Khẩu trang từ bị hắt hủi thành ‘vật bất ly thân’ của người Mỹ
Dù đã tiêm đủ liều vaccine, giảng viên Mỹ Francesca không có ý định bỏ đeo khẩu trang, bởi cô xem đây giống như “áo choàng tàng hình”.
“Có thể bởi tôi là một người New York hoặc cũng có thể vì tôi luôn cảm thấy mình phải thể hiện mình với thế giới. Nhưng giờ tôi lại thấy thật nhẹ nhõm khi được giấu mặt. Nó giống như có một khiên chắn vô hình bao quanh để nói rằng đừng nhìn tôi”, Francesca, giảng viên 46 tuổi, chia sẻ về việc đeo khẩu trang.
Francesca không phải là người duy nhất. Sau hơn một năm sống trong đại dịch, một số người, đặc biệt là phụ nữ Mỹ, không muốn từ bỏ những chiếc khẩu trang hay tấm choàng che mặt, biểu tượng cho sự thay đổi mạnh mẽ của thực tế cuộc sống vì Covid-19.
Khách hàng đeo khẩu trang đứng chờ thanh toán tại một quán cà phê ở San Diego, bang California cuối tháng 4. Ảnh: NYTimes.
Thực tế này hoàn toàn trái ngược với thái độ kỳ thị khẩu trang mà rất nhiều người Mỹ đã thể hiện hồi đầu năm ngoái, khi Covid-19 bắt đầu bùng lên ở nước này.
Đây là một trong những chủ đề về Covid-19 gây nhiều tranh cãi gay gắt nhất tại Mỹ, từ những khuyến nghị không nên đeo khẩu trang lúc đầu dịch, các cuộc biểu tình chống khẩu trang suốt mùa hè 2020 cho tới những cuộc tranh luận hiện tại về thời điểm mọi người nên dừng đeo khẩu trang.
Giới chức Mỹ gần đây nói rằng người tiêm chủng đầy đủ có thể ra ngoài mà không cần khẩu trang, trừ khi xuất hiện tại các đám đông lớn. Tuy nhiên, không ít người Mỹ nói rằng họ thích được đeo khẩu trang khi xuất hiện ở nơi công cộng. Họ nói rằng lựa chọn này không liên quan tới việc ủng hộ hay phản đối khoa học, hoặc việc là người bảo thủ hay tự do. Bởi không chỉ để tránh lây virus và bảo vệ bản thân, khẩu trang còn có thể giúp họ tránh đi ánh mắt không thiện cảm hoặc dò xét từ những người xung quanh.
“Đồng nghiệp của tôi đều có chung quan điểm rằng chúng tôi không muốn khách hàng nhìn thấy mặt mình”, Becca Marshalla, 25 tuổi, làm việc tại một hiệu sách ở ngoại ô Chicago, nói. “Thông thường khi một khách hàng cư xử thô lỗ hoặc nói những điều khiếm nhã, tôi không được phép nhăn mặt hoặc tỏ thái độ bởi vì điều đó sẽ khiến họ không vui. Nhưng với một chiếc khẩu trang, tôi không phải mỉm cười với họ hoặc phải lo lắng về việc giữ một nét mặt ôn hòa”.
Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang cũng gây ra cho cô nhiều khó khăn. “Tôi thường phải đối phó với những người phản đối khẩu trang tại nơi làm việc. Họ đe dọa làm tổn thương tôi, cố gắng khiến tôi bị sa thải, ném đồ vào tôi và thậm chí chửi tôi”, cô kể.
Video đang HOT
Aimee, nhà biên kịch 44 tuổi ở Los Angeles, nói việc đeo khẩu trang nơi công cộng dù đã tiêm vaccine mang tới cho cô “tự do về mặt cảm xúc”.
“Tôi không muốn cảm thấy áp lực vì phải mỉm cười với mọi người để đảm bảo họ thấy tôi thân thiện và đáng yêu”, cô nói. “Nó cũng khiến đám đàn ông không còn nhìn chằm chằm vào tôi nữa. Nó mang lại cảm giác tự do để giành lại quyền lực”.
Bob Hall, nhà nghiên cứu về hưu 75 tuổi ở New Jersey, cũng tin rằng khẩu trang giúp ông được giải thoát khỏi áp lực. “Ở Mỹ, bạn có nghĩa vụ luôn xuất hiện với vẻ hạnh phúc. Tôi buộc phải mỉm cười và tỏ ra vui vẻ, điều khiến tôi rất khó chịu. Nhưng khẩu trang đã giúp tôi thoát khỏi chuyện này”, ông nói.
Còn đối với Elizabeth, một gia sư 46 tuổi ở gần Atlanta, bang Georgia, khẩu trang đã giúp cô một lần nữa được tận hưởng thế giới bên ngoài. “Nếu không dưỡng ẩm, da mặt tôi sẽ liên tục bị bong tróc. Điều đó khiến tôi có cảm giác như bị vây quanh bởi những ánh mắt chế giễu và chê bai. Không có gì bảo vệ tôi khỏi những tổn thương như vậy ngoài khẩu trang”, cô nói.
Trong giai đoạn đầu đại dịch, người Mỹ gốc Á và những người nhập cư châu Á là nhóm đầu tiên sử dụng khẩu trang, biện pháp giúp họ bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ nhiễm bệnh nhưng cũng vô tình khiến họ trở thành mục tiêu của các hành động phân biệt chủng tộc. Một năm sau, dù các ca nhiễm ở Mỹ đang giảm dần, lo ngại về làn sóng thù ghét người gốc Á tăng lên. Điều này khiến một số người sử dụng khẩu trang như một cách để che giấu bản thân.
“Vào đêm xảy ra vụ xả súng ở Atlanta, tôi đã nhắn tin với một người bạn gốc Á và cô ấy nói rằng sẽ đeo khẩu trang và kính râm khi ra ngoài để không ai có thể nhìn thấy mắt, mũi và nhận ra cô là người gốc Á”, Jane C Hu, phóng viên khoa học 34 tuổi ở Seattle, nói. “Tôi cũng hoàn toàn cảm thấy an toàn hơn khi không ai nhìn thấy khuôn mặt tôi.
Cảm giác riêng tư mà khẩu trang mang lại khi mọi người xuất hiện ở nơi công cộng cũng khiến họ cảm thấy thoải mái hơn việc phải làm việc từ xa tại nhà. Hartley Miller, một nhân viên công nghệ 33 tuổi ở San Francisco, cho biết làm việc qua Zoom liên tục trong năm qua đã khiến chứng rối loạn hình thái cơ thể, một tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến ám ảnh về ngoại hình, của cô trầm trọng thêm.
“Tôi chỉ nhìn chằm chằm vào khung hình có khuôn mặt tôi ở đó và tìm những điểm khiếm khuyết về ngoại hình của mình”, Miller nói và cho biết điều này đã ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của cô. “Chiếc cằm chẻ của tôi có vẻ to gấp 6 lần, quầng mắt thâm tím… Ngay cả khi thời tiết nóng tới gần 32 độ C, tôi vẫn mặc một chiếc áo cổ lọ để có thể che kín cổ. Tôi phủ lên làn da bong tróc của mình một lớp trang điểm thật dày”.
Được ra ngoài với một chiếc khẩu trang y tế đen có thể che kín cằm cùng chiếc kính râm che mắt, Miller cảm thấy cô không còn cảm thấy quá áp lực vì ám ảnh về ngoại hình.
“Tôi chắc chắc 10.000% sẽ đeo nó trong tương lai gần. Sau những ngày làm việc trong lo lắng và không thể tập trung vào công việc, thật tuyệt khi được hòa nhập với thế giới”, cô nói.
Người Mỹ nín thở theo dõi kết quả bầu cử
Người Mỹ tụ tập tại các bữa tiệc vào đêm bầu cử 3/11, nín thở theo dõi kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng.
Người dân theo dõi kết quả bầu cử tại gần Nhà Trắng ở thủ đô Washington.
Người ủng hộ Biden tham gia một bữa tiệc theo dõi kết quả bầu cử ở Miami.
Quán bar ở San Diego, California chiếu kết quả kiểm phiếu.
Khoảng 100 người ủng hộ Trump tụ tập ở Beverly Hills, California.
Người ủng hộ đảng Cộng hòa tại một bữa tiệc theo dõi kết quả bầu cử ở Grand Hyatt Atlanta, Buckhead.
Một quán bar ở Miami tổ chức buổi biểu diễn của các "nữ hoàng giả trang" kết hợp với theo dõi kết quả bầu cử.
Một số người đeo khẩu trang đứng gần biển khuyến cáo giãn cách xã hội xem truyền hình trực tiếp kết quả bầu cử trong bữa tiệc tại trụ sở đảng Cộng hòa ở Staten Island, New York.
Hai cô gái Shannon Erstein và Beka Carlson hồi hộp chờ đợi kết quả tại thủ đô Washington.
Không chỉ Mỹ, người dân trên khắp thế giới đều đổ dồn chú ý về cuộc đua vào Nhà Trắng. Tại thủ đô Canberra, Australia, nhiều người có mặt trong bữa tiệc theo dõi kết quả ở một quán bar.
Một cư dân Đài Loan vừa ăn sáng vừa đọc tin tức bầu cử.
Người chống khẩu trang mắng chửi nhân viên quán cà phê Video nhân viên pha chế quán Starbucks giữ bình tĩnh phục vụ người khách chống khẩu trang đang mắng chửi được chia sẻ khắp mạng xã hội. Alex Beckom, 19 tuổi, cho biết đã yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang khi bước vào quán ở ngoại ô San Diego hôm 18/10. Người khách, một phụ nữ da trắng, mặc áo hở rốn...