“Khát” nguồn cung, sức ép giảm giá xe mới, thị trường xe cũ ra sao?
Nguồn cung trở nên khan hiếm so với các năm trước, trong khi đó giá xe liên tục phải chịu áp lực từ các chương trình khuyến mãi, giảm giá của xe mới. Thị trường xe cũ đang khởi sắc nhưng vẫn còn gặp nhiều cản trở về mức tăng trưởng trong dịp cuối năm.
Thị trường xe mới đang chứng kiến mức doanh số tăng trưởng mạnh tại thời điểm những tháng cuối năm. Trong khi đó, thị trường xe cũ tuy đã khởi sắc trở lại nhưng vẫn còn tồn tại nhiều rào cản. Điển hình như việc nguồn cung đang trở nên khan hiếm hơn trên thị trường trong khi giá xe cũ vẫn phải chịu sức ép từ việc giảm giá mạnh của xe mới.
Cung lớn hơn cầu, ôtô cũ ngày càng khan hiếm
Trao đổi với Lao Động, ông Lê Thanh Việt – chủ đại lý chuyên kinh doanh xe ôtô cũ tại Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) cho biết thị trường cuối năm nay không sôi động bằng mọi năm do vẫn chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh.
“Nguồn cung trên thị trường chậm lại khiến cho việc thu mua đang trở nên khó khăn hơn mọi năm. Nguồn cung giảm do người tiêu dùng cũng ít thay đổi xe hơn vì nhịp độ của thị trường bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Số lượng xe bán ra đang lớn hơn số lượng xe mua vào, do đó nhiều khả năng từ giờ tới cuối năm thị trường sẽ càng khan hiếm hơn khi nhu cầu mua xe dịp Tết ngày càng tăng cao” – ông Việt chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông Việt cũng cho biết thêm salon của ông cũng thường xuyên phải tìm kiếm thêm nguồn xe từ các tỉnh thành khác để có thể đa dạng hoá và tăng số lượng các sản phẩm bày bán tại salon để phục vụ cho dịp cuối năm này.
Anh Đặng Bá Khương – chuyên viên kinh doanh tại salon kinh doanh ôtô cũ trên đường Nguyễn Văn Hưởng (Long Biên, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Số lượng khách hàng tìm mua xe cũ tăng thì nguồn cung lại khan hiếm. Năm nay kinh tế khó khăn thu nhập giảm nên phong trào đổi xe mới cũng giảm hẳn”.
Video đang HOT
Số lượng khách hàng tìm mua xe cũ tăng thì nguồn cung lại khan hiếm. Ảnh: Hùng Cường.
Do tâm lý tranh thủ mua xe trước khi ưu đãi giảm thuế trước bạ kết thúc, lực mua đang ngày càng tăng cao hơn vào thời điểm từ nay đến cuối tháng 12. Anh Nguyễn Thành Đạt (Hà Nội) – một khách hàng mua xe tâm sự: “Những tháng trước tình hình COVID-19 chưa ổn định nên thời điểm đó, tôi quyết định giữ tiền để đề phòng. Tuy nhiên hiện tại dịch bệnh trong nước đã lắng xuống và kinh tế ổn định nên tôi quyết định đổi xe trước khi thuế trước bạ tăng trở lại”.
Giá xe cũ liên tục chịu sức ép lớn từ nhiều phía
Nhiều tháng nay, việc giảm giá lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng tại các hãng xe mới là điều thường xuyên xảy ra kể từ sau khi COVID-19 xuất hiện. Việc kinh doanh bị đình trệ, lượng hàng tồn kho bao gồm cả những mẫu sản xuất từ năm 2018, 2019 chưa được giải quyết khiến các đại lý đồng loạt lao vào cuộc đua giảm giá.
Việc giảm giá nhiều và liên tục này đã gây một sức ép rất lớn lên thị trường xe cũ. Ông Việt chia sẻ: “Việc thị trường khan hiếm sẽ đẩy giá xe tăng lên trong dịp này, tuy nhiên biên độ tăng không lớn vì giá xe mới tại đại lý đang giảm. Tuy nhiên, thời điểm cuối tháng 12 khi ưu đãi giảm 50% thuế trước bạ kết thúc thì giá xe cũ nhiều khả năng sẽ tăng và ổn định hơn bây giờ”.
Thời điểm cuối tháng 12 khi ưu đãi giảm 50% thuế trước bạ kết thúc thì giá xe cũ nhiều khả năng sẽ tăng. Ảnh: Hùng Cường.
Anh Khương cũng cho biết khi nguồn cung thì khan hiếm, giá xe đáng lẽ theo đó sẽ tăng lên do mức giá thu mua đầu vào tăng tuy nhiên mức giá hiện bị “mắc kẹt” do giá xe mới đã giảm khá nhiều. Sự chênh lệch và cân bằng giữa mức giá xe mới và xe cũ cần liên tục duy trì ở tỉ lệ tương đối. Nếu khoảng cách giá quá gần nhau thì khách hàng có thể sẽ cố gắng chọn mua xe mới thay vì mua một chiếc xe cũ.
Từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu về ôtô cũ sẽ còn tăng. Doanh số tăng trưởng vào quý này là điều người kinh doanh ôtô cũ luôn mong muốn. Tuy nhiên, lúc có nhiều khách mua, bán được giá thì lại thiếu hàng, khiến nhiều người không khỏi nuối tiếc.
Thị trường xe cũ lao đao dưới áp lực "bão" giảm giá xe mới
Cuộc chiến tranh giành thị phần với hàng loạt thông tin giảm giá không phanh ở thị trường của các mẫu xe mới đang vô tình đẩy xe cũ rơi vào khó khăn.
Sau khi tháng 7 âm đã qua, khá nhiều đại lý, cửa hàng xe ôtô vẫn đang trong tình trạng vắng khách, âm doanh số do tác động giảm giá liên tục từ các hãng xe và đại lý trên toàn quốc cùng với các chính sách giảm thuế phí.
Thông tin phản ánh chung từ một số salon xe cũ, bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến quyết định của người mua rất nhiều. Việc siết chặt chi tiêu do khó khăn kinh tế chung, khiến lượng người mua xe ít hơn, giá xe mới đang giảm nhanh chóng cùng các chính sách ưu đãi khách hàng đã khiến thị trường xe cũ rơi vào suy thoái.
Trước đây, các mẫu xe cũ có giá trong khoảng 500 triệu đồng khá đắt hàng thì nay nhóm khách hàng của xe cũ đã chuyển nhiều sang xe mới với nhiều chính sách ưu đãi tốt hơn từ phía các hãng xe.
Với mức giá 300 triệu đồng, thị trường xe mới trước đây chỉ gói gọn vào các mẫu xe hatchback, sedan phân khúc A hoặc B. Tuy nhiên, khi thị trường gặp khó, các hãng xe hơi thực hiện kế hoạch giảm giá, khuyến mãi hàng loạt, thậm chí có trong tay 200 triệu đồng, khách đã có thể sở hữu chiếc SUV mới cứng, đẳng cấp nhờ chính sách cho vay lên tới 80% giá trị xe.
"Hiện tại trên thị trường xe mới, có rất nhiều mẫu SUV, crossover hay sedan phổ thông được bán trả góp với giá vốn ban đầu chỉ khoảng 200 triệu đồng. Đặc biệt, có hãng chỉ cần người tiêu dùng bỏ ra gần 100 triệu đồng là có thể sở hữu được xe hơi. Điều này đã khiến các loại xe cũ trong cùng phân khúc giá bị mất khách hàng, mất thị trường", ông Lê Việt Cường, chủ salon ôtô cũ tại Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) cho biết.
Theo chị Nguyễn Phương Thảo - chủ một salon chuyên bán xe Đức tại Nguyễn Văn Hưởng (Long Biên, Hà Nội): "Từ đầu năm đến nay, salon nhập một lượng xe lớn do nhu cầu cắt giảm chi phí từ các gia đình và công ty. Bên cạnh đó, các xe ký gửi hay xe quay đầu lại của khách hàng cũ cũng tăng mạnh".
Thị trường xe cũ hiện phải nghe ngóng và sống theo hơi thở của xe mới và chịu tác động lớn của xu hướng giảm giá xe mới. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
"Hiện các salon xe cũ đa số đều tập trung bán các mẫu xe phổ thông hoặc các xe có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng, xe sang cũng có một vài giao dịch nhưng nhìn chung doanh số giảm mạnh. Điển hình như tháng vừa rồi, salon tôi không bán được chiếc nào có giá trị trên 2 tỷ" - anh Nguyễn Anh Châu - chủ salon xe ôtô cũ tại Quận 7, TP.HCM chia sẻ.
Đối với các mẫu xe cũ từ 10 năm trở về trước cũng rất khó để bán hàng bởi nhu cầu người tiêu dùng đang hướng đến các dòng xe mới hơn.
Ông Lê Thanh Việt, chủ một đại lý xe cũ trên phố Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) cho biết, thị trường xe cũ hiện tại đang gặp nhiều khó khăn và áp lực từ cả hai phía nguồn cung và nguồn cầu "Với tình trạng các đại lý liên tục đưa ra các chính xách giảm giá lên đến cả trăm triệu như hiện nay, thì việc một chiếc xe vừa nhập về có thể bị mất giá dẫn đến việc lỗ ngay tại thời điểm mua là hoàn toàn có thể xảy ra".
Có thể thấy thị trường xe cũ hiện phải nghe ngóng và sống theo hơi thở của xe mới và chịu tác động lớn của xu hướng giảm giá xe mới.
Do đại dịch COVID-19 khiến doanh số hàng loạt hãng xe bị tụt giảm mạnh, nhiều hãng bắt buộc phải giảm giá, khuyến mãi mạnh để xử lý hàng tồn kho nhất là các mẫu sản xuất từ năm 2019, khiến cho thị trường xe cũ bị ảnh hưởng sâu sắc.
Những ưu và nhược điểm cần nắm vững khi mua xe cũ Bên cạnh những lợi ích dễ nhận thấy thì việc mua bán xe cũ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ. Trước khi quyết định mua một chiếc xe đã qua sử dụng, bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng và dành thời gian nghiên cứu để tránh rơi vào cảnh "tiền mất tật mang". Dưới...