‘Khẩu chiến’ giữa Hungary và Ukraine tiếp tục leo thang
Hungary và Ukraine tiếp tục bất đồng gay gắt liên quan đến lập trường về Nga.
Chủ tịch Quốc hội Hungary, László Kvér. Ảnh: EPA
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 7/6, Budapest và Kiev đã có những cáo buộc gay gắt trong vài ngày gần đây trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ xấu đi nhanh chóng giữa hai nước láng giềng về lập trường của Hungary đối với Nga.
Vòng “ khẩu chiến” mới nhất bắt đầu khi Chủ tịch Quốc hội Hungary, László Kvér, người mới được bầu lại, nói với kênh truyền hình Hír vào cuối tuần qua rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có “vấn đề về tinh thần”, lưu ý rằng không hiểu tại sao một lãnh đạo của một quốc gia đang gặp khó khăn lại lên tiếng chỉ trích Hungary hoặc thủ tướng Đức.
Video đang HOT
Phản ứng đầu tiên với nhận xét trên là Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Sybiha, người đã liệt kê nhiều câu châm ngôn khác nhau trong một bài đăng trên mạng xã hội, viết: “người có tội là kẻ có nhiều điều để nói”.
Trong khi đó, Mikhail Podoljak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, bình luận: “Quốc gia ‘có vấn đề’ duy nhất trong gia đình châu Âu là Hungary, nước đã ngăn cản các phản ứng đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine”.
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó cho rằng “các chính trị gia Ukraine liên tục nói về Hungary với giọng điệu khiêu khích, không thể chấp nhận được” và “tìm cách bôi nhọ chúng tôi, trong khi chưa một lần nói với giọng điệu cảm ơn”.
Ông Szijjártó cho rằng phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Kvér là “hoàn toàn đúng, ngay cả khi nó khiến người Ukraine cảm thấy khó chịu”.
Mối quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng trước khi xung đột nổ ra liên quan đến quyền lợi của người dân tộc thiểu số Hungary ở Ukraine và càng trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Hungary đã ngăn chặn gói trừng phạt thứ sáu khi EU cấm nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay do lo ngại lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước này.
Sau nhiều tuần đàm phán kéo dài, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được một thỏa hiệp chính trị để cấm nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển nhưng cho phép miễn trừ tạm thời đối với dầu thô được vận chuyển bằng đường ống, theo yêu cầu của Budapest.
Europol triệt phá đường dây buôn người quy mô lớn
Ngày 3/6, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết đã bắt giữ 8 đối tượng cầm đầu đường dây buôn người, đồng thời triệt phá một mạng lưới ngầm với cáo buộc vận chuyển khoảng 10.000 người di cư đến châu Âu.
Trụ sở Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) tại Hague, Hà Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Europol cho biết đây là một phần kết quả của chiến dịch truy quét mà cơ quan này điều phối triển khai vào tháng 8/2021, với sự tham gia của một lực lượng đặc nhiệm do Đức đứng đầu, gồm Áo, Hungary, Romania, Serbia và Hà Lan. Trong khuôn khổ chiến dịch, lực lượng chức năng cũng bắt giữ 126 đồng phạm, chủ yếu ở Áo.
Theo Europol, những đối tượng cầm đầu đường dây buôn người rất nguy hiểm. Năm ngoái, lực lượng chức năng đã phát hiện và ngăn chặn 916 vụ buôn người, tiến hành 151 cuộc khám xét nhà và thu giữ nhiều tang vật có tổng trị giá gần 1 triệu euro. Những đối tượng buôn người đã sử dụng xe tải chở hàng, xe tải thùng kín và ô tô cá nhân để vận chuyển người di cư, chủ yếu là người Afghanistan, Pakistan và Syria, từ Thổ Nhĩ Kỳ qua khu vực Tây Balkan, Romania và Hungary để đến Áo, Đức và Hà Lan.
Europol cho biết các đối tượng này đã thu phí từ 4.000-10.000 euro để đưa người di cư qua biên giới châu Âu "trong điều kiện cực kỳ cực khổ và nguy hiểm". Các khoản thanh toán chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống chuyển tiền ngầm có tên Hawala. Hệ thống chuyển tiền này ẩn các giao dịch và không cần có giấy tờ biên nhận, do đó thường được các băng nhóm tội phạm nói chung, tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố... sử dụng nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát hiện.
Cảnh sát liên bang Đức hiện vẫn đang truy lùng 6 đối tượng khác nghi điều hành các đường dây buôn người.
Hợp đồng khí đốt của Serbia với Nga gây cơn đau đầu mới cho EU Mới đây, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thông báo Serbia đã đồng ý với một hợp đồng cung cấp khí đốt mới kéo dài 3 năm với nhà cung cấp năng lượng nhà nước của Nga là Tập đoàn Gazprom. Thông tin này xuất hiện vào thời điểm khiến EU thêm "đau đầu" khi đang tìm cách trừng phạt Nga. Tổng thống Serbia...