Khát vọng thay đổi, Tây Ninh xin vay 100 tỷ xây chợ đầu mối nông sản
Đó là 1 trong 3 đề xuất hạng mục công trình trong dự án vay vốn giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh Tây Ninh thuộc dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam” do ngân hàng ADB tài trợ.
Trước đó, Tây Ninh là 1 trong các tỉnh thành được Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSAR) đề xuất tham gia dự án.
Đầu tư chuỗi nông nghiệp
Theo UBND tỉnh, nguyên nhân khiến chuỗi giá trị hiện còn hạn chế là do vốn đầu tư cho nông nghiệp, chủ yếu từ nông dân và ngân sách luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đầu tư toàn xã hội. Đầu tư cho ngành rau quả, cây ăn trái càng nhỏ hơn.
Chợ nông sản Tây Ninh sẽ được xây mới theo hình thức công tư với tổng vốn 100 tỷ đồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tỉnh Tây Ninh cho rằng, địa phương này rất cần thêm các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, gắn thị trường với sản xuất, liên kết giữa nhà kinh doanh với nhà sản xuất và nhất là phát triển các chuỗi giá trị rau và cây ăn trái.
Theo đó, đề xuất xây dựng chợ đầu mối nông sản là một phần trong dự án Đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau quả và cây ăn trái tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mới chợ đầu mối nông sản, làm nơi trung chuyển, phân loại, đóng gói, kiểm soát chất lượng rau quả, cây ăn trái phân phối cho các thị trường.
Chợ dự kiến được xây dựng trên diện tích 3 ha; tại cầu K13, xã Bàu Năng (huyện Dương Minh Châu); gồm các hạng mục kho lạnh bảo quản, đóng gói sơ chế, phòng Lab để kiểm soát chất lượng đầu ra. Chợ được xây dựng theo hình thức hợp tác công tư (PPP) với tổng vốn 100 tỷ đồng. Trong đó, vốn của doanh nghiệp 30 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương và vay ADB là 70 tỷ đồng.
Trước đó, Chợ Cầu K13 hình thành do nhu cầu tự phát của tiểu thương, nằm ở ven đường 781 và cặp bờ kênh Tây tại cầu K13 thuộc xã Bàu Năng. Hiện tại, với khối lượng giao dịch từ 30 – 40 tấn ray mỗi ngày, đây được xem là chợ đầu mối nông sản chuyên về rau ăn quả lớn nhất ở Tây Ninh.
Chợ Cầu K13 được xem là chợ đầu mối nông sản chuyên về rau ăn quả lớn nhất ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Video đang HOT
Theo ông Võ Đức Trong – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, trong đề án tái cơ cấu, Tây Ninh xác định rau ăn quả và trái cây là những mặt hàng chủ lực trong chuỗi nông sản. Dự án xây dựng một chợ đầu mối nông sản chính quy là để tăng cường chuỗi cung ứng và giảm bớt khâu trung gian.
Phải có kinh tế tư nhân tham gia
Dự án thứ 2 được đề xuất đầu tư là trạm bơm Dầu Tiếng 1 và 2 nhằm tưới, tiêu nước cho hơn 8.960 ha để phát triển và chuyển đổi vùng chuyên canh cây ăn trái ở huyện Tân Châu, Tân Biên. Dự án này được đề xuất tổng vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng ngân sách địa phương và vay ADB gần 850 tỷ đồng.
Dự án thứ 3 là xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật thiết bị vật tư nông nghiệp tỉnh để phục vụ cho nhu cầu các loại cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyên ngành rau và cây ăn trái cho Tây Ninh và khu vực. Dự án này có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng ngân sách địa phương và vay ADB 140 tỷ đồng; còn lại là vốn doanh nghiệp.
Chợ đầu mối nông sản sẽ làm nơi trung chuyển, phân loại, đóng gói, kiểm soát chất lượng rau quả, cây ăn trái phân phối cho các thị trường. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tổng cộng, vốn đầu tư của 3 dự án trên gần 2.000 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp đóng góp hơn 939,7 tỷ đồng; vốn vay gần 1.060 tỷ đồng. Ông Trong cho biết Sở NNPTNT sẽ đề xuất UBND tỉnh cho ý kiến thống nhất với 3 dự án trên trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đề nghị trước đó của Đoàn công tác, dự án phải có sự tham gia của khu vực tư nhân, dưới hình thức hợp tác công tư PPP và có khả năng tạo nguồn thu trả nợ. Đặc biệt, mục tiêu chủ yếu của dự án để nâng cao năng lực cho ngành hàng rau và cây ăn trái nên các hạng mục đầu tư cần phải được phân tích, đánh giá kỹ khi chọn lựa.Hôm nay (ngày 4.12), lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh sẽ có buổi làm việc với IPSAR và Đoàn Công tác dự án Hỗ trợ kỹ thuật do ADB tài trợ. Theo Đoàn công tác, mục tiêu Dự án là tăng cường thương mại hóa và tính vững bền của các chuỗi giá trị nông nghiệp, nhằm gia tăng thu nhập và giảm nghèo tại vùng dự án.
Tỉnh Tây Ninh cần thành lập Ban điều phối, nhất là cho rau và cây ăn trái để đối thoại thông tin thường xuyên trong quá trình triển khai dự án vốn vay. Ảnh: Nguyên Vỹ
Động thái này nhằm phục vụ tốt cho chuỗi giá trị và gắn chặt với cam kết tham gia của khu vực tư nhân; và được thảo luận thống nhất với nhà tài trợ ADB; được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận. Ngoài ra, tỉnh phải dự kiến cơ cấu vốn, cơ chế tài chính; tiến độ thực hiện và giải ngân cũng như phương án cân đối trả nợ vay và đánh giá sơ bộ tác động đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh.
Đoàn công tác cũng đề nghị tỉnh xem xét thành lập Diễn đàn đối thoại công tư PPCG Tây Ninh. Tỉnh cần thành lập Ban điều phối, nhất là cho rau và cây ăn quả để trao đổi và đối thoại thông tin thường xuyên giữa các bên liên quan trong quá trình thiết kế và triển khai Dự án Hỗ trợ kỹ thuật và Dự án vốn vay.
Theo Sở NNPTNT Tây Ninh, kế hoạch làm việc của dự án trong thời gian tới, dự kiến, giữa tháng 12.2018 sẽ chốt danh sách các nội dung đề xuất đầu tư.
Từ giữa cho đến cuối tháng 1.2019, sẽ diễn ra hội thảo đề xuất dự án chung của các tỉnh được IPSAR đề xuất tham gia dự án hỗ trợ do ngân hàng ADB triển khai.
Đến giữa tháng 2.2019, nội dung đề xuất dự án sẽ được trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo Danviet
Thủ tướng lập tổ công tác đặc biệt xử lý những vụ việc nổi cộm
Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 sáng nay, 3/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt để tập trung xử lý một số vụ việc nổi cộm hiện nay.
Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ, nói về nội dung phiên họp, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 (thường gọi là Nghị quyết 01). Thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ đã tổ chức một số cuộc họp để chuẩn bị Nghị quyết này. Dự kiến, tại hội nghị Chính phủ và các địa phương vào cuối tháng 12 này, dự thảo Nghị quyết 01 sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến cũng như quán triệt tinh thần, kế hoạch hành động cho năm 2019.
Thủ tướng nêu yêu cầu: "Làm sao tinh thần dân tộc sẽ được khơi dậy ngay từ đầu năm, để chúng ta quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, toàn dân giao phó. Cần xác định đổi mới những điểm nào trong điều hành, khắc phục nhược điểm nào trong quá trình thực hiện mà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã nêu, những vấn đề gì nhân dân đặt ra, bức xúc cần được quan tâm và những chỉ tiêu quan trọng sẽ được triển khai quyết liệt như thế nào".
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ của Chính phủ (ảnh: VGP)
Nêu rõ Nghị quyết 01 cần phải toát lên được tinh thần đổi mới lan tỏa, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đóng góp ý kiến, đặc biệt là một số vấn đề quan trọng.
"Tôi lấy ví dụ, những ngày vừa qua, chúng ta nói về khởi nghiệp, đổi mới công nghệ có vai trò rất lớn đối với đất nước. Đó có phải việc quan trọng cần triển khai ngay đầu năm 2019 hay không?" - Thủ tướng gợi mở.
Thủ tướng cũng yêu cầu thảo luận một số vấn đề nổi cộm, cần sớm giải quyết, trong đó có vấn đề giải quyết khiếu kiện của nhân dân.
Tại phiên họp, Thủ tướng thông báo đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt, do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách, cùng sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, để tập trung xử lý một số vụ việc nổi cộm hiện nay.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Vấn đề này cơ bản là của địa phương nhưng chúng ta phải giải quyết, không để tình hình nghiêm trọng. Phải kiểm điểm làm rõ, xử lý dứt điểm những vấn đề đó".
Vấn đề nữa Thủ tướng lưu ý là việc chuẩn bị cho Tết Nguyên đán hay vấn đề cung ứng điện. "Bây giờ, đâu đó cứ nói trên báo sẽ cắt điện dịp này, dịp khác. Tôi đã viết nhiều thư cho các đồng chí có liên quan về việc chuẩn bị điện ngay từ đầu năm. Các đồng chí Bộ Công Thương, EVN chỉ đạo thế nào về vấn đề này?" - Thủ tướng nêu rõ thái độ cương quyết, sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm cán bộ liên quan nếu để xảy ra tình trạng mất điện. Thủ tướng một lần nữa yêu cầu không để thiếu điện trong năm 2019.
Trước việc xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc, có điểm cách biên giới Việt Nam chỉ hơn 100 km, Thủ tướng nêu rõ, có biện pháp quyết liệt để phòng chống, ngăn chặn dịch.
Thủ tướng cũng nhắc xử lý đến nơi đến chốn "tín dụng đen", nhất là vào dịp Tết, bởi vừa qua, Công an Thanh Hóa triệt phá băng nhóm tội phạm về "tín dụng đen" với quy mô 26 chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố. Đây là vấn đề bức xúc xã hội cần tập trung thảo luận, có biện pháp quyết liệt để loại trừ.
Đề cập đến tình hình tháng 11, Thủ tướng nhìn nhận, đạt kết quả tốt, toàn diện. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cần tập trung thảo luận các tồn tại, hạn chế, vấn đề nổi lên cũng một số vấn đề cần kiểm điểm, rút kinh nghiệm, như việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai nhiệm vụ ngay đầu năm 2019.
Phiên họp thường kỳ tháng 11 của Chính phủ, nội dung trọng tâm là thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2018; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (mức giảm thấp nhất trong 9 năm), bình quân tăng 3,59%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, 11 tháng tăng hơn 10% .Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 12,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt hơn 14 triệu lượt, tăng 21,3%.
Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh. 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng. Gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động.
Tại phiên họp, Chính phủ sẽ nghe, cho ý kiến về việc giao kế hoạch vốn năm 2018 cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam có quyết định và dự toán chuẩn bị đầu tư sau ngày 31/10/2017; tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết; các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh; kết quả kiểm tra của Tổ Công tác của Thủ tướng tháng 11/2018; báo cáo thẩm tra Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng; Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng...
P.Thảo
Theo Dantri
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân chậm giải ngân ODA Theo số liệu tổng hợp trên Hệ thống giám sát đầu tư công quốc gia, đến hết quý III/2018, tỷ lệ giải ngân vốn ODA chưa đạt 40% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 11% so với cùng kỳ năm 2017. Hà Nội là một trong những địa phương nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA với...