Khẩu chiến Hồng Kông – đại lục
Cuộc tranh cãi giữa dân chúng Trung Quốc đại lục và người Hồng Kông đã phơi bày những bất đồng tiềm ẩn của “1 quốc gia 2 chế độ”.
Giáo sư Khổng Khánh Đồng miệt thị người Hồng Kông trên truyền hình – Ảnh: chụp lại từ Youtube
Mâu thuẫn bùng nổ khi Khổng Khánh Đồng, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh, không tiếc lời miệt thị người Hồng Kông là “chó” và “con hoang”. Ngày 23.1, tờ South China Morning Post của Hồng Kông dẫn lời ông Khổng nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình đại lục rằng: “Những kẻ không chịu nói tiếng phổ thông là cái hạng gì? Chúng là lũ con hoang”. Lý lẽ mà giáo sư này nêu ra để thóa mạ dân chúng Hồng Kông là họ vẫn sử dụng tiếng Quảng Đông mà không chịu dùng tiếng phổ thông làm ngôn ngữ giao tiếp thường ngày dù đã “trở về với tổ quốc” từ năm 1997. Trong khi đó, tiếng phổ thông được ông cho là ngôn ngữ tiêu chuẩn chung mà mọi người Trung Quốc đều phải dùng. Vì thế, ông Khổng sỉ nhục: “Nhiều người Hồng Kông không coi mình là người Trung Quốc. Lũ đó là chó của người Anh”.
Giáo sư này thốt ra những lời lăng mạ trên sau khi một đoạn băng được tung lên mạng chiếu cảnh gây gổ giữa người từ đại lục với dân Hồng Kông trên tàu điện ngầm. Trong đoạn băng, một phụ nữ cho con gái ăn mì gói trên tàu điện và làm rơi vãi ra sàn tàu. Quy định của Hồng Kông cấm ăn uống trên tàu điện nên nhiều người rất khó chịu, phản ứng với phụ nữ trên. Bà này cũng không vừa, lập tức gây lại và vụ việc trở nên ầm ĩ. Truyền thông phương Tây dẫn lời một số chuyên gia nhận định cảnh hai bên, kẻ dùng tiếng phổ thông, người nói tiếng Quảng cãi nhau đến đỏ mặt tía tai là hình ảnh tiêu biểu cho khác biệt và mâu thuẫn giữa dân Hồng Kông và người đại lục.
Theo báo chí Hồng Kông, Khổng Khánh Đồng là học giả nổi tiếng của Trung Quốc, được cho là hậu duệ của Khổng Tử và thường xuyên lên truyền hình để bàn về các vấn đề Nho giáo và đạo đức. Tuy nhiên, ông này cũng khét tiếng là người cực đoan, ăn nói văng mạng và thường chỉ trích tứ tung. Đoạn phỏng vấn ông Khổng nhanh chóng khiến nhiều cư dân Hồng Kông phẫn nộ. Ngày 2.2, khoảng 150 người tập trung bên ngoài Văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại đặc khu này để phản đối. Một số nghị sĩ Hồng Kông cũng chỉ trích kịch liệt.
Tiếng bấc tiếng chì
Quyết không bỏ qua, nhiều người Hồng Kông nhanh chóng thực hiện kế hoạch trả đũa, theo Thời báo Hoàn Cầu. Một nhóm ẩn danh đã góp số tiền 13.000 USD để đăng một quảng cáo nguyên trang trên tờ Apple Daily mô tả dân Trung Quốc đại lục là “đàn châu chấu”. Trang quảng cáo với dòng chữ lớn viết: “Người Hồng Kông nhịn đủ rồi”, bên cạnh hình ảnh con châu chấu khổng lồ trên một ngọn đồi nhìn về hướng những tòa nhà chọc trời.
Trang quảng cáo trên Apple Daily – Ảnh: Apple Daily
Điều này ám chỉ việc nhiều người đại lục tìm đường đến Hồng Kông kiếm kế sinh nhai, gây sự cạnh tranh với dân địa phương. Trang quảng cáo còn trực tiếp đề cập tình trạng thai phụ đại lục đến Hồng Kông hạ sinh nhằm kiếm “hộ khẩu” cho con. Theo quy định của đặc khu, bất cứ ai được sinh ra tại đây đều có quyền hưởng tất cả các chính sách, chế độ như dân địa phương. Vì thế, với người Hồng Kông, tình trạng này không chỉ khiến cho mật độ dân số thêm dày đặc mà còn ảnh hưởng đến nguồn lực y tế, xã hội. Nhóm đăng quảng cáo còn yêu cầu chính quyền đặc khu hành động để ngăn chặn “đàn châu chấu” bằng dòng chữ: “Cần chặn đứng sự lan tràn của những bà mẹ đại lục”.
Dân đại lục cũng không ngồi yên. AFP dẫn ý kiến của một cư dân mạng viết: “Ban đầu, tôi cũng không đồng ý với ông Khổng Khánh Đồng, nhưng qua mẩu quảng cáo trên Apple Daily thì thấy họ đúng là chó điên”. Một ý kiến khác nói: “Họ liều cỡ nào mà dám bảo chúng ta là châu chấu. Đừng đến đó nữa”.
“Đứt gãy nội tại”
Video đang HOT
Theo giới chuyên gia, cuộc đấu khẩu lần này là minh chứng cho những đứt gãy nội tại giữa Hồng Kông với Trung Quốc đại lục. Tờ Hoàn Cầu ngày 2.2 dẫn lời giáo sư Trần Lợi Quân thuộc ĐH Tôn Trung Sơn nói: “Hồng Kông đã được trả về Trung Quốc hơn 15 năm. Tuy nhiên, đại lục vẫn chưa thể thu phục trái tim và tâm trí người dân đặc khu này vì những khác biệt về hệ thống chính trị lẫn đặc điểm xã hội”. Báo này còn trích dẫn một khảo sát của Đại học Hồng Kông cho thấy 79% dân đặc khu cho rằng họ là người Hồng Kông chứ không phải Trung Quốc. Tờ báo cũng nhận định việc hòa hợp là điều rất khó khăn.
Về mặt chính trị, một bộ phận dư luận Hồng Kông nói Bắc Kinh vẫn âm thầm can thiệp vào chính trị nội bộ của đặc khu và lâu lâu lại xảy ra biểu tình phản đối, theo AFP. Hồi năm ngoái, dư luận lên án chính quyền Hồng Kông vì hạn chế báo chí theo dõi chuyến thăm của Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, cho rằng đó là một biểu hiện của việc bó buộc tự do báo chí.
Trở lại với “các bà mẹ đại lục”, Hoàn Cầu dẫn nguồn Cục Điều tra dân số và thống kê Hồng Kông cho biết các ca sinh xuất phát từ đại lục chiếm 40% trong tổng số 88.500 ca sinh tại đặc khu trong năm 2010. Tháng 4.2011, chính quyền phải ra lệnh cho các bệnh viện phụ sản công không nhận đặt phòng từ cuối năm ngoái.
Bên cạnh đó, dân Hồng Kông còn cho rằng người nhập cư từ đại lục là căn nguyên khiến vật giá leo thang, nhất là về bất động sản và hàng tiêu dùng. Người dân cũng không thích người giàu mới nổi Trung Quốc hay du lịch sang đây vì cách tiêu tiền của lớp người này khiến họ được ưu đãi hơn dân địa phương. Tháng trước, chuỗi cửa hàng thời trang Dolce & Gabbana phải lên tiếng xin lỗi vì cấm không cho dân Hồng Kông chụp hình trong khi khách du lịch đại lục lại được phép, theo AFP.
Ngoài ra, người Hồng Kông cho rằng người đại lục cư xử thô lỗ, không theo khuôn phép, điển hình qua vụ việc trên tàu điện. Ngược lại, người đại lục chỉ trích dân Hồng Kông không nói tiếng phổ thông, hẹp hòi, phân biệt đối xử, chẳng đáng mặt thành phố quốc tế.
Trong bài viết trên BBC, chuyên gia về Trung Quốc tại trường Pomona College ở Mỹ Dru Gladney nhận định bên trong Trung Quốc tồn tại những đứt gãy khi ngay trong nội bộ người Hán cũng phân chia thành những nhóm quá cách biệt. Đây sẽ là một thách thức lớn cho nước này, theo ông.
Sau khi thất bại trong chiến tranh nha phiến, nhà Thanh phải ký hiệp ước Nam Kinh và chuyển nhượng Hồng Kông cho Anh từ năm 1842. Tiếp đến, một số đảo nhỏ lân cận lần lượt rơi vào tay London thông qua những hình thức như chiếm đóng, thuê lại. Vào thập niên 1980, khi thời hạn cho thuê một số đảo thuộc Hồng Kông gần hết hạn, Trung Quốc và Anh tiến hành đàm phán trao trả. Năm 1984, hai bên thống nhất việc trao trả sẽ diễn ra vào ngày 1.7.1997 và Trung Quốc cho Hồng Kông hưởng quy chế đặc khu hành chính có quyền tự trị cao ít nhất đến năm 2047. Theo cái được gọi nôm na là hình thức “1 quốc gia 2 chế độ”, Hồng Kông có riêng hệ thống pháp luật, cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư… Bắc Kinh chỉ đảm trách Quốc phòng và ngoại giao. Vị trí trưởng đặc khu do Ủy ban bầu cử đặc khu gồm 800 thành viên bầu chọn và Bắc Kinh làm thủ tục bổ nhiệm. Tất cả các vị trí khác đều do trưởng đặc khu bổ nhiệm hoặc thông qua bầu chọn.
Theo Thanh Niên
Toàn cảnh 'điểm nóng' Iran
Độ nóng xung quanh Iran ngày càng tăng trong suốt cả năm qua, bởi các vụ tố cáo gián điệp, bắn tên lửa hay tập trận. Và giờ đây, Tehran và Washington đang khẩu chiến đe dọa lẫn nhau trên vùng biển là huyết mạch vận chuyển dầu mỏ thế giới.
Iran liên tục tiến hành các cuộc bắn thử tên lửa hồi giữa năm nay, trong đó đáng chú ý nhất là loạt bắn thử trong cuộc tập trận "Nhà tiên tri vĩ đại-6" do Vệ binh Cách mạng Iran thực hiện. Trong ảnh là tên lửa Zelzal được phóng lên từ một địa điểm không xác định hôm 28/6. Ảnh: AFP
Đầu tháng 9, máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran mang tên Bushehr đã bắt đầu hoạt động sau 40 năm kể từ ngày được khởi công. Nhà máy điện Bushehr có tổng đầu tư xây dựng là 1 tỷ USD, công suất tối đa 1.000 megawatt, nằm cách thủ đô Tehran hơn 1.000 km về phía nam. Ảnh: AP
Mối quan hệ giữa Iran và các nước phương Tây dần trở nên căng thẳng hơn sau khi Mỹ tuyên bố phá được âm mưu ám sát đại sứ Saudi Arabia tại Washington bằng thuốc nổ. Hai nghi phạm được xác định là Manssor Arbabsiar (ảnh), công dân Mỹ có hai hộ chiếu Mỹ-Iran, và Gholam Shakuri, được cho là thành viên của lực lượng an ninh Iran. Arbabsiar, bị bắt ở sân bay New York hồi cuối tháng 9, đã thú nhận định thực hiện âm mưu trên. Shakuri vẫn ở Iran. Ảnh: AP
Ngay sau khi đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố rằng bất kỳ biện pháp nào nhằm chống lại Iran sẽ gây ra những hành động trả đũa kiên quyết, các quan chức cấp cao của Israel đồng loạt lên tiếng. Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Tổng thống Shimon Peres và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đều không loại trừ khả năng tấn công Iran với những phát biểu đanh thép. Ảnh: AFP, AP, Thesenews, Indiatalkies
Giữa lúc căng thẳng Iran - Israel lên cao, các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đưa ra bản báo cáo khẳng định "Iran đang nghiên cứu vũ khí hạt nhân". Điều này dẫn tới việc Mỹ và nhiều nước phương Tây liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào quốc gia Hồi giáo. Iran một mực bác bỏ bản báo cáo trên, đồng thời tiếp tục khẳng định chương trình hạt nhân của nước này là vì mục đích hòa bình. Trong ảnh là các thanh sát viên của IAEA tới Iran trong một chuyến công tác vào năm 2009. Ảnh minh họa: EPA/ANP
Cùng với Syria, Iran trở thành một "điểm nóng" tại khu vực Trung Đông. Dư luận càng quan tâm tới Iran nhiều hơn khi Mỹ điều các tàu sân bay USS George H.W. Bush và USS John C. Stennis cùng một số chiến hạm khác tới eo biển Hormuz, cửa ngõ dẫn vào vịnh Ba Tư. Trong ảnh là hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của Mỹ. Ảnh: Defencetalk
Ngày 12/11, 17 binh sĩ Iran thiệt mạng trong một vụ nổ "đinh tai nhức óc" tại căn cứ quân sự ở gần thủ đô Tehran. Một quan chức cao cấp của quân đội Iran phụ trách chương trình phát triển tên lửa cũng nằm trong số người thiệt mạng. Giới chức Iran nói đây là tai nạn song báo chí Israel ngụ ý chính phủ của họ đứng sau vụ tấn công. Ảnh: AP
Những người biểu tình Iran hôm 29/11 kéo tới đại sứ quán Anh tại thủ đô Tehran và tràn được vào cơ quan ngoại giao này bất chấp sự ngăn chặn của cảnh sát. Họ đập phá các văn phòng, đập vỡ nhiều cửa sổ và đốt cháy một số ôtô ở đây. Mục đích của những người biểu tình là nhằm phản đối những lệnh trừng phạt mà Anh nhắm vào ngành tài chính của Iran. Anh rất tức giận sau vụ việc này và đã trục xuất tất cả các nhân viên ngoại giao Iran ở London về nước. Ảnh: AFP
Giữa lúc có những nghi ngờ về việc Mỹ và Israel đang tiến hành một cuộc chiến tranh tình báo nhằm vào Iran, quốc gia Hồi giáo hôm 5/12 tuyên bố khống chế thành công một máy bay do thám tàng hình không người lái của Mỹ bay vào không phận nước này. Bất chấp việc Mỹ yêu cầu trả lại chiếc phi cơ, Iran tuyên bố từ chối và còn khẳng định sẽ khám phá bí mật công nghệ để sản xuất hàng loạt. Trong ảnh là hai quan chức Iran đứng cạnh chiếc RQ-170 Sentinel mà Iran thu giữ được. Ảnh: Iranfocus
Ngay sau khi thu giữ chiếc máy bay RQ-170 Sentinel, Iran lại tuyên bố bắt được một người nghi là đặc vụ CIA bị cho là nhận nhiệm vụ xâm nhập vào Bộ Tình báo Iran. Người bị bắt là một công dân Mỹ gốc Iran có tên Amir Mirzai Hekmati và ở độ tuổi ngoài 20. Anh ta sinh ra ở bang Arizona, Mỹ, và nhập ngũ năm 2001 rồi trải qua 10 năm được huấn luyện về tình báo. Ảnh: Iran TV
Hôm 24/12, Iran bắt đầu cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên Velayat 90, với phạm vi trải dài tới 2.000 km từ vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz tới vịnh Oman. Nhân cuộc tập trận này, Iran còn đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, cửa ngõ thông thương của tuyến hàng hải chuyên chở dầu mỏ lớn nhất thế giới, nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này được bổ sung. Ảnh: AFP
Đáp lại lời đe dọa của Iran, Mỹ điều tàu sân bay USS John C. Stennis tới vùng biển gần nơi Iran tổ chức tập trận. Hàng không mẫu hạm này đã bị một máy bay trinh sát của Iran phát hiện, rồi ghi hình và chụp ảnh. Hôm qua, thông tin Mỹ sắp công bố thương vụ bán cho Saudi Arabia 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 phi cơ khác cũng được loan báo. Hợp đồng này có trị giá lên tới gần 30 tỷ USD. Saudia Arabia là nước láng giềng của Iran nhưng lại là đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông. Ảnh: AFP/FARS News
Theo VNExpress
Libya - Niger khẩu chiến vì con trai Gaddafi Libya hôm qua lên tiếng kịch liệt phản đối đề nghị ân xá của Niger cho người con trai thứ ba của cố Đại tá Muammar Gaddafi, gọi đó là "hành động khiêu khích và thách thức". Việc Niger cho phép Saadi Gaddafi tị nạn khiến căng thẳng bùng phát giữa Libya và Niger. Trước đó, hôm 11.11, Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou...