Khen thưởng cho người dân bảo vệ đàn Voọc gáy trắng quý hiếm
Ngày 4/5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình tổ chức trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh này cho ông Nguyễn Văn Hồng, ở thôn Thuận Hoan, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa vì đã có thành tích xuất sắc trong việc phát hiện và bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.
Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecushatinhensis, thuộc họ khỉ, bộ linh trưởng, loài động vật hoang dã được bảo vệ tại phụ lục II, Công ước CITES 2008; nằm trong nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm ưu tiên bảo vệ tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Voọc gáy trắng là loài quý hiếm có trong Sách Đỏ thế giới IUCN và Việt Nam đang ở mức nguy cấp. Đây là loài linh trưởng đặc hữu của vùng núi đá vôi Việt Nam.
Đàn Voọc gáy trắng ở rừng núi xã Thạch Hóa và xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Báo Q.B)
Loài Voọc gáy trắng được công bố khoa học đầu tiên năm 1970. 25 năm sau mới phát hiện tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, 45 năm sau những người dân ở xã Thạch Hóa và Đồng Hóa (huyện Tuyện Hóa) nhìn thấy chúng trên những lèn đá cao sát ngay khu dân cư.
Năm 2013, ông Nguyễn Văn Hồng (SN 1968) đã tham gia tổ tự nguyện bảo vệ đàn Voọc gáy trắng và canh giữ sự bình yên cho khu bảo tồn đang dần định hình rộng đến 175ha trải dài từ xã Thạch Hóa lên xã Đồng Hóa.
Video đang HOT
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh trao Bằng khen cho ông Nguyễn Văn Hồng
Đặc biệt, vào thời điểm hạn hán khốc liệt, lo ngại đàn Voọc khô khát, ông Hồng cùng các bảo vệ tự nguyện mỗi ngày xách từng can nước leo lên các lèn đá, đổ vào các hốc lèn, duy trì nước uống cho đàn Voọc.
Trước đó, ngày 16/12/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 2276/QĐ-TTg tặng Bằng khen cho anh Nguyễn Thanh Tú, ở Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa vì những đóng góp tích cực, phát hiện và bảo vệ đàn Voọc gáy trắng tại xã Thạch Hóa.
Đặng Tài
Theo Dantri
Vào Pù Hoạt thăm các "cụ" sa mu
Nằm giáp ranh biên giới Việt - Lào, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong, Nghệ An) có một quần thể cây sa mu dầu cổ thụ khổng lồ, kỳ vĩ. Loại cây này nằm trong Sách đỏ thuộc loài quý hiếm của thế giới, cần được bảo tồn. Năm 2016, 56 cây sa mu dầu nằm trong quần thể này đã được công nhận cây di sản Việt Nam.
Sững sờ chiêm ngưỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt là nơi còn lưu giữ được diện tích rừng nguyên sinh lớn của Việt Nam, với mức độ đa dạng sinh học cao, là vùng trọng điểm với hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu vùng Tây Bắc Nghệ An và dải Bắc Trường Sơn. Khu BTTN Pù Hoạt có hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt ở đây có quần thể cây sa mu dầu độc đáo, quý hiếm cần được bảo vệ, nhân giống.
Một cây sa mu dầu có đường kính thân hơn 3m. Ảnh: C.T
Cây sa mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata, thuộc họ hoàng đàn (Cupressaceae); người Thái miền Tây xứ Nghệ gọi là cây lông lênh. Quần thể cây sa mu dầu phân bố trong những cánh rừng tự nhiên hùng vĩ chạy dọc biên giới Việt - Lào, thuộc sinh cảnh rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim. Tại các khu vực rừng giàu vùng giáp biên giới Việt Nam - Lào, trên địa bàn 3 xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), sa mu xuất hiện trên những đai cao so với mặt nước biển từ 1.200-1.800m. Số lượng quần thể sa mu dầu phân bố tại đây được chia thành 7 khu vực với số lượng cây lên đến hàng nghìn cây, trong đó có những cây đường kính lên tới 3,7m, chiều cao 50-60m.
Những cây sa mu dầu cao vút, sừng sững trên đỉnh Trường Sơn. Ảnh: C.T
Trong tổng số cây 56 cây vừa mới được công nhận là cây di sản, cây có đường kính lớn nhất là 3,7m, cây có đường kính nhỏ nhất là 1,5m, đường kính bình quân chung là 2,01m; chiều cao vút ngọn của những cây cao nhất là 60m, thấp nhất là 40m, chiều cao vút ngọn bình quân chung là 46,25m. Các cây nói trên nằm hoàn toàn ở xã Hạnh Dịch.
Mê hoặc đế vương...
Sa mu dầu phân bố ở những vị trí địa hình hiểm trở, xa xôi nên vấn đề thu hái và gieo ươm cây con để thực hiện việc phát triển loài rất khó khăn. Hiện nay việc nhân giống gieo ươm loài cây này mức độ thành công thấp.
Được biết loại cây sa mu dầu là một loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công, có thớ gỗ dọc và đặc biệt gỗ có khả năng chịu nắng mưa rất tốt, để ngoài trời hàng trăm năm không hỏng. Gỗ sa mua dầu toát ra mùi thơm dìu dịu, có tính năng xua đuổi ruồi muỗi... Những điều đặc biệt ấy khiến nó trở thành thứ gỗ quý. Tương truyền, sa mu dầu (ngọc am) là loài gỗ quý, xưa kia chỉ có bậc đế vương mới được sử dụng. Hương ngọc am quyện vào làn da cung tần mỹ nữ khiến các bậc đế vương say đắm. Nhỏ vài giọt tinh dầu ngọc am vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ xưa kia.
Sa mu dầu là loài cây gắn liền với đời sống đồng bào miền núi và nét văn hóa của người dân vùng cao nơi đây. Người Thái sử dụng gỗ sa mu với nhiều công dụng hơn, ngoài lợp mái, ván thưng nhà như đồng bào Mông thì họ còn dùng để đóng đồ gia dụng như giường tủ, bàn ghế, bộ ván ngựa... Hiện nay, gỗ sa mu dầu được sử dụng nhiều hơn vào việc làm nhà như cột, văng, xà, làm đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, tranh, lộc bình, trần gỗ, lan ri, ốp tường...
Theo Danviet
Kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã để xảy ra phá rừng Sáng 12/4, ông Đinh Minh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá cho biết, huyện vừa ký ban hành báo cáo về việc kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể lãnh đạo, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hóa vì để xảy ra tình trạng chặt phá rừng trái phép. Theo ông Hương, để xảy ra tình trạng phá...