền cũng không giúp giải quyết được vấn đề này", Prashant Yadav, một chuyên gia kinh tế Mỹ nhận xét.
Bà Ashley Thompson, Phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ, cho biết, khoảng 56% bệnh viện tại Mỹ không có được đơn đặt hàng khẩu trang N 95 nào vào tháng trước. Các công ty cung ứng truyền thống đã cạn kiệt thiết bị và giờ một số bệnh viện tại Mỹ đang phải chuyển sang thị trường chợ đen, nơi đầy rẫy những chiêu trò gian lận và hàng giả.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nỗi sợ lớn nhất của bác sĩ chống đại dịch Có lẽ họ không sợ nhiễm bệnh, mà nỗi sợ lớn nhất là lây lan cho những người thân, bệnh nhân và cộng đồng. Một gia đình có sáu bác sĩ. Yvonne Yui đang chờ kết quả xét nghiệm nCoV sau khi công tác tại một bệnh viện ở bờ đông Mỹ, chuyên khoa sơ sinh. Chị họ của cô Pamela Lin, một...