Khát nước sạch vùng ven biển Nghệ An
Để có nước sạch sử dụng, người dân các làng biển Quỳnh Lưu ( Nghệ An) bỏ ra tiền triệu để lắp đặt đường ống dẫn nước từ nhà máy về. Tuy nhiên, được một thời gian ngắn, đến nay không có nguồn nước cấp, vì thế, suốt hơn 10 năm qua bà con lâm cảnh lao đao vì thiếu nước sạch.
“Chắt chiu” từng giọt nước
An Hòa là xã ven biển của huyện Quỳnh Lưu có dân số hơn 13.000 người, đa phần người dân nơi đây đều sống bằng nghề diêm nghiệp. Toàn xã có 14 thôn thì có 7 thôn thuộc vùng đất nhiễm mặn nên nhiều năm nay, bà con không thể dùng nguồn nước ngầm để uống. Nhiều gia đình có nước giếng khoan nhưng bị nhiễm mặn nên chỉ dùng để rửa.
Thiếu nước ngọt, mọi người chỉ biết trông chờ vào nước mưa hoặc mua nước ngọt từ các địa phương khác về dùng.
Để có nước sạch sử dụng, người dân xã An Hòa (Quỳnh Lưu) xây bể trữ nước mưa nhưng vẫn không đủ do nắng nóng kéo dài. Trong khi đó các xã vùng biển của Quỳnh Lưu có nguồn nước ngầm nhiễm mặn nên nhà có giếng cũng không sử dụng ăn uống được, chỉ để rửa. Ảnh: Việt Hùng
“Cách đây hơn 10 năm, bà con ở vùng này phấn khởi khi có hệ thống nước sạch được đấu nối thẳng về từng ngõ xóm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên nguồn nước không còn dẫn về nữa”.
Bà Trần Thị Luân ở thôn Tân Thắng (An Hòa)
Để có nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, các hộ dân ở vùng biển Quỳnh Lưu đều xây một bể chứa nước mưa trong nhà. Tuy nhiên, ở vùng biển do đất chật, người đông nên diện tích xây bể chứa không lớn, họ phải sử dụng tiết kiệm.
Video đang HOT
Nếu nắng hạn kéo dài thì nhà nào cũng cạn trơ bể và buộc phải mua nước từ nơi khác về với giá cao.
Chị Nguyễn Thị Hương, trú tại xóm 5, xã Sơn Hải cho biết: “Nguồn nước bị nhiễm mặn, nhà tôi phải xây một cái bể chứa nước mưa để dùng. Mùa mưa còn đỡ, chứ mùa hè, phải chi ly từng ca nước…”.
Quỳnh Lưu có hơn 900 tàu cá đánh bắt xa bờ, mỗi chuyến vươn khơi, mỗi tàu cần khoảng 10 – 15 khối nước ngọt. Ảnh: Việt Hùng
Thiếu nước sinh hoạt hàng ngày đã khó khăn, chật vật nên việc phục vụ nước ngọt cho các tàu thuyền ra khơi của ngư dân các xã vùng biển Sơn Hải, Quỳnh Long, Tiến Thủy… lại khó khăn hơn bội phần.
Được biết, một tàu ra khơi đánh cá, bên cạnh chi phí từ dầu mỡ, tiền ăn, tiền công… thì lâu nay lại phải cộng thêm tiền nước ngọt. Bình thường một tàu ra khơi đánh cá phải mua nước ngọt từ 500.000 – 700.000 đồng.
Năm 2004, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, dự án nước sạch cho người dân vùng ven biển Quỳnh Lưu được đầu tư và triển khai. Riêng xã Sơn Hải hoàn thành việc lắp đặt đường ống dẫn nước sạch về các hộ dân hoàn thành vào tháng 11/2007.
Tuy nhiên, không hiểu sao nước sạch chỉ về được vài ngày đầu, sau đó không còn được dẫn về nữa. Trải qua thời gian dài, đường ống dẫn nước đã “đắp chiếu” bỏ không, hoen rỉ, xuống cấp nghiêm trọng.
Suốt 12 năm qua, chị Nguyễn Thị Minh ở xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) phải đi gánh nước ngọt từ nơi khác về sử dụng hàng ngày. Ảnh: V.H
“Dự án nước sạch do UBND xã làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ đồng. Hiện, xã đã thu các hộ gia đình trong toàn xã 800 triệu đồng để xây dựng đường dẫn nước. Tuy nhiên, do công trình chưa bàn giao nên chưa có nước sạch dẫn về…”.
Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải
Tiếp nước ngọt lên tàu cá. Ảnh: V.H
Còn ở xã An Hòa, năm 2004, người dân cũng đóng góp hoàn thành việc lắp đặt đường ống dẫn nước máy từ thị trấn Cầu Giát về tận nhà dân. Tuy nhiên, một thời gian đầu có nước thì sau đó… hết nước.
Ông Lê Xuân Quyết – Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, nguyên nhân khiến nước máy không về tới các hộ dân là do công suất nhà máy nước Quỳnh Lưu không đủ để cấp cho các địa phương ở vùng xa. Trước tình hình đó, UBND xã đang tiến hành họp dân, lấy ý kiến để làm các thủ tục, ký hiệp đồng với nhà máy nước thị xã Hoàng Mai cung cấp nước sạch cho bà con.
Theo Baonghean
Tắm sông, học sinh lớp 3 ở Nghệ An tử vong do đuối nước
Khi trời động sắp mưa, nước lên cao và chảy mạnh, Thắng sảy chân trượt xuống hố mé sông chỉ còn cách bờ khoảng 2m rồi bị chìm dần.
Ngày 6/5 Ban Công an xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu cho biết: tối 5/5 đã tìm thấy thi thể em Vi Quyết Thắng (9 tuổi), học sinh lớp 3B điểm trường lẻ Chiềng Ban, Trường tiểu học Châu Thắng, huyện Quỳ Châu đuối nước cùng ngày.
Nơi xảy ra vụ đuối nước. Ảnh: Kế Kiên - Đức Lập
Theo lời anh Vi Văn Thành (bố cháu Vi Quyết Thắng) thường trú tại bản Chiềng Ban 1, xã Châu Thắng, Quỳ Châu: Khoảng 17h chiều, anh đi gặt lúa về không thấy con ở đâu liền chạy đi tìm. Ra ngoài sông Hiếu đoạn chảy qua xã Châu Thắng thấy xe đạp, đôi dép và chiếc mũ trên bờ của con ở trên bờ. Linh cảm chuyện chẳng lành, anh Thành kêu gọi người đến giúp. Lặn, hụp 5 đến 6 lần hố sâu 3-5m thì thấy thi thể của cháu.
Bạn cùng đi tắm sông kể lại, thời điểm đó trời động sắp mưa, nước đang lên cao và chảy rất mạnh, nên các em nhanh chân về thì Thắng bị sảy chân trượt xuống hố chỉ còn cách bờ khoảng 2m rồi bị chìm dần.
Phát hiện Thắng bị chìm dưới sông, các bạn liền chạy lên bờ kêu cứu nhưng đã không ai nghe thấy...
Ông Lô Văn Thanh, Trưởng Công an xã Châu Thắng cho biết: sau khi nhận thông tin có học sinh bị đuối nước, xã đã tổ chức lực lượng, huy động nhân dân cùng gia đình ứng cứu nhưng cũng đã muộn.
Đến chiều 17h30, thi thể của Thắng mới được tìm thấy và bàn giao cho gia đình đưa về mai táng theo phong tục tập quán của địa phương.
Kế Kiên - Đức Lập
Theo baonghean
Đà Nẵng : Nữ sinh chết thảm trên đường lên đỉnh Bàn Cờ Cùng bạn lái xe máy lên núi Sơn Trà (Đà Nẵng) tham quan, xe của Sang không may bị lạc tay lái, tông vào taly chắn bên đường. Tai nạn khiến nữ sinh tử vong tại chỗ, người bạn đi cùng bị gãy tay. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 11h trưa 4/5, tại đường lên núi Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP...