Khen thưởng đột xuất người tố cáo hành vi tham nhũng
Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh Bình Phước cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm đã ký quyết định khen thưởng đột xuất cho ông Kiều Duy Khôi – đảng viên ở xã Tân Hưng (huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vì đã có thành tích xuất sắc trong tố cáo hành vi tham nhũng.
Trước đó, Huyện ủy Hớn Quản đã biểu dương tinh thần của ông Kiều Duy Khôi – đảng viên ở xã Tân Hưng (huyện Hớn Quản) vì đã mạnh dạn góp ý phê bình xây dựng Đảng. Thường trực Huyện ủy Hớn Quản đã xác minh đơn của ông Kiều Duy Khôi tố cáo ông Trương Tấn Đạt, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Hớn Quản về việc “cho vợ đứng tên đất tập thể rồi cắt ô ra bán”.
Ông Trương Tấn Đạt đã nhận sai sót của mình trong quá trình lãnh đạo xã Tân Hưng, để cho vợ đứng tên đất tập thể rồi cắt ô ra bán. Sau khi Thường trực Huyện ủy Hớn Quản có kết quả xác minh đơn tố cáo của ông Khôi, tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tân Hưng, Huyện ủy Hớn Quản cho biết ông Đạt đã thống nhất trả lại 5.000 m2 đất đối diện Trường tiểu học Tân Hưng A. Đây chính là phần đất mà ông Khôi đã tố cáo ông Đạt “cho vợ đứng tên đất tập thể rồi cắt ô ra bán”. Mảnh đất này có vị trí “đắc địa” vì phía Đông giáp đường DT 756, phía Tây và phía Bắc giáp đất Công ty Cao su Bình Long, phía Nam giáp sân bóng đá của Nông trường Lợi Hưng. Diện tích đất này do bà Nguyễn Ngọc Loan là vợ của ông Đạt đứng tên.
Được biết, năm 1997 xã Lợi Hưng được chia tách thành 2 xã Tân Lợi và Tân Hưng. Ông Trương Tấn Đạt làm Chủ tịch UBND xã kiêm Bí thư Đảng ủy xã Tân Hưng. Trong thời gian làm lãnh đạo xã Tân Hưng, ông Đạt đã lợi dụng chức quyền để lấy 5.000 m2 tập thể nói trên. Sau đó, ông Đạt chỉ đạo cấp dưới làm các thủ tục hợp thức hóa để bà Nguyễn Ngọc Loan là vợ mình đứng tên.
Mặc dù Đảng ủy xã Tân Hưng biết việc ông Đạt cho vợ đứng tên đất tập thể rồi cắt ô ra bán nhưng lại không dám đấu tranh. Trong một thời gian dài, ông Đạt không những không bị xử lý mà còn được điều động làm Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy Hớn Quản.
Liên quan đến vụ việc này, ông Đạt đã nghiêm túc kiểm điểm trước tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Hớn Quản và nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng. Còn hiện nay, phần đất mà ông Đạt cho vợ đứng tên rồi cắt ô ra bán đã được giao cho UBND xã Tân Hưng quản lý và sử dụng theo mục đích quỹ đất công của xã.
Nguyễn Văn Việt
Theo TTXVN
Họ là những người lính đã góp mặt trong ngày lịch sử 30/4/1975
Cùng với bao người lính từ các miền quê khác nhau cùng tham gia chống Mỹ, cứu nước, hàng trăm chiến sĩ người Lào Cai đã có niềm vinh dự đặc biệt cùng đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Video đang HOT
Trong số đó có người đã nằm xuống trước giờ toàn thắng, cách cổng Dinh Độc lập không xa, vào trưa ngày 30/4/1975, như liệt sĩ Đào Nguyên Hùng ở xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Trong số những người trở về sau ngày toàn thắng, có người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc tháng 2/1979, như cựu chiến binh - chiến sĩ tự vệ Nguyễn Ngọc Hòa (Nguyễn Văn Hòa) ở tiểu khu Lào Cai.
Một số người lính trẻ có trình độ văn hóa nên được đơn vị chọn đưa đi đào tạo sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội như binh nhất Ngô Văn Hùng, chiến sĩcông binh tiểu đoàn 17 sư đoàn 320A anh hùng và qua rèn luyện, phấn đấu nay đã là Thiếu tướng Ngô Văn Hùng - Phó tư lệnh Quân khu 2, đại biểu Quốc hội khóa 12 đơn vị tỉnh Lào Cai.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xin giới thiệu một số người lính Lào Cai đã được sử sách địa phương ghi lại.
Người lính hy sinh trên đường tiến quân vào Dinh Độc lập
Giấy báo tử liệt sĩ Đào Nguyên Hồng gửi về gia đình ghi rõ liệt sĩ hy sinh khi trên đường tiến quân vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Liệt sĩ Đào Nguyên Hùng, quê gốc xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) theo bố mẹ lên vùng núi Lào Cai xây dựng kinh tế mới tại thôn Phẳn, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) từ khi còn nhỏ.
Tháng 6/1974, anh thanh niên trẻ Đào Nguyên Hùng cùng hàng trăm tân binh quê ở vùng cao Lào Cai hăng hái lên đường nhập ngũ, về vùng đất Thái Nguyên luyện quân trong đội hình đại đội 10, tiểu đoàn 9, sư đoàn 304B (Quân khu Việt Bắc) 6 tháng liên tục để đầu năm 1975 vượt Trường Sơn vào mặt trận chiến đấu.
Các chiến sĩ trẻ tỉnh Lào Cai cùng tỉnh Yên Bái dịp ấy có vinh dự vào chiến trường Tây Nguyên trực tiếp tham gia chiến dịch mở màn giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 và sau đó hành quân thần tốc xuống mặt trận Miền Đông đất đỏ cùng đại quân chuẩn bị tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975.
Trên đường tiến quân vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, chiến sĩ trẻ Đào Nguyên Hùng thuộc đại đội 10, tiểu đoàn bộ binh 9, trung đoàn 64A, sư đoàn 320A (trực thuộc Binh đoàn Tây Nguyên) đã anh dũng hy sinh khi đang cùng đồng đội tiêu diệt một ổ hỏa lực trên đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) cách cổng Dinh Độc Lập không xa.
Liệt sĩ Đào Nguyên Hùng là người lính cuối cùng của Sư đoàn 320A anh hùng đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Anh được đơn vị và bà con an táng tại nghĩa trang Gia Định. Nhưng điều đáng buồn là sau 40 năm giải phóng, gia đình vẫn chưa tìm được mộ chí của liệt sĩ, do mộ đã được quy tập về nghĩa trang khác, chưa được xác định.
Kết thúc chiến tranh, gia đình liệt sĩ Đào Nguyên Hùng vinh dự đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba.
Vị tướng trưởng thành từ anh lính công binh mở đường vào miền Nam
Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó tư lệnh Quân khu 2, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (Khóa XII) đơn vị tỉnh Lào Cai từng là người lính công binh của tiểu đoàn 17, sư đoàn 320A anh hùng, làm nhiệm vụ mở đường cho bộ đội tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn theo hướng Tây Bắc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gặp Thiếu tướng Ngô Văn Hùng đúng dịp chuẩn bị tới ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông đang cùng đoàn cán bộ Quân khu 2 đi kiểm tra công tác của một đơn vị làm nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với công tác quốc phòng trên tuyến biên giới Lào Cai; ông bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của một anh lính "đồng rừng" vào thành phố chiến đấu; ký ức về một ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Thiếu tướng Ngô Văn Hùng trò chuyện với các trí thức trẻ tình nguyện lên vùng biên giới Tây Bắc công tác. Ảnh TL
Đất nước thống nhất, anh chiến sĩ trẻ Ngô Văn Hùng lại cùng đơn vị làm nhiệm vụ giúp dân ngoại thành Củ Chi khắc phục hậu quả chiến tranh, sau đó lên làm nhiệm vụ xây dựng buôn làng vững mạnh và góp phần tiễu phỉ Pun rô trên đất Tây Nguyên.
Do có nhiều thành tích trong công tác và rèn luyện ở tiểu đoàn 17 và có trình độ văn hóa nên năm 1977, chiến sĩ công binh Ngô Văn Hùng được chọn đi đào tạo sĩ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội.
Học xong trường Sĩ quan lục quân, người sĩ quan trẻ Ngô Văn Hùng lại được về làm nhiệm vụ tại sư đoàn 320A (Quân đoàn 3) trên nhiều cương vị khác nhau và năm 1990, anh được điều động lên biên giới Lào Cai giữ chức vụ Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn bộ binh 254 (Quân khu 2); tiếp đó là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự thị xã Lào Cai, Phó tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng, Phó chỉ huy trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai...
Dù được giao nhiệm vụ nào, người sĩ quan quân đội Ngô Văn Hùng đều cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong nhiều năm qua, Thiếu tướng Ngô Văn Hùng cùng đồng đội đã đóng góp đáng kể công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng biên giới Lào Cai nói riêng và toàn thế trận quốc phòng - an ninh Tây Bắc một vùng đất chiến lược của Tổ quốc.
Trở thành anh hùng quân đội sau khi phục viên
Đó là trường hợp của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hòa (Nguyễn Văn Hòa), hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai.
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và đại thắng mùa Xuân 1975, anh Nguyễn Ngọc Hòa - chiến sĩ trung đoàn 48, trực thuộc sư đoàn 320A, phục viên về quê nhà ở tiểu khu Lào Cai, thị xã biên giới Lào Cai.
Biên giới khi ấy khá phức tạp; cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hòa lại xung phong vào phân đội tự vệ tiểu khu Lào Cai làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới quê hương.
Và trong trận đánh bảo vệ biên giới Lào Cai tháng 2/1979, người lính Nguyễn Ngọc Hòa đã lập công xuất sắc, sau đó vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Nhân sự mới Ban Nội chính Trung ương Sáng 20/4, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ của Ban. Đồng chí Tô Huy Rứa trao quyết định cho đồng chí Hà Ngọc Chiến. Ảnh Vov.vn Các đồng chí: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức...