“Khát vọng tự do chiến thắng bom đạn của kẻ thù”
“Không có quân đông, vũ khí nhiều, vậy bằng sức mạnh nào, chúng ta thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Đó là với ý chí độc lập, khát vọng tự do, tinh thần dân tộc chân chính, người Việt Nam chiến thắng bom đạn của kẻ thù”, PGS Sử học Lê Mậu Hãn nói.
Cũng theo Phó Giáo sư (PGS) Sử học Lê Mậu Hãn, chính người Mỹ đã thừa nhận một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa của họ tại Việt Nam là họ đã đánh giá thấp sức mạnh chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam. Chính điều đó đã thúc đẩy một dân tộc đấu tranh, hi sinh cho lý tưởng và giá trị đó.
PGS Lê Mậu Hãn chia sẻ, những ngày tháng 4, Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước luôn gợi lại trong ký ức của ông những kỷ niệm khó quên. “Khi giải phóng, tôi xin đi nhờ xe của bộ đội từ Hà Nội về quê (Quảng Trị). Trên đường, vừa đi tôi vừa khóc vì thấy tổn thất nhiều quá, xóm làng tan nát. Ký ức đấy, tôi giữ trong lòng, tạo động lực để học tập, làm việc, vượt qua nỗi đau, xây dựng quê hương, đất nước sau này”, PGS Lê Mậu Hãn nhớ lại.
Phó Giáo sư Sử học Lê Mậu Hãn
Theo PGS Lê Mậu Hãn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta. Cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn hai thập niên (từ tháng 7/1954 – 5/1975), dài hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử và phải chống lại một đế quốc Mỹ lớn mạnh.
Video đang HOT
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20.
“Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của ý chí độc lập, khát vọng tự do, sức mạnh, trí tuệ toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ kế cận tiếp theo”, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn nói.
Phân tích về quyết định đánh “thần tốc” trong chiến dịch năm 1975, Giáo sư Lê Mậu Hãn cho rằng, tính toán tương quan lực lượng giữa hai bên có lợi thế cho chúng ta do địch đã suy yếu ở nhiều vùng. Do vậy, khi thấy thời cơ đến, chúng ta quyết đánh nhanh, tiến nhanh theo phương hướng, kế hoạch rõ ràng… để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Quang Phong
Theo Dantri
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Tôi may mắn có bàn tay giúp đỡ!
"Cuộc đời tốt đẹp biết bao khi một người gặp khó khăn, có ai đó tiến lại gần, nở một nụ cười và chìa ra một bàn tay và tôi đã có được cái may mắn đó...".
Đó là tâm sự của Tân giáo sư (GS) trẻ nhất năm 2014 của Việt Nam - Phan Thanh Sơn Nam, ngành hóa học trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM (sinh ngày 9/10/1977).
Tân GS Phan Thanh Sơn Nam. (Ảnh: Văn Chung)
"Có được kết quả ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo đã dìu dắt tôi trong hơn 30 năm qua từ bậc tiểu học đến bậc sau đại học, cám ơn bạn bè và sinh viên đã luôn sát cánh và giúp tôi bước vào con đường giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Xin cám ơn cuộc đời đã cho tôi cơ hội làm việc chung với những người thầy những người đồng nghiệp và những người học trò giỏi tâm huyết với khoa học..." - tân GS Nam xúc động chia sẻ tại lễ công nhận chức danh GS,PGS tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 4/2.
Không quên lời cảm ơn tới Quỹ học bổng 322, các quỹ học bổng, lãnh đạo ĐH Bách khoa - ĐH QG TP.HCM, các mạnh thường quân đã giúp đỡ tân GS những lúc khó khăn nhất trong quãng đời đi học. "Cuộc đời tốt đẹp biết bao khi một người gặp khó khăn, có ai đó tiến lại gần, nở một nụ cười và chìa ra một bàn tay và tôi đã có được cái may mắn đó" - GS Nam thổ lộ.
Tân GS cũng đã bày tỏ lòng biết ơn của mình tới những người thân yêu trong gia đình nhỏ và đại gia đình - "Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc để tôi có thể toàn tâm toàn ý dành trọn vẹn thời gian cho khoa học. Cám ơn những anh/chị, bạn bè gần xa khuyến khích, động viên tôi làm khoa học trong điều kiện Việt Nam".
Xin làm gạch nối giữa các bạn trẻ
Nhận định về độ tuổi trẻ của mình, tân GS Nam cho biết, một GS ở tuổi U40 vẫn được xem là GS trẻ ở VN. Tuy nhiên đối với thế giới, không còn là trẻ nữa. Tôi thực sự hi vọng sắp tới VN có nhiều nhà khoa học trẻ hơn tôi đạt được chức danh GS. Đạt được chức danh giáo sư là kết quả của sự đánh giá và thừa nhận của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước để từ đó chúng tôi tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.
GS Nam cho rằng, chức danh giáo sư là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới với trách nhiệm nặng nề hơn chứ hoàn toàn không phải là sự kết thúc với sự nghiệp khoa học. Sau khi đạt GS, tôi luôn ghi nhớ rằng ngoài đạt được chức danh cho riêng mình, tôi còn phải có trách nhiệm hỗ trợ các bạn trẻ hơn trên con đường nghiên cứu khoa học. "Tôi xin làm một nét gạch nối giữa các bạn trẻ hơn tôi và thế hệ cha anh để cùng nhau học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kiến thức từ thế hệ đi trước cũng như hỗ trợ lẫn nhau trên con đường đi tới chân trời khoa học".
Trăn trở về con đường nghiên cứu khoa học, tân GS Nam cũng bày tỏ nguyện vọng là giới khoa học sẽ được Nhà nước quan tâm hơn nữa, đặc biệt là trong việc đổi mới các quy chế quản lí khoa học công nghệ và quản lí tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khoa học làm việc và cống hiến một cách hiệu quả nhất.
"Tôi hiểu rằng để thay đổi được điều này, chắc chắn cần thời gian và các cấp lãnh đạo vẫn đang trăn trở suy tư về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi thực sự mong muốn tương lai không xa VN sẽ có cơ chế quản lí khoa học công nghệ và quản lí tài chính gọn nhẹ, hiệu quả để giới khoa học chúng tôi toàn tâm toàn ý dành trọn vẹn thời gian cho khoa học" GS Nam bày tỏ.
GS Phan Thanh Sơn Nam đã làm NCS tại nước Anh theo học bổng 322 của Chính phủ VN, làm Postdoc tại Mỹ, là tác giả của 62 bài báo khoa học đăng ở trong nước và 37 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế rất có uy tín (22 bài SCI và 15 bài SCIE) với chỉ số ảnh hưởng IF cao.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Gặp mặt Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú Thủ đô Ngày 18-11, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập ngành và 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú trong toàn ngành. Phong trào giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tạo sự khác biệt cho ngành giáo dục Thủ đô...