Khát vọng đưa muối sạch Sa Huỳnh vươn xa của nữ cử nhân 9X
Với nữ cử nhân Phạm Hồng Thắm (sinh 1993, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) thì việc tạo dựng thương hiệu muối sạch SAHU không chỉ là lựa chọn để lập nghiệp mà còn là mong ước làm giảm đi phần nào vị “đắng” của muối cho diêm dân Sa Huỳnh.
Tuy gia đình chỉ làm nghề biển, nhưng trong những lần về quê thăm nhà khi còn học đại học tại TP.HCM và qua báo đài, Thắm cảm thấy xót xa trước những nhọc nhằn, khổ cực của người làm muối mà kết quả họ nhận được phần nhiều là “vị đắng” khi giá muối quá thấp. Có thời điểm muối rớt giá xuống chỉ còn 500 đồng/kg mà bán cũng không được.
Nữ cử nhân Thắm với sản phẩm muối sạch mang tên SAHU
Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế luật và tìm được việc làm khá ổn định tại TP.HCM, Thắm vẫn quyết định trở về quê khởi nghiệp từ muối, bằng cách tạo dựng sản phẩm muối sạch và đưa đi tiêu thụ với thương hiệu SAHU (viết tắt từ tên Sa Huỳnh).
Để có muối sạch đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ, Thắm cùng người thân tìm đến nhiều gia đình diêm dân để thuyết phục họ tuân thủ sản xuất theo một số yêu cầu như: nền đất của ruộng muối phải đầm chặt, kĩ lưỡng hơn để giảm thiểu tối đa tạp chất bám, dính theo; thời gian từ khi đưa nước vào ruộng phơi nắng tạo muối trung bình 4 ngày để hạt to, chắc… Bù lại Thắm sẽ mua với giá từ 2.000-3.000 đồng/kg, cao gấp từ 4-6 lần so với thị trường.
Video đang HOT
Một góc cánh đồng muối Sa Huỳnh
Cùng với muối tươi là muối hầm. Để làm sản phẩm này, Thắm chọn làm theo cách truyền thống là nung trong nồi đất sét để không bị nhiễm kim loại nặng và giữ được mùi hương và độ an toàn của muối.
Diêm dân đang đưa muối sản xuất được đến nơi tập kết
Thắm bên số vật dụng để nung làm sản phẩm muối hầm
Mặc dù giá bán khá cao là 16.000 đồng/kg muối tươi và 52.000 đồng/kg muối hầm, thế nhưng với chất lượng và độ sạch của muối SAHU thì người tiêu dùng vẫn chấp nhận. Theo đó, muối SAHU hiện đang được bán ở khoảng 20 đại lý từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu đến TP.HCM, với lượng tiêu thụ hàng tháng khoảng 600kg muối các loại.
Kết quả khởi đầu này là một sự động viên rất lớn, tiếp thêm động lực để nữ cử nhân 9X tiếp tục hoàn thiện khát vọng đưa hạt muối Sa Huỳnh vươn đi xa hơn.
Theo Dantri
Tìm "đường sống" cho rau sạch Đà thành
Hiện nay, Đà Nẵng có nhiều vùng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, được kiểm tra quy trình sản xuất nghiêm ngặt như La Hường, Hòa Tiến, Tuý Loan... Tuy nhiên, có thực tế là sản phẩm của các làng rau này còn ít được người tiêu dùng Đà Nẵng biết đến.
Rau sạch tự ra chợ
Theo đại diện Hợp tác xã rau Tuý Loan, mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 1 tấn rau, củ, quả các loại... Trong đó, chỉ có 2,5 tạ rau vào bếp ăn tập thể của 2 trường học và các cửa hàng, số còn lại là do các hộ dân tự đem chợ bán lẻ hoặc được thương lái thu mua trôi nổi tại chợ lẻ.
"Việc sản xuất rau sạch vất vả hơn so với rau thường, phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của VietGAP nên giá thường đắt hơn 30% so với giá các loại rau không rõ nguồn gốc, chất lượng tại các chợ... Nhưng khi chúng tôi tìm nguồn tiêu thụ thì luôn gặp khó khăn về so sánh giá cả" - ông Bùi Dũng, Giám đốc HTX rau sạch Tuý Loan cho biết.
Khó khăn đầu ra không chỉ với vùng rau Tuý Loan mà cũng là cảnh ngộ chung của các vùng rau khác trên địa bàn Đà Nẵng.
Để rau sạch của Đà Nẵng có chỗ đứng trên thị trường, việc cần thiết là tạo một kênh nhận diện thương hiệu tại các chợ. ảnh: Kim Oanh
Ông Ngô Định-Phó Chủ tịch Hội ND xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang) cho biết, hiện phần lớn các loại rau bày bán trên thị trường không rõ xuất xứ, nguồn gốc, nhất là tại các chợ truyền thống. Trong khi rau VietGAP của nông dân sản xuất luôn khó đầu ra. "Hiện xã Hoà Phước có Tổ hợp tác trồng rau sạch gồm 15 hộ tham gia trồng với diện tích 2ha, tuy nhiên đầu ra bấp bênh. Làm rau theo quy trình sạch, sử dụng phân bón chất lượng, không sử dụng thuốc trừ sâu nên sản lượng rau thấp, chi phí đầu tư lại cao, trong khi rau ra chợ rất rẻ. Tính ra mỗi hộ trổng rau chỉ thu nhập khoảng 70.000-80.000 đồng/ngày. Mà nếu có nguồn tiêu thụ ổn định, lượng rau nông dân sản xuất cũng không đảm bảo bởi thời tiết nắng mưa thất thường như hiện nay. Do vậy, ngoài kiểm soát chặt chất lượng, thiết nghĩ Nhà nước nên đầu tư hỗ trợ nông dân sản xuất theo quy trình khép kín, mới đảm bảo cung cấp cho thị trường" - ông Định cho biết.
Mở kênh nhận diện thương hiệu tại các chợ
Hiện nguồn rau trồng ở Đà Nẵng chỉ đáp ứng được từ 5-10% nhu cầu của người dân, còn lại phải nhập ở các tỉnh thành khác về. Tuy nhiên, nghịch lý là nông dân trồng rau sạch đang đau đầu với bài toán đầu ra cho sản phẩm trong khi đại đa số người tiêu dùng lại khó tiếp cận được rau bảo đảm chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Vân-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoà Vang cho biết, hiện vẫn chưa có phân khúc thị trường dành riêng cho sản phẩm rau sạch, và ở các chợ lẻ cũng chưa có khu dành riêng để bán. "Để rau sạch Đà Nẵng đến tay người tiêu dùng, tôi nghĩ, các ban ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp trên địa bàn thành phố. Chẳng hạn tại các chợ, cần hỗ trợ cho nông dân xây dựng điểm trưng bày, bán rau sạch có thương hiệu và nếu cần thiết hỗ trợ thêm sạp bán, giá thành ban đầu để nông dân đưa rau ra thị trường" - ông Vân đề xuất.
Theo Danviet
Chuyên gia chỉ cách chọn bưởi Diễn chuẩn ngon "hết sảy" Nếu không để ý, người mua sẽ dễ chọn phải loại bưởi Diễn giả, hoặc chất lượng kém. Cùng nghe chuyên gia chỉ cách chọn "chuẩn ngon" loại trái cây đặc sản Thủ đô... Đặc trưng của bưởi Diễn dáng quả tròn đều, vỏ căng, vàng rơm hoặc sậm, nặng từ 600-800gr. Mang vị ngọt, thơm mát thanh khiết riêng, bưởi Diễn nổi...