Khe cửa hẹp hạ nhiệt nguy cơ chiến tranh lạnh Mỹ – Trung
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng cao cả về kinh tế lẫn quân sự, và dường như khó có thể hạ nhiệt trong thời gian ngắn sắp tới.
Tờ Hoàn Cầu thời báo, một phiên bản tiếng Anh của Nhân dân nhật báo trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 11.8 đăng bài xã luận chính sách đối ngoại của Mỹ, cáo buộc Washington gây bất ổn ở nhiều khu vực, đồng thời phá hoại nền kinh tế tài chính các nơi và muốn “đẩy nhân dân tệ xuống giá và nâng giá USD”.
Căng thẳng Mỹ – Trung đang tăng nhiệt về nhiều mặt. Ảnh REUTERS
Bên miệng hố chiến tranh lạnh
Bài xã luận được đăng tải trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước gần đây liên tục leo thang cả về quân sự và kinh tế, nhất là sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm Đài Loan. Hai bên không chỉ “giương cung rút kiếm” ở eo biển Đài Loan, mà Trung Quốc còn tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn tại đây.
Không những vậy, để đáp trả chuyến thăm của bà Pelosi, Bắc Kinh đã đưa ra một số biện pháp đối với Washington như: Ngừng sắp xếp các cuộc điện đàm cấp lãnh đạo chiến khu giữa 2 bên; Hủy công tác đối thoại giữa Bộ Quốc phòng của hai nước; Hủy hội nghị bàn về cơ chế hiệp thương an ninh quân sự trên biển giữa 2 nước… Đây đều là các kênh đối thoại quân sự có ý nghĩa, giúp hạn chế các rủi ro căng thẳng bùng phát bất thường. Nên việc ngưng các kênh này có thể xem như đường dây liên lạc quân sự song phương tạm thời bị “đóng băng”.
Không những vậy, Trung Quốc cũng ngừng một số hợp tác về phòng chống tội phạm. Đặc biệt là ngừng hiệp thương về đối thoại khí hậu giữa hai nước dù đây vốn dĩ có thể xem là “cầu nối hữu nghị” nhất hiện có giữa 2 bên.
Việc “đóng băng” các kênh đối thoại, hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh khiến 2 nước đang rơi vào tình cảnh “đu đưa trên miệng hố” của một cuộc chiến tranh lạnh.
Video đang HOT
Khó xuống thang
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây có một số động thái nhằm tìm cách giảm bớt các biện pháp áp thuế cao vốn được chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump áp đặt với hàng hóa từ Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ trong cuộc xung đột thương mại giữa hai bên.
Việc hạ mức trừng phạt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc còn mang ý nghĩa đến chính sách đối nội của Nhà Trắng vì muốn hạ nhiệt giá cả hàng hóa đang tăng cao ở Mỹ để kiểm soát lạm phát. Bởi nhiều mặt hàng tại Mỹ không có nguồn cung cấp khả thi khác ngoài Trung Quốc.
Thế nhưng, theo Reuters thì Nhà Trắng dường như đang “quay xe”, chưa quyết định việc hạ thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc do các hành động của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan. Không những vậy, Washington cũng đang cấp tập củng cố năng lực sản xuất chíp bán dẫn nhằm sẵn sàng cho một cuộc đối đầu căng thẳng hơn với Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Trả lời Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản) nhận xét: “Việc Trung Quốc giảm mức áp thuế đối với các mặt hàng Trung Quốc khó có thể diễn ra trước khi ông Tập Cận Bình (nếu có) tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo cao nhất sau đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc sắp diễn ra trong 2 – 3 tháng tới”.
Mỹ viết lại chiến lược răn đe hạt nhân vì Nga và Trung Quốc
Đô đốc Chas Richard, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược của quân đội Mỹ (STRATCOM), cho biết nước này đang khẩn cấp xây dựng lý thuyết răn đe hạt nhân mới để đối phó cùng lúc với cả Nga và Trung Quốc, theo trang tin Defense One.
“Chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt cùng lúc với hai đối thủ có năng lực hạt nhân ngang hàng mà chúng ta phải ngăn chặn họ theo những cách khác nhau”, ông Richard phát biểu tại Hội nghị Phòng thủ tên lửa và không gian ở bang Alabama (Mỹ) ngày 11.8. Ông cũng cho rằng Nga và Trung Quốc giờ đây “có khả năng đơn phương leo thang tới bất cứ mức độ nào mà họ muốn ở bất cứ lĩnh vực nào”.
Theo GS Sato, cơ hội hẹp để nhượng bộ có thể nằm trong quãng thời gian ngắn ngủi giữa đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc với bầu cử giữa kỳ tại Mỹ dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11. Trong quãng thời gian đó, ông Sato đánh giá: “Nếu Trung Quốc cho rằng một chính quyền Biden ổn định sẽ thích hợp hơn một chính phủ Mỹ bị chia rẽ và tác động nhiều bởi đảng Cộng hòa, thì Bắc Kinh có thể tìm cách hòa giải với Washington”. Qua đó, ông Biden và đảng Dân chủ có thể “ghi điểm” bằng một số chính sách đối nội.
“Nếu cửa hẹp vào mùa thu này bị bỏ lỡ, căng thẳng giữa hai nước sẽ phụ thuộc vào kết quả bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vốn quyết định chính sách của Washington trong 2 năm tới có tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với Bắc Kinh hay không”, GS Sato nhận định.
'Cuộc chiến sống còn' của Mỹ từ mối nguy ở eo biển Đài Loan
Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang chỉ ra một rủi ro lớn đối với Mỹ về chip bán dẫn - điều mà Washington đang ra sức ứng phó gần đây.
Trưa 8.8, tờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đại lục tiếp tục tiến hành tập trận ở eo biển Đài Loan sau loạt tập trận mà được cho là nhằm phản ứng chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Bắc. Nội dung tập trận tiếp nối bao gồm chống ngầm và tấn công trên biển.
Tổng thống Biden thăm nhà máy sản xuất chip của Samsung hồi tháng 5. Ảnh REUTERS
Rủi ro không chỉ cho Mỹ
Phân tích với Thanh Niên, một cựu đại tá hải quân Mỹ, từng giữ vị trí then chốt về tình báo quân sự của nước này ở Thái Bình Dương, chỉ ra các nội dung tập trận của Bắc Kinh vừa qua cho thấy Trung Quốc đại lục có thể bắn phá Đài Loan bằng tên lửa và cô lập đảo này khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài, ngăn cản thương mại hàng không lẫn hàng hải qua eo biển Đài Loan và xung quanh hòn đảo.
Điều đó thể hiện nguy cơ nếu Đài Loan bị cô lập hoặc bùng nổ xung đột ở eo biển Đài Loan thì nguồn cung cấp chip bán dẫn toàn cầu bị đổ vỡ. Hiện nay, chip bán dẫn đang đóng vai trò quan trọng đối với chuỗi sản xuất toàn cầu khi hiện diện trong hầu hết các sản phẩm điện tử tiêu dùng, điện thoại di động, máy tính bảng, máy vi tính... đến xe hơi, xe máy. Trong khi đó, Đài Loan đang giữ vị trí gần như thống trị thị trường chip bán dẫn toàn cầu. Theo các số liệu thống kê, trong quý 1/2022, chỉ tính riêng Tập đoàn TSMC của Đài Loan đã chiếm 53% thị phần sản xuất chip bán dẫn toàn cầu. Thậm chí, theo tạp chí Fortune, TSMC chiếm đến 90% thị phần sản xuất chip bán dẫn tiên tiến. Phần lớn nhà máy của TSMC đóng tại Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Về phân bổ thị phần sản xuất chip theo địa lý, nền kinh tế Trung Quốc đại lục dẫn đầu thị trường toàn cầu với 24% thị phần, tiếp theo là Đài Loan (21%), Hàn Quốc (19%) và Nhật Bản (13%). Chỉ 10% chip được sản xuất tại Mỹ.
Chính vì thế, nếu xung đột Nga - Ukraine gây ảnh hưởng lớn cho nguồn cung thực phẩm thế giới, thì xung đột bùng nổ ở eo biển Đài Loan có thể xem là "thảm họa" cho nguồn cung cấp chip bán dẫn toàn cầu. Đó cũng chính là một "thảm họa" cho nền kinh tế Mỹ.
Không chờ nước đến chân
Trong khi đó, Washington cũng đang cấp tập tăng cường năng lực sản xuất chip bán dẫn. Ngày 2.8, cùng ngày bà Pelosi đến Đài Loan, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật Chip và khoa học có tổng trị giá đến 280 tỉ USD nhằm thúc đẩy việc sản xuất chip bán dẫn và nghiên cứu khoa học tiên tiến. Trong đó, chính quyền sẽ dành ra khoảng 52 tỉ USD để hỗ trợ các công ty sản xuất chip bằng nhiều hình thức.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật 430 tỉ USD
Reuters hôm qua đưa tin sau cuộc tranh luận kéo dài 27 tiếng, Thượng viện Mỹ ngày 7.8 thông qua một dự luật 430 tỉ USD nhằm chống biến đổi khí hậu, hạ giá thuốc kê đơn và tăng thuế doanh nghiệp. Dự luật này ban đầu mang tên "Xây dựng lại tốt hơn", kế hoạch hàng nghìn tỉ USD của Tổng thống Joe Biden và phe Dân chủ về đầu tư công, tập trung vào các chương trình xã hội, hạ tầng và môi trường. Tuy nhiên, họ đã phải thu hẹp quy mô của dự luật trong những tháng qua và đổi tên thành "Đạo luật Giảm lạm phát", theo tờ The New York Times. Dự luật mới dự kiến được Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua vào ngày 12.8. Minh Trung
Thời gian qua, việc thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn tại Mỹ đã trở thành một trong các chủ điểm nghị sự của những nhân vật hàng đầu trong hệ thống chính trị nước này khi công du châu Á. Trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc từ ngày 20 - 24.5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn nhà máy sản xuất chip bán dẫn của Samsung ở Hàn Quốc làm nơi viếng thăm đầu tiên. Tương tự, khi đến Đài Loan, bà Pelosi cũng đã làm việc với ông Mark Liu, Chủ tịch Tập đoàn TSMC. Đến nay, cả Samsung và TSMC đều đã xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Mỹ. Trong đó, Samsung đã bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất chip bán dẫn với đầu tư lên đến 17 tỉ USD ở bang Texas (Mỹ) và có thể sẽ mở rộng đầu tư để xây dựng tổng cộng 11 nhà máy sản xuất chip cũng tại Texas với tổng đầu tư lên đến gần 200 tỉ USD. Còn TSMC cũng đã bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất chip với mức đầu tư lên đến 12 tỉ USD ở bang Arizona (Mỹ).
Trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) phân tích: "Việc sản xuất chip bán dẫn của TMSC và Samsung là rất quan trọng đối với Mỹ và các đồng minh trong trường hợp Bắc Kinh cố gắng vũ khí hóa các chuỗi cung ứng công nghệ nhằm gây sức ép với Mỹ. Việc ông Biden thăm nhà máy sản xuất chip của Samsung hồi tháng 5 và bà Pelosi thăm nhà máy của TMSC vừa qua nhấn mạnh tầm quan trọng của hai đồng minh Hàn Quốc và Đài Loan".
"Nhưng không chỉ có vậy, Nhật Bản đã bảo đảm và đồng ý xây dựng nhà máy sản xuất chip ở nước này, đồng thời phối hợp sâu xát hơn trong lĩnh vực bán dẫn thông qua "bộ tứ an ninh" (gồm Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ) về chuỗi cung ứng, công nghệ và mối quan tâm về chất bán dẫn. Rõ ràng, sự phối hợp nhiều bên có ý nghĩa tác động đến toan tính của Bắc Kinh trong bối cảnh hiện nay", chuyên gia Nagy nói thêm. Cuối tháng 7, phái đoàn cấp cao của Nhật Bản và Mỹ đã gặp nhau để thảo luận về việc hợp tác nghiên cứu phát triển chip bán dẫn thế hệ mới.
Thực tế, ngay từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ gây ra sự gián đoạn về chuỗi cung ứng, trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, Washington đã tìm cách tăng cường năng lực sản xuất chip bán dẫn cũng như hợp tác với các đồng minh, đối tác. Sản xuất chip bán dẫn và đảm bảo năng lực chuỗi cung ứng đã trở thành chủ đề hợp tác của "bộ tứ an ninh" qua 3 lần hội nghị thượng đỉnh. Đây cũng là một trong các nội dung được đề cập khi Mỹ công bố sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hồi tháng 5 với sự tham gia của hàng loạt đối tác.
"Sắp tới, có thể còn có nhiều sự hợp tác hơn nữa giữa Mỹ với các đồng minh khác, bao gồm một số nước châu Âu, nếu Trung Quốc còn tiếp tục thể hiện sự đe dọa quân sự đối với Đài Loan", ông Nagy dự báo.
Trung Quốc giải thích lý do ngừng liên lạc quân sự với Mỹ Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã quyết định cắt một số đường dây liên lạc với các đối tác Mỹ sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới thăm Đài Loan/Trung Quốc, cảnh báo chuyến thăm sẽ nhận về những hậu quả nghiêm trọng. Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác ở vùng biển...