Khi Apple không còn khép cửa
Apple công bố mở cửa hàng loạt các nền tảng của mình như Siri, Maps hay iMessage. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi lớn đối với táo khuyết.
Trong bối cảnh cả thế giới mở cửa để tìm kiếm sự hợp tác, Apple không thể đi một mình một con đường. Tin vui nhất trong ngày hôm qua tại sân khấu WWDC không phải việc hãng cho ra mắt iOS 9 hay đổi tên gọi OS X thành macOS mà chính là quyết định “mở” một số dịch vụ cốt lõi gồm Maps, Siri và iMessage.
Đối với Apple, đây là cơ hội lớn để xây dựng những ngành kinh doanh xung quanh Siri và iMessage, biến chúng thành những nền tảng mở thực sự, thay vì đơn thuần là các ứng dụng di động như hiện nay.
Sẽ có hàng loạt thay đổi về phần mềm trên các sản phẩm Apple. Ảnh: iMore.
Bắt đầu bằng Siri, tin đồn về việc Apple cởi trói cho nền tảng này đã xuất hiện cách đây khá lâu. Apple lần đầu tiên giới thiệu Siri cách đây 5 năm. Thời điểm đó, nó là kẻ đứng đầu, chưa có bất cứ đối thủ trực tiếp nào. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Apple đã lãng phí thời gian. Siri không phát triển nhiều kể từ đó và dần bị các đối thủ qua mặt. Có thể kể đến nền tảng mở Echo của Amazon, với khả năng tích hợp hơn 1.000 dịch vụ từ bên thứ 3 ra mắt năm ngoái.
The Verge gọi Siri là “thứ bất động sản giá trị nhất thế giới”. Nó có mặt trên tất cả 5 sản phẩm phần cứng chủ chốt của Apple là di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng, laptop và TV. Android có thể sở hữu thị phần lớn hơn nhưng người dùng Apple có xu hướng chi tiền lớn hơn gấp nhiều lần.
Nếu Apple đưa ra các phương thức giao dịch đơn giản hơn trên Siri, so với ứng dụng truyền thống – chẳng hạn đặt xe, mua vé xem phim hoặc đặt chỗ tại nhà hàng – gần như chắc chắn nó sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
Maps là một con ngỗng vàng tiềm năng khác của Apple. Theo thống kê, nó được sử dụng nhiều hơn cả Google Maps. Truy vấn vị trí thường đi kèm với các quyết định mua hàng, khi người dùng thường tìm các địa chỉ như quán café, địa điểm ăn uống hoặc các nơi nghỉ dưỡng. Việc cho phép các bên thứ 3 cung cấp dữ liệu của họ trên Maps có thể giúp Apple bắt kịp Google gần như ngay lập tức, ngay cả khi họ chậm hơn đối thủ cả một thập kỷ.
Trong buổi khai mạc WWDC, Apple giới thiệu hàng loạt tính năng mới cho iMessage. Tuy nhiên, hãng chỉ cập nhật phần mềm của mình 1 lần/năm. Nếu muốn tìm kiếm những thay đổi liên tục, họ phải nhờ đến các bên thứ 3. Giống với các dịch vụ khác, hãng hoàn toàn có thể đưa những giao dịch phức tạp hơn lên iMessage, biến nó thành một nền tảng di động, cho phép người dùng trò chuyện, chơi game và mua sắm.
Một trong những mối nguy của việc mở cửa là các ứng dụng của bên thứ 3 có thể đánh bay ứng dụng gốc của Apple, kéo xa người dùng ra khỏi hệ sinh thái iOS. Tuy nhiên, triết lý của Apple về kiểm soát các chức năng cốt lõi đã có thay đổi. Một trong những thay đổi đáng chú ý là việc hãng cho phép người dùng gỡ bỏ các ứng dụng cài đặt sẵn trên iPhone. Đó là một phép đánh cược của Táo khuyết.
Nếu họ tìm ra cách hiệu quả để thu phí từ các giao dịch thông qua Siri, Maps hay iMessage, giống với các thu được tiền từ App Store trước đây thì sự thành công của các đối thủ càng khiến họ vui mừng bởi tiền từ ngân hàng sẽ tiếp tục đổ vào túi Apple.
Đức Nam
Theo Zing
Những tính năng Apple iOS 10 đi sau Google
Khi Apple giới thiệu về một loạt điểm mới trên iOS 10 trong sự kiện WWDC ngày 13/6, không ít người có cảm giác họ đã nghe về những điều này trước đây.
Theo trang công nghệ CNet, trên iOS và macOS có một số tính năng Apple học hỏi hoặc giới thiệu sau Google.
Photos
Trên iOS 10, ứng dụng Photos sử dụng công nghệ học máy và nhận diện khuôn mặt để tự động nhóm các bức ảnh có cùng khuôn mặt hay chủ thể lại với nhau mà người dùng không cần phải đánh dấu hay phân chia thủ công. Công cụ Memories tập hợp ảnh thành các album như sự kiện, chuyến đi... thậm chí tạo video ngắn kèm nhạc từ ảnh.
Những tính năng trên đều đã có trên Google Photos năm 2015. Chẳng hạn, khi tra cứu "beach photos" (ảnh bãi biển), Google Photos hiển thị tất cả ảnh mà bạn đã chụp với biển. Thậm chí, nó có thể lọc theo thời gian như ảnh biển năm 2015...
Messages
Ứng dụng Messages có nhiều thay đổi quan trọng, trong đó có hiệu ứng bubble, giúp người dùng bộc lộ thái độ, tâm trạng qua phông chữ và emoji. Chẳng hạn, khi cần xin lỗi, bạn có thể thu nhỏ cỡ chữ, trong khi nếu muốn thể hiện sự vui mừng, bạn có thể phóng to chữ hay dùng emoji cỡ lớn. Tính năng này giống với Whisper Shout trên ứng dụng nhắn tin Allo của Google được công bố hồi tháng 5.
Messages cũng nhận diện từ, cụm từ có emoji tương ứng và cho phép người sử dụng đổi từ đó thành emoji. Đây cũng là điều mà bàn phím Gboard dành cho iOS cũng như nhiều ứng dụng bên thứ ba đã thực hiện.
Maps
Bản đồ Apple được thay đổi cả về giao diện lẫn tính năng, như bổ sung các trạm đổ xăng, nhà hàng... trên hành trình của người đi. Google đã bổ sung tính năng tương tự vào Google Maps từ tháng 10/2015.
Trợ lý giọng nói
Cuộc chiến trợ lý ảo đang diễn ra gay cấn giữa các hãng công nghệ lớn. Sau 5 năm có mặt trên iOS, Apple cuối cùng cũng quyết định đưa Siri lên macOS. Siri có thể đặt lịch nhắc báo, tìm kiếm file, tra cứu thông tin trên web... Tuy nhiên, Google Now có mặt trên Chrome năm 2014 và Cortana hiện diện trên Windows 10 năm 2015 cũng thực hiện được những điều đó.
Minh Minh
Theo VNE
10 nâng cấp đáng giá trên iOS 10 Hệ điều hành mới cho iPhone, iPad nâng cấp trình nhắn tin iMessage, Siri thông minh hơn, thiết kế lại giao diện nhiều phần mềm. Màn hình khóa hoàn toàn mới Trên iOS 10, Apple mang đến tính năng mới với tên gọi "raise to wake", cho phép người dùng "đánh thức" iPhone mà không cần chạm vào bất kỳ nút bấm nào....