Khát vọng đổi mới, phát triển
Một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2020 vừa qua tại Hà Nội là tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Đây là dấu ấn quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới của TP, với quyết tâm cao để đưa Hà Nội trở thành TP “xanh – thông minh – hiện đại”, kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Đề cao trách nhiệm nêu gương
Hà Nội bước vào nhiệm kỳ mới, với khí thế, quyết tâm cao và những kỳ vọng mới. Hơn hết, những thành quả và quan trọng cùng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu rút ra trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 chính là cột mốc quan trọng để Hà Nội xác định những chỉ tiêu cao hơn cho giai đoạn tiếp theo và tầm nhìn xa hơn nữa.
Nhiều mục tiêu quan trọng đã được Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ TP xác định rõ như đến năm 2025, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực vào năm 2025. ến năm 2030, Hà Nội trở thành TP “xanh, thông minh, hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế. ến năm 2045, Hà Nội là TP kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã diễn ra tốt đẹp. Ảnh: Phạm Hùng
Video đang HOT
ể hiện thực hóa mục tiêu này, việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn ảng, xây dựng ảng bộ TP trong sạch, vững mạnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương ình Huệ đã yêu cầu các cấp, các ngành đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, luôn chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mô hình tổ chức mới và phù hợp tình hình thực tiễn của Thủ đô. ề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương, nhất là người đứng đầu.
Nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể đặt ra cũng đòi hỏi sự vào cuộc với quyết tâm lớn của toàn Đảng bộ ngay từ đầu nhiệm kỳ. Cụ thể như, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 – 2025: 7,5 – 8%; thu nhập bình quân/người: 8.300 – 8.500 USD; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1 – 3,2 triệu tỷ đồng (giá hiện hành, tăng 12,5 – 13,5%/năm); hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp TP; tỷ lệ đô thị hóa: 60 – 62%…Cùng với 14 giải pháp, TP đã xác định và lựa chọn ba khâu đột phá để quyết tâm khắc phục những hạn chế, yếu kém, từ đó tạo sức bật, sự lan tỏa để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Ba khâu đột phá được xác định là: Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triên hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025 cơ bản giống ba khâu đột phá của nhiệm kỳ trước, nhưng có sự thay đổi lớn về chất. Trong đó, điểm mới là TP xác định văn hóa và con người – những nguồn lực quan trọng, quyết định sự phát triển của Thủ đô. TP sẽ thực hiện các giải pháp để những giá trị truyền thống của Thủ đô 1.010 năm tuổi được tiếp nối bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo, để Hà Nội hòa nhịp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Biến quyết tâm thành hành động
Để cụ thể hóa Nghị quyết, Thành ủy Hà Nội hiện đang khẩn trương xây dựng, triển khai 10 Chương trình công tác lớn khóa XVII, trong đó có nhiều điểm mới bám sát điều kiện thực tế, tạo thêm sức bật cho Thủ đô phát triển nhanh và toàn diện hơn.
Như lãnh đạo TP đã chỉ rõ, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác toàn khóa là giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo có tính hiệu quả cao, được khẳng định qua nhiều nhiệm kỳ. Thành công của 8 Chương trình công tác của nhiệm kỳ XVI một lần nữa cho thấy, Thành ủy Hà Nội đã lựa chọn đúng và trúng những lĩnh vực quan trọng để thực hiện. Điển hình như với Chương trình 02 (khóa XVI) về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, bằng sự quyết tâm cao và nhiều giải pháp cụ thể, nhất là việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.Cuối năm 2020, có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 96,1% số xã của TP), diện mạo nhiều khu vực nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, tiệm cận với khu vực đô thị và chuẩn bị sẵn sàng trở thành quận trong một vài năm tới. Đây là cơ sở quan trọng để Thành ủy Hà Nội khóa XVII xây dựng Chương trình 04: “ẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 – 2025″ theo hướng nâng chất lượng, kéo gần hơn nữa khoảng cách chênh lệch giữa khu vực nông thôn với thành thị.
Các chương trình công tác toàn khóa XVII không chỉ có ý nghĩa quan trọng, cấp bách của nhiệm kỳ 2020 – 2025, mà còn là vấn đề hết sức cơ bản, lâu dài của TP trong những giai đoạn tiếp theo. Ngoài những chương trình có tính kế thừa về công tác xây dựng ảng, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng hay phòng, chống tham nhũng, trong nhiệm kỳ này có thêm các chương trình mới như về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025″, “ẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2025″, “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025″.Các chương trình này sẽ giúp Hà Nội phát triển đồng đều hơn; phát huy tính sáng tạo, đổi mới để hội nhập và phát huy nguồn lực của Thủ đô. Thành ủy đã phân công trách nhiệm cụ thể với các đồng chí Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo 10 chương trình; dự kiến các chương trình sẽ được ban hành trong quý I năm 2021, đây sẽ là những cơ sở quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết ại hội ảng bộ TP vào cuộc sống một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Hiện các Đảng bộ của TP đều đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch để triển khai Nghị quyết xuống cơ sở; tổ chức học tập Nghị quyết; quán triệt tinh thần là dù ở cương vị công tác nào cũng phải nỗ lực phấn đấu cao nhất nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nét mới thể hiện quyết tâm của các cấp ủy Đảng là trong khi quán triệt triển khai Nghị quyết, các Đảng bộ cũng đồng thời đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chính trị thường xuyên và giải quyết kịp thời vấn đề nảy sinh tại địa phương, đơn vị mình; lấy “thước đo” là hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.
Dù khó khăn còn nhiều, thử thách còn lớn, nhưng với quyết tâm và những bước làm bài bản, sự phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí, từng cấp, từng ngành, toàn hệ thống chính trị TP đã sẵn sàng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, xây dựng Thủ đô trở thành TP kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế.
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng kiểm tra công tác tại Công an tỉnh Hưng Yên
Ngày 25/11, đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công an tỉnh Hưng Yên về công tác triển khai bảo vệ Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các sự kiện quan trọng của địa phương đến hết năm 2020.
Tại buổi làm việc, Đại tá Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên báo cáo, năm 2020, lực lượng Công an toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo công tác đảm bảo ANTT. Các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố triển khai lực lượng, biện pháp, nắm chắc tình hình, nghiên cứu tham mưu, đề xuất xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến ANTT.
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Đồng thời, chủ động triển khai lực lượng, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn. Tổ chức mở các đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp tội phạm; phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố thu hồi được nhiều vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Công tác huấn luyện, diễn tập các phương án phòng chống khủng bố giải thoát con tin.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng quy trình xử lý tình huống khủng bố xảy ra, chỉ đạo phòng Cảnh sát Cơ động đưa nội dung huấn luyện, diễn tập là một trong những nội dung trọng tâm và 100% CBCS phải tham gia huấn luyện, thực tập. Trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do làm tốt công tác phòng ngừa nên tình hình cháy nổ trên địa bàn được kiềm chế. Công tác thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Cùng với đó đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nên tình hình ANTT trên địa bàn ổn định, phục vụ có hiệu quả công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp, được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận và đánh giá cao. Hoàn thành việc bố trí 100% công an chính quy cho công an xã đảm bảo mỗi xã có ít nhất 5 cán bộ, chiến sỹ Công an chính quy.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng và đồng chí Trần Quốc Toản ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Công an tỉnh Hưng Yên đã đạt được trong 11 tháng đầu năm 2020, đặc biệt là công tác đảm bảo ANTT Đại hội Đảng các cấp, đảm bảo tuyệt đối an toàn Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, đảm bảo an toàn khu cách ly trong thời gian phòng chống dịch COVID - 19, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm đã được kịp thời điều tra làm rõ như giết người, tội phạm sử dụng công nghệ cao...
Đồng thời yêu cầu thời gian tới, Công an Hưng Yên tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình, triển khai đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong đảm bảo ANTT ngay từ cơ sở, đặc biệt là phát huy vai trò của lực lượng Công an xã chính quy được tăng cường về cơ sở. Tiếp tục thực hiện tốt đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tập trung xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo ANTT, dự báo, phân tích, đánh giá tình hình, trên cơ sở đó có biện pháp tham mưu, phối hợp và giải quyết kịp thời, không để phức tạp xảy ra; đảm bảo tốt ANTT, TTATGT, phòng chống cháy nổ, đảm bảo tuyệt đối an toàn các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội nhất là thời điểm tết Nguyên đán và đảm bảo tuyệt đối Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Phấn đấu đưa Yên Bái thành tỉnh khá vào năm 2025 Sáng 23-9, Đại hội Đại biểu (ĐHĐB) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc. Phát biểu chỉ đạo đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị các đại biểu cần phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn của tỉnh nhà để...