Khen thưởng những chiến sĩ công an kịp thời cứu người dân lúc nguy cấp
Trong lúc địa phương thực hiện giãn cách, các chiến sĩ công an đã kịp thời hỗ trợ, đưa sản phụ đi sinh an toàn và chuyển cụ bà bị bất tỉnh đến bệnh viện cấp cứu kịp lúc.
Công an phường Bình Đức đưa cụ bà bị bất tỉnh đến bệnh viện khẩn cấp – Ảnh: QUỲNH NHƯ
Ngày 21-7, đại tá Nguyễn Nhật Trường – phó giám đốc Công an tỉnh An Giang – đã đến trao giấy khen của giám đốc Công an tỉnh cho thượng úy Lê Minh Soàn, cán bộ Công an phường Mỹ Thạnh và tập thể Công an phường Bình Đức, TP Long Xuyên, khi kịp thời hỗ trợ cứu người lúc nguy cấp trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, khoảng 5h30 ngày 19-7, trong lúc trực ban tại đơn vị, thượng úy Lê Minh Soàn tiếp nhận điện thoại của chị Nguyễn Thị Trang (29 tuổi, ngụ phường Mỹ Thạnh) cho biết đang mang song thai 26 tuần tuổi, hiện ở nhà một mình và đau bụng dữ dội, có dấu hiệu sinh.
Video đang HOT
Thượng úy Soàn đã nhanh chóng lái xe chuyên dụng đến nhà chị Trang, đồng thời chuyển thông tin đến cán bộ y tế của phường hỗ trợ. Sau đó chị Trang đã hạ sinh 2 bé gái an toàn.
Đại tá Nguyễn Nhật Trường (phải) – phó giám đốc Công an tỉnh An Giang – trao giấy khen cho thượng úy Lê Minh Soàn đã cứu giúp sản phụ hạ sinh 2 bé gái an toàn – Ảnh: QUỲNH NHƯ
Ngoài ra, lúc 7h30 ngày 20-7, nhận được điện thoại của người nhà bà Nguyễn Thị Bầu (84 tuổi, ngụ phường Bình Đức) bị bất tỉnh, trong khi không có phương tiện nào đến cứu giúp, lập tức tổ tuần tra phòng chống dịch của Công an phường Bình Đức, TP Long Xuyên đã nhanh chóng xác định nơi ở và đưa bà đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hiện sức khỏe bà đã ổn định.
Đại tá Nguyễn Nhật Trường đã biểu dương hành động ý nghĩa của các cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời mong muốn cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an toàn tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần vì nhân dân phục vụ, mỗi ngày làm một việc tốt vì dân, xứng đáng là người công an cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Tìm gốc sưa quý hiếm bên bờ sông Son
UBND huyện Bố Trạch huy động công an, kiểm lâm cùng máy múc đào bới trong 2 ngày qua để tìm gốc gỗ sưa bên bờ sông Son.
Sáng 14/7, tại bờ sông Son đoạn qua xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, nhà chức trách huyện Bố Trạch tiếp tục đào tìm gốc sưa. Hàng chục công an, kiểm lâm bảo vệ việc tìm kiếm. Nhiều người dân đổ về theo dõi.
Ông Cao Thế Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, cho biết cách đây 2-3 năm, một số người dân phát hiện gốc sưa ở bờ sông Son, nhưng giấu chính quyền. "Họ tự đào bới được một số mảnh gỗ. Sau đó, chủ mảnh đất không cho nhóm này đào tìm", ông Vĩnh nói.
Đến nay, người dân báo với chính quyền xã. Do lo ngại người dân tự tổ chức đào tìm gây mất trật tự, UBND huyện Bố Trạch giao xã Xuân Trạch tổ chức tìm kiếm. Máy múc đào sâu 3 m, dài hàng chục m.
Hiện trường tìm kiếm gốc gỗ sưa. Ảnh: MP
Sau 2 ngày, nhà chức trách Xuân Trạch tìm được khoảng nửa bao tải, mảnh to nhất tầm một kg gỗ đã mục ải, dùng tay bẻ nát được. Ban đầu, kiểm lâm xác định giống gỗ sưa, ông Vĩnh cho biết.
Ông Đoàn Văn Ngãi, Hạt trưởng Kiểm lâm Bố Trạch, cho biết đang lưu giữ các mẫu gỗ này. "Các mẫu có nét giống gỗ sưa, nhưng cần cơ quan chuyên môn mới khẳng định được", ông Ngãi nói. Nếu việc đào bới không có kết quả, nhà chức trách đổi phương pháp sang nạo hút ở lòng sông.
Trước đó tháng 2/2014, tại ngầm suối Troóc, thôn Khe Gát, xã Xuân Trạch, từ phát hiện của hai cha con người đánh cá, kiểm lâm huyện Bố Trạch đã trục vớt được gốc gỗ sưa nặng 2,1 tấn. Hàng trăm người đổ về khu vực này tranh nhau trục vớt. Gốc sưa được định giá 17 tỷ đồng, hiện trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.
Gỗ sưa (hay huê) tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain , là loại quý hiếm có tên trong nhóm 1A, cấm mua bán dưới mọi hình thức.
Công an TP.HCM lý giải việc gỡ các chốt kiểm soát dịch ở TP.HCM "Khi cảnh sát kiểm tra lưu động thì rào chắn được đưa lên lề đường, điều này khiến nhiều người nghĩ rằng các chốt bị dỡ bỏ", Trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM nói. Sáng 13/7, người dân ở TP.HCM khi ra đường thấy ít chốt kiểm soát dịch hơn những ngày trước. Nhiều người cho rằng các chốt kiểm soát dịch...