Khát vọng nâng tầm ‘Cua biển Năm Căn’
Trên dải đất hình chữ S, có biết bao loài hải sản tươi ngon. Khi thưởng thức, thực khách sẽ không quên được mùi vị đặc trưng vốn có của nó. Trong số đó, có thể kể đến “ Cua biển Năm Căn” (Cà Mau) – một thương hiệu đã được Hợp tác xã Cua biển Năm Căn xây dựng khá thành công.
Cua ngon, chắc thịt, ăn một lần nhớ mãi
Năm Căn là huyện ven biển của tỉnh Cà Mau, có hệ sinh thái đa dạng, màu mỡ tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh và chắc thịt. Để xây dựng nhãn hiệu tập thể con cua ngon và khắc phục điểm yếu về mua bán nhỏ lẻ theo từng nông hộ, từ tháng 12/2017, Hợp tác xã G.V.H.B cua biển Năm Căn đã được thành lập (tại khóm Cái Nai, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) nhằm mở rộng vùng nuôi cua nguyên liệu với quy mô lớn.
Hợp tác xã có 18 thành viên, với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cung cấp cua thương phẩm, con giống, thuốc xử lý ao đầm và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Gần hai năm đi vào hoạt động, tuy còn mới và gặp không ít khó khăn, nhưng bước đầu Hợp tác xã đã tạo được uy tín và niềm tin nơi người tiêu dùng; đồng thời tạo được nhiều việc làm ổn định cho những lao động tại địa phương.
Trụ sở của Hợp tác xã cua biển Năm Căn – Cà Mau.
Ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Hợp tác xã Cua biển Năm Căn cho biết: “Cua biển Năm Căn ngon là nhờ sống trong môi trường nước mặn cao, có lượng phù sa lớn nên thịt cua chắc và thơm ngon. Ngoài ra cũng cần nói rằng, Năm Căn có địa hình giáp biển, độ mặn cao quanh năm. Đặc biệt, có môi trường lý tưởng là rừng ngập mặn với hệ sinh thái cây đước, cây mắm phong phú tạo nhiều thức ăn cho cua. Cua nuôi tự nhiên không cho thức ăn, không có chất tăng trọng và không dùng thuốc trị bệnh nên cua sạch hoàn toàn”.
Cua biển Năm Căn chủ yếu được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên trong các vuông tôm hoặc kết hợp với rừng cùng các loài thủy sản khác trên diện tích 25,6 nghìn ha. Có thể nói, Cua Năm Căn là một loại đặc sản tuyệt vời của vùng đất cực Nam Tổ quốc – là quà tặng thiên nhiên mang đến cho con người.
Để giúp khách hàng phân biệt cua Năm Căn với cua nơi khác, ông Việt hướng dẫn: “Dùng ngón tay cái bóp mạnh bụng cua, nếu là cua Năm Căn bụng sẽ cứng dù cố sức. Thân cua sậm màu, vỏ chắc, không phải màu trắng, xanh đục như cua nuôi công nghiệp. Cua rất mạnh khỏe, chỉ cần cho uống nước cũng có thể sống thêm 3 – 5 ngày là bình thường. Cua được trói bằng loại dây thiết kế riêng nhỏ, mỏng, gần như không trọng lượng có in logo của Hợp tác xã “.
Ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Hợp tác xã cua biển Năm Căn (thứ tư từ trái sang) tham gia Hội chợ thủy sản tại Quảng Ninh.
Cua biển Năm Căn được nuôi và xuất bán theo nhu cầu của thị trường và được lựa chọn kỹ càng đảm bảo đầu ra chất lượng. Khách hàng của Hợp tác xã từ các tỉnh, thành trong nước và Trung Quốc đều khá hài lòng với chất lượng con cua. Việc nuôi và chăm sóc cua cũng khá đơn giản. Sau khi chọn được con giống tốt, người nuôi thả vào vuông khoảng 3 – 4 tháng là bắt đầu thu hoạch. Cua thơm ngon tự nhiên, thịt cua ngọt, thơm bùi và chắc thịt, còn gạch cua cái thì béo ngậy và rất thơm. Chính vì chất lượng luôn đảm bảo và dây trói mỏng nhẹ nên trên thị trường cua Năm Căn thường có giá cao hơn cua các vùng khác từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Là khách hàng thường xuyên của Hợp tác xã cua Năm Căn, anh Giang Trung Thái, kinh doanh cua biển ở TP Hồ Chí Minh nói: “Tôi chọn mua cua Năm Căn vì cua ngon, thịt chắc, ngọt, gạch đầy nên chuyện giá cả không thành vấn đề”. Còn chị Phạm Thanh Phương (chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm an toàn đến từ các Hợp tác xã ở Hà Nội) cho rằng: “Cua Cốm của Hợp tác xã thịt nhiều, thơm bùi, cua thịt rất ngọt và chắc thịt, còn gạch cua thì béo ngậy. Tuy giá cao hơn cua các vùng khác nhưng người tiêu dùng quan tâm vẫn là chất lượng con cua”.
Xây dựng thương hiệu uy tín cho cua Năm Căn
Vì cua Năm Căn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên hiện nay có không ít nơi mạo danh để trục lợi, bán cua không chất lượng nhằm thu lợi bất chính. Sẽ không khó để mua những con cua “mạo danh” trong các chợ tại Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều nơi khác. Không những thế, nó còn được bày ra lề đường và được chào bán với giá rất rẻ, tuy nhiên chất lượng như thế nào thì chỉ khi “thượng đế” mua về và ăn rồi mới biết.
Cua được trói bằng loại dây nhẹ, mỏng có in logo của Hợp tác xã .
Từ thực tế đó, Hợp tác xã cua biển Năm Căn tiếp tục có kế hoạch quảng bá thương hiệu bằng nhiều hình thức như: xây dựng hình ảnh nhãn hiệu tập thể thông qua nhiều tờ báo uy tín; nâng cao chất lượng trang web: cuanamcan.com.vn trên mạng internet để tạo sức lan tỏa rộng rãi giúp khách hàng dễ dàng nhận biết cua Năm Căn. Từ đó giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn đúng đắn khi mua cua.
Chia sẻ với chúng tôi về kế hoạch phát triển nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn, ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Hợp tác xã cua Năm Căn cho biết: “Hợp tác xã sẽ xây dựng phương án, kế hoạch nuôi cua phù hợp với yêu cầu của thị trường, đồng thời đẩy mạnh phát triển quy mô, dịch vụ nuôi trồng thủy sản khép kín, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tạo dựng uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, thực hiện mô hình nuôi cua theo hướng an toàn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sắp xếp bố trí lại sản xuất theo hướng qui mô lớn hơn nhằm giảm chi phí, công lao động và nâng cao thu nhập cho người nuôi, tiến lên sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết quy mô lớn”.
Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và sự quan tâm của chính quyền địa phương, hiện nay vùng nuôi của Hợp tác xã cua biển Năm Căn – Cà Mau đã được hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, ngành chức năng của huyện còn quan tâm chuyển giao khoa học – kỹ thuật từ khâu sản xuất kinh doanh con giống đến hướng dẫn nông dân thực hiện mô hình nuôi theo hướng an toàn, giảm chi phí đã giúp Hợp tác xã từng bước xây dựng được thương hiệu, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài, định hướng phục vụ cho xuất khẩu.
Cua của Hợp tác xã được đóng thùng cẩn thận trước khi xuất bán.
Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn khẳng định: “Ở vai trò của chính quyền địa phương, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng tạo những điều kiện thuận lợi nhất để Hợp tác xã cua biển Năm Căn phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng tầm uy tín trên thị thường cả trong nước và quốc tế”.
Thương hiệu “Cua biển Năm Căn” phát triển đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nội địa được mở rộng, đồng thời lan tỏa thông điệp kêu gọi các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu. Việc khẳng định thương hiệu con cua biển Năm Căn thơm ngon, chắc thịt, gạch thơm béo hơn cua biển những vùng khác là một lợi thế để Hợp tác xã dịch vụ cua biển Năm Căn xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, đưa con cua biển của Việt Nam vươn tầm xa thế giới.
Cua biển Năm Căn thơm ngon là thực phẩm giàu protein, khoáng chất cùng các dưỡng chất như axít béo omega-3 rất tốt cho não bộ và tim mạch, rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Có thể chế biến cua thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng như: Cua hấp bia, cua luộc, cua rang me, cua rang muối, cua sốt mỡ hành, cua trộn gỏi rau càng dừa, cua nấu cà-ri, bánh canh cua, súp cua… Tuy có nhiều cách chế biến khác nhau, lựa chọn loại cua khác nhau (cua cốm, cua gạch, cua thịt) nhưng đều có chung vị thơm ngon khó cưỡng. Những ai đã từng ăn cua Năm Căn, nếm qua vị thịt cua sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với các loại cua mua đại trà ở nơi khác.
Long Đỉnh – Hải Âu
Theo baophapluat.vn
Ai còn nhớ những món ăn "thi là đậu" mà các mẹ ngày xưa thường bắt chúng mình ăn cho bằng được?
Còn nhớ trong suốt 12 năm học, mỗi năm cả thảy 4 lần thi (2 lần giữa kì 2 lần cuối kì), thi bao nhiêu lần là tôi phải ăn bấy nhiêu nồi chè đậu.
Người Việt Nam có cái thú chơi chữ rất chi là hay ho, từ mâm ngũ quả "cầu dừa đủ xoài" của người miền Nam, cho đến mấy món như ăn bánh chiên, rán để "ráng" (cố gắng) làm việc cho xong... Nhiều người còn cho rằng bánh hỏi có cái tên này là nhờ xuất hiện nhiều trong đám cưới, đám hỏi nữa. Và một dịp khác cho thấy cái sự chơi chữ đầy thú vị này đó là... mùa thi.
Đã là người Việt Nam thì hẳn không ai không biết đến những món ăn mùa thi "huyền thoại" này. Dẫu không biết những món này có khiến mình đậu thật hay không, nhưng không thể phủ nhận chúng ta "hưởng sái" từ dịp thi cử này, được các mẹ, các bà bồi bổ bằng rất nhiều món ngon. Có những khi, ăn nhiều quá đến mức... ngán luôn, thế nhưng không có thì lại cứ thấy thiếu thiếu gì đó.
Không biết có ai giống tôi không, nhưng nhân dịp kì thi Quốc gia năm 2019, tôi xin chia sẻ một số những món ăn đã được mẹ làm cho ăn trong khoảng thời gian này năm ấy.
Kính thưa các loại đậu
Tôi còn nhớ quãng đời học sinh của mình, trong suốt 12 năm học, mỗi năm cả thảy 4 lần thi (2 lần giữa kì 2 lần cuối kì). Thi bao nhiêu lần là tôi phải ăn bấy nhiêu nồi chè đậu. Có đủ các loại đậu từ đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và đậu trắng... Tuy nhiên do mẹ tôi có kì vọng cao ở tôi, muốn tôi không những phải đậu mà còn đậu với điểm cao. Vì vậy, món tôi ăn nhiều nhất vẫn là chè đậu đỏ.
Tôi cảm thấy mình có lẽ không cần phải giải thích lý do đằng sau hiện tượng này, tin rằng bất kì đứa trẻ người Việt nào cũng ngầm hiểu rằng "đậu" đồng âm với "đậu" trong thi cử. Mặt khác, "đỏ" là màu của may mắn, giống như người Việt thường hay nối là "số đỏ", "thắng đỏ" thì nồi chè "đậu đỏ" của mẹ tôi là một sự kì vọng sâu xa. Hiện tại nhớ lại thời học sinh ngày đấy, còn đọng trong ký ức của tôi cũng không phải điểm số mà là nồi chè của mẹ. Tôi có thể không nhớ cụ thể số điểm năm ấy, nhưng tôi nhớ rất rõ bóng lưng mẹ thức đêm để nấu nồi chè to. Và tôi nghĩ rằng nhiều người khác cũng thế, thứ còn đọng lại chẳng phải điểm số, mà là tình thương của người trong gia đình, những người lo lắng đến từng miếng ăn giấc ngủ của chúng ta.
Bắp
Có lẽ một số bạn sẽ thấy lạ lẫm khi ăn bắp trước mùa thi, thế nhưng đây là món mà tôi và anh chị em trong nhà ăn nhiều nhất vào mùa thi. Hầu như ngày nào mẹ và dì tôi cũng ra chợ mua ít bắp luộc. Nguyên do là vì người miền Nam chúng tôi thường có câu là "chắc như bắp". Dù cá nhân tôi thấy trái bắp không được chắc cho lắm, vì bẻ một phát là gãy đôi được, nhưng đó là quan niệm bất di bất dịch của phụ huynh nhà mình nên đành chịu. Trước khi thi khoảng vài ngày, mẹ tôi luộc bắp thường xuyên và bắt anh chị em mỗi ngày ăn một quả. Khi ăn phải ăn hết, không được bỏ mứa vì mẹ tin rằng ăn hết thì mới làm hết bài.
Cua gạch
Đây có lẽ là món xa hoa nhất, và cũng ít được ăn nhất song vẫn phải có ít nhất 1 - 2 lần trước ngày thi. Cũng tương tự như bắp, có một phiên bản tương tự là "chắc như cua gạch". Mặt khác, gạch cua có màu đỏ cam rất tươi và đẹp, vậy nên mẹ tôi cũng tin rằng nó có thể giúp chúng tôi "đỏ" hơn. Mà đối với bọn trẻ lười bốc cua thì mẹ đã phải gỡ thịt trước, lấy gạch, sau đó xào với cơm. Đây là món ăn được chúng tôi yêu thích nhất vào mùa thi, thậm chí cứ năm nào mẹ quên thì cũng phải nhắc cho được.
Bánh bao
Nghe có vẻ buồn cười, và tôi cũng chắc là hiếm ai biết đến món này vì dẫu sao, đây cũng là lý giải của riêng mẹ tôi. Mẹ bảo, ăn để "bao" trọn cả đề. Bởi chiếc bánh bao "bao" hết mọi thứ trong tầm tay một cách gọn gàng, vậy nên nếu ăn bánh bao thì tôi cũng sẽ có khả năng "bao" trọn đề thi và thành công vượt vũ môn. Món này không phải mùa thi nào cũng ăn như những món khác, tuy nhiên mẹ tôi thường cho ăn kèm cùng các món trên vào những ngày thi quan trọng như thi lên cấp 3 hoặc thi đại học. Tuy nghe có hôi lạ lẫm, nhưng tôi khá chắc là nhiều bà mẹ khác cũng có lý giải tương tự về các món ăn khác của riêng mình giống như vậy.
Tạm kết:
Trong thực tế, nếu bạn không cố gắng, không học tập chăm chỉ thì cho dù có bao nhiêu món ăn mang ý nghĩa tốt lành trên đời gộp lại cũng không thể giúp bạn có được kết quả như ý. Tôi biết mình đậu vào trường chuyên và đậu đại học không phải vì ăn tất thảy những thứ mà mẹ tôi làm cho, mà là vì nhờ sự quan tâm của mẹ mà tôi có thêm động lực để ôn tập. Chính bởi vì những món ăn tưởng chừng như "mê tín", lại thực ra là một động lực tuyệt vời cho chúng ta. Thường thấy, sĩ tử đi thi được quý hơn cả vàng. Bậc phụ huynh lúc nào cũng sẽ chăm chút, chú ý đến bữa ăn, giấc ngủ của ta từng tí. Thậm chí, nó có khi chẳng phải là những món ăn "chơi chữ", mà là những món ăn bổ dưỡng, là ly sữa nóng, là bát mì gói nấu thêm quả trứng đơn giản mà ấm lòng vào những đêm ôn bài muộn.
Chúng ta không thi đậu vì chúng ta ăn "đậu", ăn "bắp". Chúng ta thi đậu vì chúng ta cố gắng, và chúng ta cố gắng vì chúng ta nhìn thấy được sự quan tâm và kì vọng của mẹ, của cha.
Sắp thi rồi, xin được phép chúc các sĩ tử thật nhiều may mắn, và nếu có thể, dù "ngán đến tận cổ" rồi, vẫn xin cố ăn bát chè của mẹ và cảm ơn mẹ vì đã quan tâm ta nhé!
Theo TTVN
Dân đổ xô nuôi nhưng loài cua này vẫn được săn đón và có giá bán khá cao Mặc dù được nuôi trồng rất nhiều, sản lượng hàng năm cũng vô cùng lớn, nhưng loài cua này vẫn nằm trong top những hải sản có giá cao và được nhiều người săn đón. Cua xanh hay cua bùn, là một loại cua biển. Ở Việt Nam, chúng thường được biết với tên gọi là cua bùn. Vỏ ngoài của chúng trong...