Khe hở phòng thủ có thể khiến Đài Loan trả giá
Đài Loan khá tự tin về hệ thống radar AN/FPS-115 PAVE PAWS của mình, nhưng radar này đã tạo ra một khoảng chống có thể khiến hòn đảo này phải trả giá.
Theo thông tin được tờ China Times đăng tải, dù hệ thống radar PAVE PAWS ở Đài Loan với tầm hoạt động trong khoảng từ 2.500 đến 3.000 km không thể tiên tiến bằng rada của Mỹ có tầm hoạt động 5.600 km, tuy nhiên, theo Andrei Chang – Tổng biên tập người Hoa, chủ biên tờ Tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canada (theo báo GDVN) hệ thống này vẫn đủ khả năng dò tìm và theo dõi được hầu hết tên lửa được phóng từ Trung Quốc.
Radar của Đài Loan về lý thuyết có thể phát hiện tên lửa Trung Quốc phóng đi từ tỉnh Cát Lam (Đông Bắc TQ) cho tới tỉnh Vân Nam (ở Tây Nam TQ). Duy nhất chỉ có hoạt động phóng của đơn vị Lữ đoàn tên lửa 812 của Trung Quốc bố trí ở tỉnh Thanh Hải là radar của Đài Loan có thể không đón bắt được.
Tổ hợp phòng không Patriot PAC III
Đài Loan không chỉ có khả năng giám sát các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc, hệ thống radar của Đài Loan hoàn toàn có thể dùng để giám sát các vụ phóng hỏa tiễn của CHDCND Triền Tiên. Tuy nhiên, Kanwa Defense Review của tổng biên tập Andrei Chang nói rằng hệ thống cảnh báo tên lửa của Đài Loan cũng không thể đảm bảo an toàn cho toàn bộ hòn đảo.
Nguồn tin này cho biết thêm, với các loại tên lửa như tên lửa hành trình CJ-10, DF-15, DF-21, tên lửa chống tán xạ ra đa Kh-31P, tên lửa điều khiển truyền hình Kh-59T Trung Quốc có thể thổi bay các trạm lắp đặt radar cảnh báo của Đài Loan.
Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng khi Đài Loan sở hữu hàng loạt hệ thống phòng không hiện đại do Đài Loan phát triển và có nguồn gốc từ phương Tây, trong đó có PAC III.
Theo cam kết của Mỹ đưa ra hồi đầu năm 2013, trong năm 2015 nước này sẽ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC III. Nếu cam kết này được thực hiện thì kho tên lửa phòng không của Đài Loan được tăng thêm sức mạnh khủng khiếp.
Patriot PAC III được nâng cấp từ Patriot PAC-II được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T (Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các “tiền nhiệm”.
Tên lửa Patriot PAC III dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.
Video đang HOT
Patriot PAC III có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc.
Tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động. Mỗi xe phóng mang 16 tên lửa Patriot PAC III. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.
Theo Đất Việt
Hải quân Nhật-Mỹ huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian 1 tháng
Không chỉ có vậy, sự tương tác hải quân 3 nước Nhật-Mỹ-Philippines hiện nay đang được tăng cường, cuộc diễn tập 3 nước có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Biên đội tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tờ "Đông Phương tảo báo" Trung Quốc ngày 26 tháng 10 đưa tin, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng.
Quân đội Mỹ điều động tàu sân bay George Washington
Theo bài báo, hải quân 3 nước Mỹ-Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập quân sự - đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Truyền thông Nhật Bản ngày 25 tháng 10 cho biết, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng.
Hơn nữa, căn cứ vào một tuyên bố gần đây của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, từ ngày 22 - 23 tháng 10, Hải quân Philippines và hải quân hai nước Mỹ-Nhật tham gia cơ động, thông tin và diễn tập bắn ở bờ biển Philippines.
Mỹ và Nhật Bản là hai "đối tác chiến lược" duy nhất của Philippines. Từ trước tới nay, giữa Philippines và Mỹ duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ, những năm gần đây hợp tác quân sự giữa Philippines-Nhật Bản cũng ngày càng thân thiện. Nhưng hải quân 3 nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp thì đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập mặc dù không lớn, nhưng nó lại có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Tàu hộ vệ Sazanami DD-113 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
3 nước lần đầu tiên tập trận chung
Ngày 24 tháng 10, quan chức Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, thời gian huấn luyện với Hải quân Mỹ thông thường từ vài ngày đến vài tuần, cho biết, "thông qua kéo dài thời gian huấn luyện, có thể tranh thủ tiếp tục tăng cường hợp tác". Huấn luyện lần này nhằm nâng cao kỹ năng, "hoàn toàn không giả thiết tiến hành huấn luyện quyền tự vệ tập thể".
Tham gia huấn luyện có lực lượng tàu hộ vệ Sazanami của căn cứ Kure, Lực lượng Phòng vệ Biển và tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington triển khai ở căn cứ Yokosuka Hải quân Mỹ. Nghe nói, hai bên sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện như ứng phó tàu ngầm, Hải quân Philippines cũng đã tham gia một phần huấn luyện.
Hải quân Philippines ngày 23 tháng 10 cho biết, 3 nước Philippines, Mỹ và Nhật Bản từ ngày 22 tháng 10 đã tiến hành diễn tập quân sự trên biển 2 ngày ở Biển Đông. "Đây là lần đầu tiên Hải quân Philippines đồng thời tiến hành diễn tập quân sự với Hải quân Mỹ và Nhật Bản" - người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết.
Tình huống: Cùng tấn công tàu địch
Căn cứ vào tin tức công bố về hải quân của Philippines, diễn tập bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng ngày 22 tháng 10 (giờ địa phương). Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hội ngộ ở Biển Đông. Tàu chiến Nhật Bản đặt dưới sự điều khiển của tàu sân bay USS George Washington Mỹ.
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton của Hải quân Philippine, mua của Mỹ
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam CG-54 đều làm một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington, đã tham gia diễn tập bắn đạn thật. Người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết, trong tình hình lý thuyết, mục tiêu ảo có thể là một tàu hoặc máy bay địch. Hải quân ba nước còn chấp hành quy ước thỏa thuận giữa hải quân các nước để tránh đối đầu trên biển.
Tàu sân bay USS George Washington hiện nay đang tiến hành dừng và đậu thường lệ ở Manila, Philippines. Chiếc tàu sân bay này có khoảng 5.500 thuyền viên, nhiều nhất có thể vận chuyển 80 máy bay, được cho là trang bị chiến đấu di động có sức chiến đấu nhất triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Mặc dù các bên tham diễn đều cho biết, cuộc diễn tập là hoạt động thường lệ, không nhằm vào "bất kỳ nước nào", nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, ý đồ dùng diễn tập kiềm chế Trung Quốc rất rõ ràng.
Nhật Bản và Philippines là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước đều tồn tại "tranh chấp chủ quyền biển" với Trung Quốc. Tháng 4 năm 2014, sau khi Mỹ-Philippines ký kết hiệp định quân sự mới cho phép Quân đội Mỹ tái triển khai ở Philippines, hợp tác quân sự hai nước tiếp tục sâu sắc.
Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản một mặt lấy đồng minh Nhật-Mỹ làm trung tâm, mặt khác cũng đang tích cực tìm cách tăng cường hợp tác phòng vệ với các nước Đông Nam Á.
Quân đội Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận đổ bộ
Vào đầu tháng này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từng lấy tư cách quan sát viên, đã tham gia cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines tổ chức ở vùng biển đảo Palawan Philippines, gần quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Năm 2012 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng từng tham gia cuộc tập trận chung của Mỹ-Philippines, nhưng nội dung chỉ giới hạn trong cứu trợ thiên tai. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản trước đó cho biết, trong một cuộc diễn tập gần đây, "Lực lượng Phòng vệ có thể thu được kinh nghiệm chiến đấu thực tế".
Theo Giáo Dục
5 tiêm kích 'khủng' nhất mọi thời đại của Mỹ Máy bay "khủng" được đánh giá dựa trên tốc độ, hỏa lực, độ bền và khả tiêu diệt kẻ thù. Tuy nhiên, những máy bay ghi danh vào lịch sử Mỹ không hẳn nhờ vào những yếu tố trên, mà nhờ lập công kịp lúc. P-51 Mustang có tầm bay 1500 dặm - Ảnh: Reuters 1. P-51 Mustang Mùa thu năm 1943, vào...