Khe hẹp cho quan hệ Mỹ – Trung
Hội đàm Mỹ – Trung đầu tiên dưới thời Biden bắt đầu căng thẳng, nhưng kết thúc với sự đồng thuận được cho mở ra khe hẹp cho quan hệ hai nước.
Quan chức hai nước Mỹ – Trung Quốc đã có ba phiên trao đổi trong cuộc gặp tại Anchorage, bang Alaska vào ngày 18 – 19/3. Sau cuộc gặp, hai bên đều nhận ra những “hố sâu” giữa họ trong nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng cam kết hợp tác ở lĩnh vực khác như biến đổi khí hậu, Iran, Triều Tiên và Afghanistan.
Dương Khiết Trì, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, tuyên bố hội đàm hai nước “trực tiếp, thẳng thắn và mang tính xây dựng”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hội đàm “là một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về một chương trình nghị sự mở rộng”, bao gồm kinh tế, thương mại và công nghệ. Nhưng Blinken cũng cho biết phía Trung Quốc vẫn “phòng thủ” trong nhiều vấn đề mà hai nước “cơ bản mâu thuẫn”, gồm Tân Cương, Hong Kong, Tây Tạng, Đài Loan và không gian mạng.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc gặp, Bắc Kinh nói hai nước sẽ thành lập nhóm công tác chung về biến đổi khí hậu. Trung Quốc thêm rằng họ đã thảo luận về việc sắp xếp cho nhân viên ngoại giao và lãnh sự quán hai nước được tiêm vaccine Covid-19, cũng như cách thúc đẩy trao đổi giữa các phái đoàn và tổ chức khác, gồm cả truyền thông. Họ cho biết chính sách du lịch và thị thực cũng đang được thảo luận, dấy lên hy vọng hạn chế được dỡ bỏ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (giữa) tại cuộc họp với phái đoàn Trung Quốc tại Alaska tuần trước. Ảnh: AFP.
Giới quan sát cho rằng cuộc gặp đã cho mỗi bên cơ hội để đánh giá về đối phương trước khi họ có thể xây dựng một chiến lược dài hạn hơn về hợp tác trong tương lai.
“Dù không đạt được nhiều kết quả tại cuộc gặp này, hai bên đã có thể đạt được đồng thuận ban đầu về một số vấn đề”, Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói. “Chính quyền Biden vẫn kiên định với chiến lược Trung Quốc của họ. Chúng ta hiện thấy phe ủng hộ cạnh tranh hệ tư tưởng và địa chính trị thắng thế so với phe thúc đẩy hợp tác kinh tế và quản trị toàn cầu”.
Wu Xinbo cho rằng Trung Quốc cần gửi một thông điệp tới chính quyền Joe Biden thông qua cuộc đối thoại lần này rằng “cách tiếp cận cứng rắn sẽ không hiệu quả với Trung Quốc”.
Cuộc “chạm mặt” ban đầu đã cho thấy giọng điệu đối đầu giữa hai cường quốc, khi phiên khai mạc diễn ra đầy căng thẳng trong hơn một tiếng.
Trong bài phát biểu mở màn dài hơn thường lệ, ông Dương Khiết Trì ca ngợi thành công của Trung Quốc về kiểm soát Covid-19 và chống đói nghèo, trong khi Mỹ chật vật với đại dịch. Ông thêm rằng quan chức Mỹ không có quyền thuyết giảng cho Bắc Kinh về nhân quyền, khi người gốc Phi vẫn bị giết ở Mỹ.
Sau cuộc gặp, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói phái đoàn Mỹ đã “dự kiến có cuộc nói chuyện trực tiếp, cứng rắn về hàng loạt vấn đề và đó chính xác là những gì chúng tôi có, cơ hội để đưa ra các ưu tiên và dự định của chúng tôi, cũng như lắng nghe điều tương tự từ phía Trung Quốc”.
“Chúng tôi sẽ trở về Washington và tiếp tục đánh giá xem chúng tôi đang ở đâu và tham vấn thêm đồng minh”, Sullivan nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Mỹ không nên đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc, trong khi để ngỏ khả năng hợp tác. “Trung Quốc và Mỹ nên hướng tới nhau, trong khi tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau. Trên cơ sở đó, Trung Quốc sẵn sàng có thái độ cởi mở với Mỹ”, ông nói.
Giới quan sát nhận định cuộc “chạm trán nảy lửa” ban đầu giữa hai nước nhằm hướng tới khán giả trong nước của họ.
“Cả hai bên đều đối mặt với áp lực chính trị trong nước. Trung Quốc cần thể hiện sức mạnh của họ trước nhiều chỉ trích từ phía Mỹ. Nhưng hai bên có thể sẽ thực tế hơn trong các cuộc đàm phán tiếp theo”, Wang Yong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói.
Ông Wang nói biến đổi khí hậu có thể mở ra con đường hợp tác cho hai nước, mang tới cho Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình cơ hội để tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm trong những tháng tới.
“Hội nghị trực tuyến của Liên Hợp Quốc để kỷ niệm Ngày Trái đất sẽ được tổ chức vào ngày 22/4. Đây là cơ hội lớn để Chủ tịch Tập và Tổng thống Biden thảo luận một lần nữa về cách tiếp cận của họ trước đó”, ông nói.
Hai phái đoàn Mỹ – Trung hội đàm ở Alaska ngày 18-19/3. Video: Reuters.
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ – Trung khó có thể lập tức được cải thiện , theo các chuyên gia. Chính quyền Biden đã tiếp nối quan điểm cứng rắn của chính quyền Donald Trump, trong đó đánh giá Trung Quốc là đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ. Washington gần đây có nhiều động thái báo hiệu đang tăng cường hợp tác với đồng minh toàn cầu để chống Bắc Kinh.
Trung Quốc tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong chuyến thăm hai ngày 22 – 23/3, và mối quan hệ với Mỹ là chủ đề thảo luận giữa hai bên. Trong khi đó, Blinken tới Brussels để họp với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thảo luận về Trung Quốc với các đồng minh châu Âu.
Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tuần trước đã tới thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, trong chuyến công du đầu tiên dưới thời chính quyền Biden. Ông chủ Nhà Trắng trước đó cũng tổ chức thượng đỉnh đầu tiên với nhóm Bộ Tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Phó Oánh, cựu đại sứ và thứ tưởng ngoại giao Trung Quốc, cho rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xấu đi nhưng cuối cùng sẽ ổn định.
“Các mối quan hệ sẽ tiếp tục xấu thêm trước khi ổn định, trở lại bình thường và phát triển”, bà nói tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ngày 20/3. “Điều quan trọng là liệu Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết các lo ngại của họ và cùng tồn tại một cách hòa bình trong khuôn khổ quốc tế hay không”.
Trung Quốc và Mỹ bất ngờ hợp tác sau cuộc đàm phán căng thẳng ở Alaska
Theo tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc, Trung Quốc và Mỹ sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về vấn đề biến đổi khí hậu sau những chỉ trích căng thẳng ở Alaska.
Hôm 20/3, tờ Tân Hoa Xã đưa tin phái đoàn Trung Quốc cho biết hai bên đã "cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu".
Trung Quốc và Mỹ sẽ thành lập một nhóm làm việc chung về vấn đề biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters)
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc gặp gỡ đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden vào các ngày 18 - 19/3. Hai bên công khai chỉ trích các chính sách của nhau trong cuộc đàm phán ở Alaska.
Các cuộc hội đàm tại Anchorage, Alaska, do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì dẫn đầu diễn ra căng thẳng trước ống kính truyền thông. Tuy nhiên, phái đoàn Trung Quốc cho biết " cả hai bên đều hy vọng tiếp tục hình thức liên lạc chiến lược cấp cao như vậy ".
" Hai bên cũng nhất trí sẽ duy trì đối thoại và liên lạc, hợp tác cùng có lợi, tránh hiểu lầm và đánh giá sai lệch, cũng như xung đột và đối đầu, nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc - Mỹ ", theo Tân Hoa Xã .
Tại cuộc hội đàm, quan chức hai nước cũng thảo luận về việc điều chỉnh các chính sách du lịch và thị thực theo tình hình đại dịch COVID-19, đồng thời dần dần bình thường hóa việc trao đổi nhân sự giữa Trung Quốc và Mỹ.
Theo Tân Hoa Xã , Trung Quốc và Mỹ sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc hội đàm để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà ngoại giao và cơ quan lãnh sự của hai nước.
Năm ngoái, khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington lên cao, hai nước đã trục xuất các nhà báo và Mỹ đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc ở Houston. Để đáp trả, Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Người Alaska thờ ơ với hội đàm Mỹ - Trung Nhiều người dân Alaska thậm chí còn không biết hội nghị diễn ra. Không biểu ngữ chào mừng, không tin tức trên báo địa phương. "Có một cuộc họp diễn ra à? Thật tò mò? Tại sao họ lại chọn Anchorage?", Jim Moore, tay đua môtô đã nghỉ hưu, người gốc Alaska, nói khi được hỏi về cuộc hội đàm đầu tiên giữa...