Khát vọng bứt phá du lịch
Cà Mau có 2 hệ sinh thái rừng ngập nước, đó là rừng đước và rừng tràm. Trong đó, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và vùng lõi Vườn Quốc gia U Minh Hạ được công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển, đảo, du lịch cộng đồng…
Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Nâng tầm liên kết du lịch, hướng đến phát triển bền vững
Du lịch Cà Mau – Sắc riêng giữa màu chung
Năm 2023, tổng thu du lịch đạt hơn 2.800 tỷ đồng
Ngoài những giá trị to lớn về lịch sử của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, Cà Mau còn được thiên nhiên ban tặng những giá trị ít nơi nào có được. ó là phong cảnh thiên nhiên hữu tình, rừng đước, rừng tràm bạt ngàn, đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, hòn á Bạc tuyệt đẹp, đầm Thị Tường thơ mộng và các di tích văn hóa, lịch sử gắn liền với truyền thống hào hùng của dân tộc.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã có những đột phá trong cách nghĩ, cách làm để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tổng lượng khách, nguồn thu liên quan du lịch đều tăng cao. Mới đây, HND tỉnh Cà Mau ban hành Nghị quyết số 28/NQ-HND ngày 10/10/2023, thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nhiều nội dung quan trọng, bám sát Quyết định số 744/Q-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 và các quy hoạch khác… ây sẽ là cơ hội để ngành du lịch bứt phá mạnh mẽ trong tương lai”.
Toàn cảnh Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng đầu tư các hạng mục gồm khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ để nâng cao đời sống người dân và bảo vệ, phát triển rừng, phát triển du lịch.
ầm Thị Tường là một trong những đầm đẹp nhất BSCL với cảnh quan nên thơ. ây là điểm du lịch sinh thái gắn liền với di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo ước. Tỉnh Cà Mau mời gọi đầu tư Khu Du lịch đầm Thị Tường với quy mô 700 ha, trở thành khu tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp thể thao nước và tìm hiểu đời sống, văn hóa vùng sông nước.
Video đang HOT
Tái hiện chợ nổi tại Khu Du lịch sinh thái Làng rừng Cà Mau – ECO.
Du khách hào hứng với trò chơi giàn hơi liên hoàn dưới nước tại Khu Du lịch sinh thái Làng rừng Cà Mau – ECO.
Khách du lịch thích thú trải nghiệm du lịch sinh thái cùng với sản phẩm mật ong rừng U Minh Hạ.
Các trò chơi dân gian luôn hấp dẫn du khách. (Ảnh chụp tại Ẩm thực sinh thái Dìa Quê, Phường 7, TP Cà Mau). Ảnh: BĂNG THANH
Du khách thích thú check-in trước khi tham gia các trò chơi dân gian tại iểm Du lịch Hoa rừng U Minh, huyện U Minh. Ảnh: BĂNG THANH
Không chỉ là nơi “trăm hoa đua nở”, iểm Du lịch Hoa rừng U Minh còn có nông trại cừu và các loài động vật nhỏ xinh như thỏ, chuột hamster… để du khách chụp ảnh. Ảnh: BĂNG THANH
Khám phá rừng tràm U Minh Hạ
Về Cà Mau, du khách ngồi trên những chiếc vỏ lãi xuôi theo dòng sông Trèm Trẹm, Cái Tàu, sông Đốc để đến khám phá rừng tràm U Minh Hạ.
Rừng tràm U Minh Hạ tiếp giáp với rừng tràm U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Trong đó, có 8.256 ha được công nhận Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Đặt lọp bắt rùa của cư dân vùng rừng. Ảnh: Huỳnh Lâm
Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm 6 tháng ngập nước, 6 tháng khô hạn. Vườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có nhiệm vụ bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.
Giăng câu dưới tán rừng tràm. Ảnh: Thanh Dũng
Rừng U Minh Hạ với cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối. Có nhiều loài động vật như nai, heo rừng, khỉ, chồn trăn, rắn, rùa, trúc (tê tê)... và có 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ sinh sống trú ngụ.
Gác kèo ong. Ảnh: Tấn Điệp
Đặc biệt, dưới tán rừng, quanh năm loài ong cần mẫn đi hút mật từ những nhụy bông tràm về xây tổ, hàng năm cho khai thác sản lượng lớn. Vào mùa ăn ong, du khách sẽ được theo chân những người thợ gác kèo ong của tập đoàn Phong Ngạn để vào rừng cùng ăn ong, lấy mật. Tại đây, du khách được thưởng thức món ăn ong non vừa được cắt xuống, chấm thêm tí mật của hương rừng tràm U Minh thì ngọt thanh đến thao đầu lưỡi. Quý khách có thể mua mật ong tinh khiết của rừng tràm U Minh về làm thuốc, hay làm quà biếu cho người thân.
Thu hoạch bồn bồn vùng U Minh. Ảnh: Hồ Hoàng Giang
Sau những chuyến xuyên rừng, du khách có thể xem tát đìa hay tự tay giăng lưới, câu cá, hái rau rừng, nhổ bông súng... thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của xứ sở rừng tràm U Minh mà ít nơi nào có được như cá lóc nướng trui, cá rô đồng nấu lẩu mắm, lươn um lá nhàu, rắn hổ hành nấu cháo đậu xanh, hầm sả hay trích nướng mọi, chuột đồng chiên cùng nhiều món ăn dân dã khác.
Rùa vàng - Đặc sản của rừng tràm U Minh. Ảnh: Huỳnh Lâm
Đến với rừng tràm U Minh Hạ, du khách được đến thăm quê hương của Bác Ba Phi. Đêm xuống, du khách có thể tham gia đờn ca tài tử, đi soi cá, đổ trúm, bắt chuột đồng hay giăng lưới chim ở miệt rừng U Minh.
Thảm xanh Vườn Quốc gia U Minh Hạ Rừng U Minh Hạ nói chung, Vườn Quốc gia U Minh Hạ nói riêng có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và con người. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh trên đất than bùn là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã và nhiều loài thuỷ sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái,...