Khéo tay làm hoành thánh tôm cùng Ngô Trác Linh
Thanh nhiệt, lạ miệng, ít ngấy ngán và thời gian nấu khá nhanh, bạn sẽ chỉ gặp chút khó khăn thi phải gói sao cho món ăn có hình giống thỏi vàng ngày xưa.
Nguyên liệu:
Tôm: 300gr
Xương ống heo: 1kg
Hoành thánh: 50gr
Rau cải, rau hẹ, tiêu, gia vị, hành lá.
Hầm xương ống nhiều giờ. Lọc lấy nước dùng, để riêng. Bóc tôm, bỏ vỏ, bỏ đầu và bỏ chỉ đen.
Cho từng con tôm lên thớt, dùng sống dao đập dập. Sau khi đập xong, cho tôm, gia vị, hành tím băm, đầu trắng hành lá xắt nhuyễn, tiêu, ít gia vị vào tô lớn, trộn đều.
Video đang HOT
Dùng muỗng múc nhẹ một ít nhân tôm cho vào giữa miếng há cảo, dấp nước ở hai góc đối diện nhau, tạo hoành thánh thành hình chữ nhật. Dùng tay miết chặt phần nhân, thấm nước hai đầu đối xứng của hình tam giác vừa tạo, rồi uốn hai đầu sao cho dính với nhau..
Sao cho há cảo tạo thành hình giống như thỏi vàng ngày xưa. Lần lượt làm đến khi hết nhân rồi cho vào nồi.
Cho nước dùng lúc nãy vào nồi, đun sôi, thả hoành thánh vào.
Khi nước sôi lần đầu, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Đậy nắp nồi để hoành thánh tiếp tục chín.
Khi hoành thánh bắt đầu nổi lên trong nồi nước dùng, cho rau cải rửa sạch, cắt khúc vào.
Múc hoành thánh, rau cải ra tô. Nhấn nhá thêm với hành lá xắt nhuyễn, hẹ cắt khúc và tiêu.
Món ăn hấp dẫn.
Món ăn có vị giòn sần sật của tôm tươi kết hợp với vị ngọt thanh của nước, cay nhẹ của cải khá thú vị.
HUỲNH HẰNG
Ảnh: Nguyễn Vũ Xuân Tùng
Theo Infonet
Đến phố cổ ăn hoành thánh
Không chỉ khám phá hương vị lạ, với nhiều du khách hoành thánh đã trở thành một đặc sản không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực phố cổ.
Không chỉ thỏa mong ước ngắm phố rêu phong trong ánh đèn lồng lung linh, huyền ảo... nhiều du khách phương xa muốn về Hội An chỉ để được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng do chính bàn tay người phố Hội chế biến. Đó có thể là món ăn truyền thống của người Việt như mì Quảng, cơm gà... hay những món được tạo nên từ sự giao thoa nền văn hóa giữa các dân tộc đã để lại như cao lầu, xí mà, hoành thánh...
Món hoành thánh
Ở Hội An, hoành thánh thường bán ở các nhà hàng, nhưng nổi tiếng hơn cả là nhà hàng Anh Dũng với món hoành thánh tôm. Có lẽ điểm đặc biệt nhất của nhà hàng này là bí quyết chế biến.
Nguyên liệu chính làm nên hoành thánh là bột mì, trứng gà và tôm. Từng công đoạn làm hoành thánh khá tỉ mỉ. Trước tiên, chọn loại bột mì thơm dẻo, trộn bột mì với trứng gà sau đó đánh đều hỗn hợp này nhiều lần cho thật nhuyễn, cán bột càng mỏng càng tốt. Cắt bột thành từng miếng nhỏ chừng 1 tấc vuông để làm vỏ bánh hoành thánh.
Phần nhân bánh được chế biến từ những con tôm đất còn tươi nguyên đã làm sạch sẽ. Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho vào cối giã nhỏ rồi quết lại cho thật nhuyễn. Nhẹ nhàng đặt phần vỏ bánh lên lòng bàn tay, cho nhân vào giữa, túm đều các mí bánh thật khít. Điểm đặc biệt là hoành thánh Hội An có nhiều loại: hoành thánh nước, hoành thánh chiên nhưng có thể nói mỗi loại có một vị riêng, đều được điều chế cầu kỳ.
Muốn ăn hoành thánh nước thì đem hoành thánh mới làm hấp cách thủy chừng dăm phút. Hoành thánh nước ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước nhưn. Đầu bếp có kinh nghiệm thường chọn xương heo ít mỡ nhiều nạc. Chặt xương thành từng miếng nhỏ, nấu rục. Khi xương đã chín mềm, vớt ra khỏi nồi. Khử cà chua, hành tây xay nhỏ với dầu, đổ hỗn hợp này vào nồi nhưn. Cho vào nồi một ít nấm rơm, bắp su, dứa nấu chín, nêm gia vị vừa ăn và hạ lửa.
Hoành thánh hấp được trụng lại vào nồi nước nhưn cho thật chín, sau đó đặt vào bát. Mỗi tô hoành thánh thường có 5-7 bánh. Ngoài ra có thể cho thêm một ít mì sợi được trụng với nước sôi vào bát hoành thánh. Thưởng thức hoành thánh nước trước hết phải bằng mắt. Ai lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ngạc nhiên trước một bát hoành thánh khá đẹp mắt với màu xanh non của bắp su, màu vàng tươi của tôm và điểm xuyết là màu đo đỏ của cà chua. Cầm đũa gắp từng bánh hoành thánh, hương vị ngọt ngào, thanh nhẹ cứ đọng mãi trong miệng.
Khác với hoành thánh nước, hoành thánh chiên lại hấp dẫn với đĩa bánh chín vàng ươm, vuông vức. Thay vì hấp, người ta đem từng chiếc bánh mới làm cho vào chảo ngập dầu rồi chiên chín. Trong khi đợi bánh ráo dầu, xếp một lớp xà lách, cà chua xắt mỏng, rau thơm vào đĩa rồi đặt hoành thánh lên trên. Cuối cùng, chan nước xốt cà chua và khoai tây lên mặt bánh.
Thưởng thức món hoành thánh chiên, bạn sẽ bắt gặp khá nhiều cảm giác thú vị. Khi thì vị ngọt của tôm hòa lẫn vị béo nhẹ của bánh. Khi thì gặp vị chua chua của cà chua với vị the thanh của hành tây, thật khó diễn tả.
Luôn lôi cuốn thực khách, từ những gia đình phố Hội quen chân ghé vào thưởng thức món ngon cho đến những du khách muốn quên đi bon chen cuộc sống hằng ngày để khám phá hương vị lạ, hoành thánh đã trở thành một đặc sản không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực nơi phố cổ.
Theo tuổi trẻ
Giải ngấy mùa lễ hội với hoành thánh tôm Khác với cảm giác ngán, ngấy của nhân truyền thống, hoành thánh tôm Ngư Ký không những tươi ngọt, thanh mát mà còn sần sật đã miệng. Hoành thánh không lạ với thực khách Sài Gòn, thậm chí, không ít người còn tự chế biến thành bữa ăn đổi vị cho gia đình. Song nếu "chán ốm" với hoành thánh nhân tôm thịt...