‘Khẩu chiến’ dữ dội tại hội đàm Mỹ-Trung ở Alaska
Truyền thông bất ngờ được ở lại để tiếp tục theo dõi thêm màn “đấu khẩu” tại cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung, thay vì phải rời đi sau phát biểu khai mạc của hai bên.
Các quan chức Mỹ – Trung tại phiên khai mạc cuộc gặp cấp cao ở Alaska . Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 19.3 đưa tin các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc gay gắt chỉ trích nhau trong cuộc gặp lần đầu dưới thời Tổng thống Joe Biden diễn ra tại Alaska (Mỹ).
Những phát biểu phê phán chính sách của đối phương ngay trong phiên khai mạc là sự thể hiện công khai hiếm thấy về mối quan hệ căng thẳng sâu sắc giữa 2 bên.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi hành vi nếu muốn cải thiện mối quan hệ song phương, còn Bắc Kinh cho rằng Washington hoàn toàn ảo tưởng nếu muốn đối phương thỏa hiệp.
Trước ống kính của báo giới, hai bên chỉ trích qua lại, với sự hiện diện của Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan đại diện phía Mỹ và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị.
“Chúng tôi sẽ thảo luận về những quan ngại sâu sắc của chúng tôi về những hành vi của Trung Quốc, bao gồm Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, tấn công mạng nhằm vào Mỹ và cưỡng ép kinh tế nhằm vào các đồng minh của chúng tôi”, Ngoại trưởng Blinken phát biểu.
“Mỗi hành động này đều đe dọa trật tự dựa trên pháp luật vốn duy trì sự ổn định toàn cầu”, ông nhấn mạnh.
Sau phần phát biểu của ông Blinken, ông Dương đáp trả với bài phát biểu dài 15 phút bằng tiếng Hoa, trong khi phía Mỹ chờ thông dịch, chỉ trích cái mà ông gọi là nền dân chủ chật vật của Mỹ và sự ngược đãi người thiểu số.
“Mỹ dùng sức mạnh quân sự và bá quyền tài chính nhằm mở rộng thẩm quyền và chèn ép các nước khác. Mỹ lạm dụng cái gọi là an ninh quốc gia để cản trở giao thương bình thường, và kích động một số nước công kích Trung Quốc”, ông Dương trả đũa.
Sau phần phát biểu của ông Dương và các trợ lý đang mời truyền thông rời đi, Ngoại trưởng Blinken bất ngờ cho phép họ tiếp tục ở lại để có thể chứng kiến ông phản ứng.
Ông Blinken nói rằng trong các cuộc điện đàm với gần 100 đối tác, ông đã “nghe được sự hài lòng sâu sắc với Mỹ đã trở lại, rằng chúng tôi đã tham gia trở lại với các đồng minh và đối tác”.
“Tôi cũng nghe những quan ngại sâu sắc về một số hành động mà chính phủ các vị đang tiến hành”, Ngoại trưởng Mỹ cho hay.
Ông khẳng định chính phủ Mỹ cam kết dẫn đầu về ngoại giao nhằm thúc đẩy lợi ích của Mỹ cũng như củng cố trật tự quốc tế dựa trên pháp luật. “Hệ thống đó không phải là trừu tượng. Nó giúp các nước giải quyết những bất đồng một cách ôn hòa, phối hợp các nỗ lực đa phương một cách hiệu quả và tham gia vào thương mại toàn cầu với sự đảm bảo rằng mọi người đều theo cùng hệ thống luật lệ”, ông phân tích.
“Việc thay thế trật tự dựa trên pháp luật là một thế giới mà kẻ mạnh là đúng đắn và kẻ thắng có tất cả. Và đó sẽ là một thế giới bạo lực và bất ổn hơn nhiều cho tất cả chúng ta”, ông nêu rõ.
Tại cuộc gặp, Cố vấn An ninh Sullivan nói rằng Mỹ không muốn mâu thuẫn với Trung Quốc, nhưng sẽ bảo vệ những nguyên tắc và bạn bè.
Hội đàm bộ trưởng Mỹ – Nhật: Washington “sẽ đáp trả” nếu Trung Quốc cưỡng ép, gây hấn
Washington cho biết chuyến công du châu Á của các quan chức cấp cao trước đó, cũng như sự phối hợp với châu Âu, Ấn Độ và các đối tác khác cho thấy Mỹ đã củng cố khả năng đương đầu với Trung Quốc sau khi ông Biden nhậm chức.
Giới quan sát cho rằng tại cuộc gặp ở Alaska, đại diện Mỹ và Trung Quốc có rất ít vấn đề có thể thống nhất. Dự kiến cuộc gặp kéo dài đến ngày 19.3 (giờ địa phương).
Mỹ, Trung chuẩn bị cuộc gặp cấp cao chính thức tại Alaska
Đặc phái viên Dương Khiết Trì cùng với Ngoại trưởng Vương Nghị có thể sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tham dự cuộc gặp với những người đồng cấp Mỹ tại Anchorage, Alaska.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Joe Biden trong cuộc gặp tại Bắc Kinh
ngày 4/12/2013. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) bản điện tử ngày 9/3 dẫn nguồn thạo tin ẩn danh cho biết Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận để thúc đẩy cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao hàng đầu hai nước. Đây là nỗ lực nhằm cài đặt lại quan hệ song phương đầy bất ổn, nhưng đang ở thời điểm bước ngoặt.
Phái đoàn Trung Quốc tham dự cuộc gặp này có thể sẽ gồm hai quan chức cấp cao. Dẫn đầu sẽ là ông Dương Khiết Trì - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, người thường đảm trách vai trò đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tham gia đoàn còn có Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Vương Nghị.
Đây là hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc và cũng là những cộng sự tin cậy nhất của ông Tập Cận Bình. Việc lựa chọn nhân sự này cho thấy Bắc Kinh coi trọng việc tái thiết lại quan hệ Mỹ-Trung, cặp quan hệ song phương được cho là quan trọng nhất, nhưng cũng thách thức nhất thế giới hiện nay.
Nếu được xác nhận, cuộc gặp nhiều khả năng sẽ diễn ra tại Anchorage, thành phố lớn nhất của bang Alaska, Mỹ. Đây được coi là điểm gặp gỡ phù hợp, với khoảng cách ngang bằng cho cả hai, tránh được sự theo dõi của truyền thông toàn cầu. Tuy nhiên, chưa có quyết định chính thức về địa điểm gặp gỡ và các chi tiết liên quan đến cuộc gặp này vẫn chưa được tiết lộ.
Đây sẽ cuộc gặp trực tiếp chính thức đầu tiên giữa đại diện hai nước kể từ khi ông Joe Biden lên nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi đầu tháng 1 vừa qua. Trước đó, ông Biden và Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm kéo dài hai tiếng hôm 11/2, ngay trước thềm đón năm mới âm lịch.
Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào đối đầu địa chính trị căng thẳng, với mâu thuẫn tồn tại trong rất nhiều vấn đề, từ Hong Kong, cuộc chiến thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ, hay tình hình Đài Loan, nhân quyền tại Tân Cương... Tuy nhiên, cả hai đều hiểu được tầm quan trọng của quan hệ song phương, mối quan hệ mà Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng mô tả là "quan trọng nhất trên thế giới".
Về phần mình, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi cuối tuần qua, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong một loạt các vấn đề. Tuy nhiên, Hong Kong, Đài Loan, Tân Cương là công việc nội bộ của Trung Quốc và sẽ hạn chế đề cập - người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm.
Trước đó, phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ-Trung (NCUSR) tổ chức hôm 2/2, ông Dương Khiết Trì cũng kêu gọi Mỹ kiểm soát bất đồng, đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo có thể dự đoán được và mang tính xây dựng. Ông nhấn mạnh Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và hai nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hợp tác hiệu quả giữa hai bên tác động trực tiếp tới hạnh phúc của người dân các quốc gia, cũng như hòa bình, phát triển và sự thịnh vượng của thế giới.
Giới phân tích nhận định, nếu diễn ra theo đúng dự kiến, cuộc gặp có thể không tạo ra kết quả cụ thể nào, nhưng sẽ là cơ hội để hai bên thăm dò ý định của nhau, tìm được tiếng nói chung nhằm gây dựng quan hệ song phương. "Tôi không cho rằng Trung Quốc hay Mỹ kỳ vọng kết quả tức thời từ cuộc gặp. Đây chỉ là việc mở cửa trở lại tiếp xúc cấp cao trong bối cảnh các kết nối kiểu này bị ngưng", Liu Weidong, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.
Theo Chen Qi, Tổng thư ký tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa, tuy không công bố chính thức, nhưng Mỹ và Trung Quốc đã duy trì tiếp xúc chặt chẽ ở cấp chuyên viên, làm việc kể từ sau thời điểm ông Biden vào Nhà Trắng. Và nếu ông Vương Nghị gặp đồng cấp Blinken ở Alaska, hai bên có thể định ra khung vĩ mô cho quan hệ Mỹ-Trung, thảo luận khởi động đối thoại song phương trong nhiều vấn đề; ráp nối, điều phối để tổ chức cuộc gặp Joe Biden-Tập Cận Bình tại một sự kiện đa phương hoặc song phương nào đó.
Trung Quốc 'muốn Biden hủy chính sách của Trump' Quan chức Trung Quốc tính yêu cầu đối tác Mỹ dỡ bỏ các chính sách và lệnh trừng phạt của Trump nhằm vào công ty và cá nhân Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan hôm nay sẽ gặp trực tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng...