Khẩu chiến nóng bỏng trước thềm phán quyết về vụ kiện Biển Đông
Khẩu chiến giữa Trung Quốc và một loạt nước chống lại tuyên bố chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông đang lên tới đỉnh điểm trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Cận cảnh đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Xubi ở Biển Đông. REUTERS
” Bằng cách đơn phương ra tòa, Philippines đã đóng sập cánh cửa giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách thích đáng thông qua thương lượng với Trung Quốc “, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố hôm 8.6. Ông Hồng cũng lặp lại luận điệu cũ là không tham gia vào vụ kiện và cũng không chấp nhận phán quyết của tòa, đồng thời kêu gọi Philippines rút lại vụ kiện.
Bất chấp sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế, ông Hồng cũng lại một nữa tuyên bố Trung Quốc sẽ “bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển trên vùng biển tranh chấp” (?).
Thêm vào đó, dù Trung Quốc đang đơn phương dùng sức mạnh của mình để bồi đắp, xây dựng, chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này một lần nữa trắng trợn tuyên bố rằng Trung Quốc chỉ giải quyết các tranh chấp với Philippines thông qua thương lượng song phương “dựa trên cơ sở lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Philippines tới nay vẫn cương quyết theo đuổi vụ kiện tại PCA. Dự kiến PCA sắp đưa ra phán quyết về vụ này – sẽ là phán quyết quốc tế đầu tiên liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Bên cạnh đó, một loạt nước khác, trong đó có Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry mới hôm 7.6 vừa qua tái khẳng định với Trung Quốc rằng Mỹ ủng hộ việc thực thi pháp luật và “quan ngại về bất kỳ hành động đơn phương nào do bất kỳ bên nào gây ra nhằm làm thay đổi hiện trạng”.
Video đang HOT
Trong khi cả thế giới bất bình vì hàng loạt hành động chiếm đóng, xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Hồng Lỗi vẫn trắng trợn tuyên bố rằng Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp “phù hợp với luật pháp quốc tế”. AFP
Báo Nikkei Asian Review ngày 9.6 cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani mới đây cũng tuyên bố hành động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông là “mối đe dọa cho trật tự thế giới dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế”.
Các ngoại trưởng ASEAN trước đó cũng đã tuyên bố “đặc biệt quan ngại về các diễn biến gần đây và đang xảy ra trên Biển Đông…, tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, sự ổn định và tự do hàng hải” trong khu vực.
Cho tới nay, hầu hết nhận định của các chuyên gia quốc tế về vụ kiện của Philippines đều cho rằng nước này sẽ thắng kiện, đồng nghĩa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp. Phán quyết của PCA sẽ không có hiệu lực bắt buộc thi hành, có nghĩa sẽ không thể bắt buộc Trung Quốc trả lại hiện trạng Biển Đông như trước hay phải nộp phạt.
Đã có nhiều nhận định cho rằng Trung Quốc có thể đã chuẩn bị cho kế hoạch tăng cường sự hung hăng, “làm tới” trên Biển Đông để phản ứng lại phán quyết bất lợi của PCA. Tuy nhiên, một khi cộng đồng quốc tế đoàn kết dựa trên cơ sở tôn trọng các quyết định quốc tế hợp pháp, hành động hung hăng trên Biển Đông của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nước này bị cô lập, theo nhận định của báoNikkei Asian Review.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Trung Quốc với mưu đồ biến Hoàng Sa thành khu nghỉ dưỡng cao cấp
Không chỉ tăng cường quân sự phi pháp, Trung Quốc còn mưu tính biến các khu vực chiếm đóng ở Biển Đông thành "khu nghỉ dưỡng cao cấp".
Đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. AFP
Đưa UAV ra Hoàng Sa
Theo Đài Fox News hôm 27.5, hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc lần đầu tiên triển khai phi pháp một máy bay không người lái (UAV) sử dụng công nghệ tàng hình Harbin BZK-005 tới đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN nhưng đang bị chiếm đóng phi pháp.
Đây là UAV trinh sát tầm xa có thể hoạt động liên tục tới 40 giờ đồng hồ. Hình ảnh vệ tinh cho thấy dường như chiếc BZK-005 tại Phú Lâm không mang theo vũ khí. Fox News dẫn lời nguồn tin quân sự cho hay UAV này tuy chưa có khả năng phóng tên lửa như những máy bay không người lái khác của Trung Quốc, nhưng vẫn có thể mang thiết bị hoặc vũ khí tới 150 kg. Theo giới quan sát, hành động mới của Trung Quốc ngoài tiếp tục tăng cường quân sự hóa Biển Đông có thể còn nhằm "dằn mặt" những nước trong khu vực sau các động thái gần đây của Mỹ về quân sự và hợp tác chiến lược.
Bên cạnh đó, những hình ảnh từ vệ tinh khác cho thấy các khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9 mà Trung Quốc triển khai phi pháp tới Phú Lâm trước đó đã được chuyển từ nơi tập trung ở phía bắc hòn đảo đến nhiều vị trí khác nhau. Hành động này được cho là nhằm bảo vệ tên lửa không bị phá hủy trong một cuộc không kích tiềm ẩn.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy UAV tàng hình đậu phi pháp trên đảo Phú Lâm. FOX NEWS
Trả lời về mối đe dọa ngày càng gia tăng từ UAV Trung Quốc ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook nói Lầu Năm Góc có "nhiều quan ngại" về hành vi của Trung Quốc ở khu vực, theo Fox News.
Vỏ bọc du lịch
Cũng trong ngày 27.5, tờ China Daily dẫn lời thị trưởng tự xưng của cái gọi là "TP.Tam Sa" Tiêu Kiệt tuyên bố sẽ biến khu vực này thành điểm du lịch "có thể sánh với Maldives". "TP.Tam Sa" do Trung Quốc đơn phương dựng lên hồi tháng 7.2012 để tự cho mình quyền quản lý cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
Ông Tiêu ngang nhiên tuyên bố sẽ mở cửa cho du khách đến những đảo và bãi đá không cần hiện diện quân sự. Trung Quốc bắt đầu cho tàu du lịch chở khách từ đảo Hải Nam đến tham quan phi pháp các đảo thuộc Hoàng Sa từ tháng 4.2013. "Các đảo này tiếp nhận khoảng 30.000 du khách trong 3 năm qua. Tuy nhiên, môi trường của những đảo đón tàu du lịch giờ đây tốt hơn trước", ông Tiêu khoe với China Daily.
Điều nguy hiểm là giới chức Trung Quốc không giấu giếm ý đồ mượn vỏ bọc du lịch để tuyên truyền cho "chủ quyền" của nước này cũng như kích động chủ nghĩa dân tộc. "Đó không phải là một chuyến đi dễ dàng, nhưng nhiều người với tinh thần yêu nước muốn trải nghiệm điều đó", ông Tiêu tuyên bố.
Theo tường thuật của phóng viên tờ South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông) về một chuyến tham quan phi pháp tới Hoàng Sa, ngay khi còn trên tàu, hướng dẫn viên ra rả nói về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông và vu cáo các bên khác "chiếm phi pháp các đảo". Chưa hết, khi đặt chân lên đảo Ốc Hoa thuộc Hoàng Sa, đập vào mắt du khách là biểu ngữ có dòng chữ: "Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông - NV) thuộc Trung Quốc". Sau đó, tất cả bị "lùa" đi tham dự một lễ thượng cờ phi pháp và họ bị yêu cầu giơ tay phải tuyên thệ: "Tôi yêu tổ quốc, tôi yêu Tây Sa (tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với Hoàng Sa - NV)".
Thực chất, lâu nay đã có nhiều ý kiến phàn nàn về chất lượng của những chuyến "du lịch" kiểu này. Tiêu Kiệt quảng cáo trên China Daily rằng dù cách xa đất liền của Trung Quốc nhưng du khách sẽ không bị chặt chém. Tuy nhiên, nhiều người than phiền rằng "không có nhiều thứ để chơi", còn hàng hóa và dịch vụ đều đắt cắt cổ.
Minh Trung
Theo Thanhnien
Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện hạt nhân di động ở Biển Đông? Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng các nhà máy điện hạt nhân di động ở Biển Đông để cung cấp điện cho các hoạt động và dự án xây dựng của Bắc Kinh ở khu vực này, theo Hoàn Cầu Thời báo ngày 22.4. Máy bay dân sự của Trung Quốc đáp trái phép xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường...