Khe cửa hẹp vào EU của Ukraine
Tổng thống Poroshenko tin tưởng 5 năm tới Ukraine đủ điều kiện để gia nhập EU trong khi báo Anh cho rằng Ukraine chính là nguy cơ đối với châu Âu.
Phát biểu ngày 27/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh Ukraine-Liên minh châu Âu (EU) ở thủ đô Kiev, Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố trong vòng 5 năm tới, Ukraine cần hội đủ các điều kiện cần thiết để gia nhập EU.
Ukraine tiếp tục nuôi giấc mơ gia nhập EU
TTXVN dẫn lời Tổng thống Poroshenko nói: “Chúng tôi đặt tham vọng trong các kế hoạch của mình và tin tưởng trong vòng 5 năm tới cần đảm bảo thực thi hiệu quả Thỏa thuận Hội nhập và đạt được các điều kiện cần thiết để xin trở thành thành viên EU”.
Theo ông Poroshenko, đây là mục tiêu chủ chốt để Ukraine tiến hành cải cách và là mục tiêu chính trong “Chiến lược 2020.” Ông cho biết sự ủng hộ của nhân dân đối với tiến trình này đã được khẳng định qua các cuộc thăm dò xã hội.
Tổng thống Ukraine lưu ý Thỏa thuận Hội nhập là một phần không thể tách rời trong chương trình cải cách, “nền tảng của thỏa thuận liên minh khi thành lập chính phủ Ukraine”.
Video đang HOT
Trước đó, Cao ủy EU phụ trách chính sách láng giềng và mở rộng Johannes Hahn tuyên bố trong vòng ít nhất 10 năm tới, EU không có kế hoạch mở rộng, song vẫn tiếp tục đàm phán với các nước liên quan.
Dường như EU không mấy hào hứng với kế hoạch gia nhập của Ukraine. Vào tháng 12 năm ngoái, Itar-Tass dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định, Ukraine thậm chí chưa có tư cách của một ứng viên gia nhập EU. Hơn nữa, EU cũng sẽ không vội vàng mời Ukraine vào tổ chức này như một đối tác bình đẳng. Thậm chí, họ còn không giành một ghế dự bị cho Kiev.
Ngay cả người dân Ukraine, theo kết quả của một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev (KIIS), chỉ có 47,2% người dân trong số 2.000 tham gia khảo sát trả lời là muốn Ukraine sẽ trở thành thành viên của EU, ít hơn mong đợi của cả chính quyền Ukraine lẫn phương Tây.
Trong khi đó, tạp chí The Financial Times ngày 27/4 đăng bài phân tích cho rằng nguy cơ thực sự đối với châu Âu là Ukraine, chứ không phải Hy Lạp.
Tác giải bài báo lưu ý căn cứ theo các lợi ích địa chiến lược và kinh tế lâu dài, sự sụp đổ của Kiev nguy hiểm hơn. Trong trường hợp đó, thế giới sẽ nhận thấy sự thiếu năng lực của Brussels trong việc bảo vệ các lợi ích chung của mình.
Tác giả bài viết nhận định Ukraine đang “bên bờ vực vỡ nợ” và cần đàm phán tái cơ cấu nợ cũng như cần thêm trợ giúp tài chính từ EU.
Kyiv Post dẫn nguồn tin từ giới tình báo Ukraine và phương Tây cho hay trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức tại Kiev hôm 27/4, nghị sĩ ủng hộ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, ông Yuriy Lutsenko khẳng định lực lượng phe ly khai “đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất”.
Căng thẳng chính sự leo thang là lý do khiến 28 nhà ngoại giao EU tham gia cuộc họp thượng đỉnh tại Kiev hôm 27/4, hối thúc chính quyền Ukraine trao quyền tự trị cho các khu vực ly khai ở miền đông nước này.
Quan chức Anh, Pháp và Đức đều bày tỏ mong muốn Kiev thi hành những điều khoản quy định trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 ký kết hôm 12/2, nhấn mạnh chính quyền Kiev cần phân quyền quản lý cho các khu vực do phe ly khai kiểm soát.
Trong cuộc họp này, các bên tham gia còn tiến hành thảo luận về quá trình thi hành cải cách tại Ukraine trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, thỏa thuận tự do thương mại giữa EU – Ukraine mà khả năng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 và quá trình miễn thi thực cho công dân Ukraine tới các nước EU.
(Theo Infonet)
Theo An Nhiên (tổng hợp)
Đất Việt
V.Putin: Tổng thống Ukraine từng đề nghị Nga sáp nhập Donbass
Theo TASS, tạp chí Forbes ngày 6/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp kín với ban lãnh đạo Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP) hôm 19/3 nhân đại hội của tổ chức này.
Binh sỹ Ukraine chuyển vũ khí khỏi thành phố Artemivsk thuộc khu vực Donetsk ở miền đông ngày 6/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tạp chí trên cho hay trong phần lớn thời gian của cuộc gặp, các thành viên RSPP được nghe ông Putin nói về tình hình miền Đông Ukraine.
Theo ông Putin, tại cuộc đàm phán theo thể thức Bộ tứ Normandy ở thủ đô Minsk (Belarus) trong 2 ngày 11-12/2, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bất ngờ đề nghị ông sáp nhập vùng Donbass vào Liên bang Nga.
Ông Putin nói: "Ông ấy (Poroshenko) nói thẳng với tôi rằng "ông hãy thu lấy Donbass" và tôi trả lời: 'Ông nói nhịu hay sao? Tôi không cần Donbass. Mà nếu các vị cũng không cần thì hãy tuyên bố đây là vùng độc lập."
Báo trên còn nêu rõ ông Poroshenko đề nghị Nga thu nhận Donbass để đảm bảo tài chính, trong khi ông Putin cho rằng chỉ có thể nói về chuyện đó nếu Donbass là một bộ phận của Nga, còn hiện tại Donbass là của Ukraine, do đó phía Kiev cần đảm bảo tất cả các khoản thanh toán cho cư dân vùng này.
Trong khi đó ngày 6/4, người đứng đầu cơ quan chỉ huy quân sự của Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, ông Sergey Kozlov cho biết các binh sỹ Kiev đã nã hàng chục quả đạn pháo vào các cứ điểm của khu vực này. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về thương vong./.
Theo (Vietnam )
Ukraine nêu ưu tiên sửa đổi hiến pháp, loại bỏ tiếng Nga Trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Hiến pháp ngày 6/4, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nêu ưu tiên số 1 trong sửa đổi Hiến pháp là phân quyền, tiếp đến là cải thiện nền tảng luật pháp của Hiến pháp và cải thiện qui định hiến pháp về nhân quyền và tự do của người dân. Tổng thống Poroshenko. (Ảnh: AFP/TTXVN)...