Khát vọng hòa bình của nữ biệt động Sài Gòn trở về từ cửa tử
Những ngày này, nữ biệt động Sài Gòn – Phùng Ngọc Anh, người có biệt danh “tiểu long nữ” vẫn cảm thấy may mắn vì mình còn sống…
Giữa “bão đạn”, bà Ngọc Anh, nữ anh hùng Lê Thị Riêng và đồng chí Trần Văn Kiểu vẫn hô vang: “ Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”. Thế rồi, trong giây phút đó, bà còn cảm nhận được từng làn đạn sượt qua đầu mình và nghe nhịp đập yếu ớt của đồng đội trong mưa bom bão đạn.
Bắt đầu bằng “Thép đã tôi thế đấy”
Nữ biệt động Sài Gòn Phùng Ngọc Anh năm nay đã 76 tuổi (ngụ phường 8, quận 11, TP.HCM). Bà sống giản dị cùng người cháu nuôi trong căn hộ nhỏ thuộc chung cư Bình Thới. Đôi mắt tinh anh ngày nào của bà giờ đã mờ hẳn sau nhiều năm chữa trị. Đó là di chứng của những ngày bà bị đánh đập, tra tấn nơi lao tù.
Trong căn nhà nhỏ, bà kể lại: “Tôi sinh ra trong một gia đình người Hoa yêu nước. Bố mẹ tôi trước đây tham gia nuôi giấu cán bộ Việt Minh ở huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá cũ, nay là tỉnh Kiên Giang. Trước nhà tôi có con sông Cái Lớn chảy qua, êm ả, hiền hòa. Thực dân Pháp, Mỹ lần lượt tàn phá, khiến gia đình tôi phải di tản lên khu Chợ Lớn, Sài Gòn sinh sống”.
Bà Ngọc Anh bị địch giam ở Tổng nha Sài Gòn (ảnh do nhiếp ảnh người Mỹ chụp năm 1967).
Năm 1961, gia đình khá giả nên bà xin phép sang Trung Quốc để học lên cao. Để đến Trung Quốc, bà phải đi tàu sang Hồng Kông. Ở Hồng Kông, bà nghe người dân bản xứ nói ở Trung Quốc đang rất căng thẳng nên xin vào làm ở một xí nghiệp may mặc ở Hồng Kông để có tiền sinh sống. Mỗi ngày, bà đi làm rồi về nhà trọ đọc các loại sách.
“Một lần, tôi cầm một đồng bạc duy nhất để mua chục trứng gà. Đi ngang hiệu sách cũ, ông bán hàng gọi tôi và giới thiệu cuốn “Thép đã tôi thế đấy”. Tôi thích quá nên quyết định mua quyển sách với 8 xu tiền, 2 xu còn lại tôi mua một quả trứng ăn cầm cự qua bữa. Tôi đem quyển sách về, đọc ngấu nghiến. Tình yêu cách mạng trong tôi lớn dần theo từng trang sách”, bà nhớ lại.
Năm 1964, bà nhận được tin mẹ bệnh nặng. Bà quay về Việt Nam với khát khao chăm sóc mẹ và có điều kiện thì tham gia cách mạng, góp sức cứu nước. Về nước, bà nhanh chóng theo anh trai và các cán bộ đang được gia đình nuôi giấu hoạt động cách mạng.
Bà được đồng chí Phùng Sinh giao nhiệm vụ phát truyền đơn, theo dõi và vạch kế hoạch ám sát những tên ác ôn. Sau đó, đồng chí Phùng Sinh bị bệnh tim nên lui về hoạt động ở tuyến sau. Bà nhận toàn bộ trách nhiệm chỉ huy, đôn đốc các anh, chị em trong đội võ trang người Hoa.
Video đang HOT
Lúc đầu, bà và đội vũ trang chịu trách nhiệm tiêu diệt các tên ác ôn, mật thám chuyên chỉ điểm cán bộ cách mạng. Sau đó, bà đề nghị cấp trên cho phép tiêu diệt các tướng tá, binh lính Mỹ có hành vi đàn áp dân thường.
“Được cấp trên đồng ý, tôi và các anh chị em trong đội võ trang liên tục chiến đấu, tiêu diệt nhiều tên ác ôn, mật thám, binh lính Mỹ. Trong đội, nhiều chiến sỹ chiến đấu rất dũng cảm như Tiểu Yến, Thanh Hồng. Ngày đó ở khu Chợ Lớn, tên Trung tá Chung Tao được giao nhiệm vụ đàn áp, kiểm tra hoạt động báo chí của khu vực, không cho tuyên truyền, ủng hộ cách mạng Việt Nam. Vì vậy, đội của tôi được giao nhiệm vụ tìm diệt hắn”, bà Ngọc Anh cho biết.
Người về từ “cửa tử”
Sau nhiều ngày theo dõi, ngày 19/9/1967, nữ biệt động Phùng Ngọc Anh và Thanh Hồng mai phục trước cổng nhà Chung Tao.
Khoảng 12h trưa, Chung Tao về đến nhà. Trong lúc mấy tên lính của hắn mở cửa, Ngọc Anh nhanh chóng lao tới phía sau lưng Chung Tao bắn một phát. Chung Tao ngã nhào, cặp táp của hắn văng ra ngoài. Chung Tao chưa chết. Hắn dùng chân đá khẩu súng trên tay bà khiến súng cướp cò. Súng rơi ra, hai tên lính bảo vệ chạy đến đánh bà đến ngất xỉu.
Bà bị bắt sau đó bị giam tại Tổng nha Sài Gòn. Sau đó, chúng giải bà sang nha Đô Thành, dùng tay bà để thử dung dịch thử thuốc súng. Dung dịch sôi sùng sục đốt cháy da thịt của người con gái yêu nước.
Tết Mậu Thân, địch tức giận điên cuồng khi quân ta tấn công vào nội thành. Thế nên ngày 31/1/1968, tức mùng 2 Tết, chính quyền Mỹ-Ngụy quyết định đem một số cán bộ cao cấp của ta đang bị giam giữ ở Tổng nha Sài Gòn đi thủ tiêu.
Để che giấu hành động mờ ám, địch chọn bà Ngọc Anh, cho kế thủ tiêu bí mật thêm phần hoàn hảo. 5h chiều ngày 31/1, tất cả tù nhân được ăn cơm. Ăn xong, chúng lấy xe áp giải tù nhân đi từ Tổng nha Sài Gòn sang bốt Bà Hỏa.
Tại đây, chúng lùa một số tù nhân chung xe bà sang xe khác. Trên xe của bà chỉ còn lại đồng chí Lê Thị Riêng, anh Chín Ca tức đồng chí Trần Văn Kiểu rồi chạy mấy vòng trên phố vắng tanh.
Bà Phùng Ngọc Anh kể lại nhiều kỷ niệm chiến đấu (ảnh Ngọc Lài).
“Giờ giới nghiêm nên đường phố vắng ngắt. Chị Riêng và anh Kiểu có nhiều kinh nghiệm nên chừng đoán ra được diễn biến tiếp theo. Anh chị cùng nhau hát vang bài Quốc tế ca, tôi cũng hát bài Giải phóng miền Nam.
Xe chạy thẳng đến bùng binh Tổng đốc Phương (vòng xoay Châu Văn Liêm ngày nay-PV) thì dừng lại. Một tiếng nổ lớn, mấy tên lính trên xe xô cửa chạy thoát thân. Một cơn bão đạn rền vang. Chị Riêng la lên “Nằm xuống”. Tôi nằm xuống thiệt lẹ.
Anh Kiểu bị tra tấn nhiều, chân teo tóp chỉ còn trơ xương nên không kịp nằm xuống. Anh dính đạn. Thế nhưng, anh và chúng tôi đều hô vang “Việt Nam, Hồ Chí Minh muôn năm!”. Tiếng chúng tôi hô át tiếng súng chát chúa”, bà Ngọc Anh nhớ lại.
Tiếng đạn dứt, nữ anh hùng Lê Thị Riêng cố đạp cửa xe và tiếp tục hô lớn. Bão đạn tiếp tục hướng về xe, nơi bà Ngọc Anh đang nằm. Lúc này, bà đã trúng đạn ở đùi và vành tai nên nằm im.
Đến lúc này, mấy tên sỹ quan của địch tiến đến gần thùng xe, kê thẳng họng súng vào ngực bà Riêng đe dọa. Bà Riêng vẫn dũng cảm hô lên 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”. Tên sỹ quan bóp cò, viên đạn xuyên thấu ngực. Bà Riêng té sấp xuống đè lên người bà Ngọc Anh.
Bà kể lại: “Tôi đợi bọn chúng đi bèn bắt mạch cho chị Riêng nhưng mạch chị yếu dần và tắt hẳn. Tôi nhìn sang anh Kiểu, anh hy sinh rồi, tay lạnh ngắt như vẫn ở thế giơ cao, thể hiện quyết tâm chống giặc”.
Máu chảy ra nhiều, bà bắt đầu mê man. Trong cơn mê, bà tự nhủ, mình phải sống để chiến đấu, để thấy ngày hòa bình, thống nhất đất nước. Để giữ được sự tỉnh táo, bà cắn môi cho máu chảy. Bà quơ tay lấy kẹp tóc trên đầu bà Riêng cho vào túi áo để làm kỷ niệm rồi thiếp đi.
Tiếng đồng hồ điểm 11h, xe nhúc nhích, bà tỉnh dậy nhưng cố nằm im giả chết. Mấy tên lính quan sát thật kỹ rồi bỏ đi. Khoảng 2-3 phút sau, bão đạn lại ập đến, bà nhắm mắt và cầu nguyện. Tiếng súng vừa ngưng, bà nghe người ta nhao nhác “tránh ra cho xe bác sỹ đến chở xác về bệnh viện”. Nghe đến đó, bà la lên “Tôi còn sống”. Bác sỹ đưa bà lên xe cấp cứu cùng xác anh Kiểu.
Bà lại rơi vào trạng thái mê man. Bà mơ màng nhìn thấy ánh mắt đầy tình người của vị bác sỹ. Bà được đưa vào bệnh viện Chợ Quán để chữa trị. Vết thương chưa kịp lành, bà bị đày đi Côn Đảo. Năm 1974, bà và một số đồng chí được định trao trả, rồi trở lại Sài Gòn.
Bà về thăm nhà được ít ngày rồi theo đoàn ra thăm Hà Nội. Đoàn của bà là đoàn đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Đứng giữa khoảng trời xanh ở bên lăng Bác, dường như nữ biệt động Ngọc Anh còn nghe tiếng chị Riêng, anh Kiểu vang lên “Hồ Chí Minh, Việt Nam muôn năm!”.
Nữ biệt động Phùng Ngọc Anh sống rất chí tình Trao đổi với PV, ông Dương Thanh Phương, Phó Chủ tịch hội Cựu chiến binh phường 8 (quận 11, TP.HCM) cho biết: “Bà Phùng Ngọc Anh thoát chết trong lần địch thủ tiêu quả thật rất kỳ diệu. Ngày đất nước thống nhất, bà trở về và tiếp tục cống hiến cho địa phương. Những dịp kỷ niệm ngày lễ của đất nước, chúng tôi vẫn thường đến thăm hỏi bà. Bà sống rất chí tình. Chúng tôi thường nhắc nhở con cháu phải học tập sự dũng cảm, yêu quê hương, đất nước từ nữ chiến sỹ kiên trung này”.
NGỌC LÀI
Theo_Người Đưa Tin
Ngư dân Sầm Sơn vẫn đánh bắt hải sản, neo đậu tàu thuyền bình thường
Sau khi nghe lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa thông báo tình hình đầu tư các dự án trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, trong đó có dự án "Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn"; phổ biến nội dung quyết định số 705/2016/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân xã Quảng Cư, các phường: Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn bị ảnh hưởng bởi dự án trên; các hộ, ngư dân đã thẳng thắn phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình.
Nhân dân khẳng định, ủng hộ chủ trương đầu tư, cải tạo bãi biển, phát triển du lịch ở Sầm Sơn. Do công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương ảnh hưởng trực tiếp đến mưu sinh hằng ngày nên bà con kiến nghị tỉnh xem xét, bố trí một phần bãi biển để làm bến neo đậu tàu thuyền, duy trì nghề khai thác hải sản truyền thống.
Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, đồng chí Trịnh Văn Chiến nêu rõ: Để xảy ra sự việc như trong những ngày qua là rất đáng tiếc. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của cấp uỷ, chính quyền tỉnh,Bí thư tỉnh ủy thấy mình có khuyết điểm với bà con Sầm Sơn. Song, một bộ phận người dân do chưa nhận thức đúng đắn nên đã tụ tập đông người kéo lên các cơ quan của tỉnh và thị xã Sầm Sơn. Đây là việc làm vi phạm pháp luật, hạ thấp hình ảnh tốt đẹp của con người Sầm Sơn và Thanh Hóa.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến khẳng định: Biển, bờ biển nói chung, trong đó có Sầm Sơn là của đất nước, của người dân nhưng biển, bờ biển phải được Nhà nước quản lý. Tỉnh không thu biển, thu bờ biển để giao cho bất cứ doanh nghiệp nào. Vì làm như vậy là trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Sầm Sơn có bờ biển đẹp, nổi tiếng lâu nay nhưng chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Do vậy, tỉnh chủ trương cải tạo, chỉnh trang bờ biển phía đông đường Hồ Xuân Hương nhằm đưa bãi biển Sầm Sơn thành một trong những bãi biển đẹp nhất cả nước.
Theo đồng chí Trịnh Văn Chiến, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, nhiều người dân Sầm Sơn đã hy sinh một phần lợi ích của mình cho sự phát triển của thị xã và của cả tỉnh. Quá trình thực hiện dự án không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn đã làm ảnh hưởng đến một bộ phận ngư dân bốn phường, xã. Tỉnh căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó quy định: Các tàu, thuyền, bè, mảng khai thác thuỷ sản gần bờ có công suất dưới 20 CV thì sẽ bị hạn chế và tiến tới sẽ cấm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước nên thống nhất chủ trương, xây dựng quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến khẳng định, chủ trương của Chính phủ, của tỉnh là đúng đắn nhưng cơ chế, chính sách thực hiện chủ trương mới ban hành từ 1-3-2016 nên việc tuyên truyền, vận động, phân tích cho bà con hiểu thấu đáo, rõ lợi ích, thấy được cơ hội thay đổi, nâng cấp nghề còn hạn chế. Tỉnh không có văn bản nào nói rõ thời điểm cụ thể phải di chuyển bến thuyền mà chỉ có Thông báo số 01-TB/VPTU: Giao Thị ủy, UBND thị xã Sầm Sơn tìm bến đỗ mới và xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại bến mới, bảo đảm các yêu cầu cho ngư dân neo đậu thuyền, bè, mủng; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân phù hợp; tổ chức tuyên truyền, vận động, thống nhất với bà con ngư dân, khi đủ điều kiện cần thiết mới tổ chức chuyển sang bến mới.
Qua đối thoại, phân tích, tỉnh Thanh Hóa thống nhất quyết định: Bà con nào đồng ý với chủ trương, chính sách của tỉnh thì nhận tiền hỗ trợ và thực hiện các quy định theo quyết định số 705/QĐ-UBND. Bà con nào vì nhiều lý do, chưa thống nhất với chủ trương, chính sách của tỉnh thì cứ lao động, sản xuất bình thường như trước. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân; điều tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân sớm ổn định cuộc sống.
Tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc để xảy ra vụ việc đáng tiếc nhiều ngày qua, rút kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ sắp tới.
MAI LUẬN
Theo_Báo Nhân Dân
Nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống Đồng loạt kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Hết thời gian nghỉ Tết, nhưng theo "quán tính", không ít người vẫn còn "say trạng thái" vui xuân, thì nhận được chỉ thị từ Thành ủy là thôi chúc tụng, hết vui xuân, hãy bắt tay ngay vào làm việc. Nói là làm, lãnh đạo Thành ủy, UBND và các ban, ngành của...