“Khát” lợn giống, giá đắt đỏ, nhà nông chật vật tái đàn, tăng đàn
Con giống là khâu then chốt để đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn.
Do giá lợn giống đang rất cao, Bộ NNPTNT đã đề nghị các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người chăn nuôi đẩy mạnh công tác tăng đàn, góp phần kéo giảm giá thịt lợn trên thị trường.
Khan hiếm con giống
Với gần 800.000 con lợn, Bình Dương là tỉnh có tổng đàn lợn lớn thứ 3 ở miền Nam. Tuy con số thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) gây ra ở mức thấp, chỉ khoảng 1,9% nhưng công tác tái đàn hiện nay vẫn còn chậm. Việc tái đàn chủ yếu là ở các trang trại chăn nuôi gia công cho công ty.
Lãnh đạo Bộ NNPTNT kiểm tra tình hình chăn nuôi và công tác tái đàn ở Đồng Nai. Ảnh: N.V
Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương, tiến độ tái đàn ở các trang trại chăn nuôi tư nhân còn chậm chủ yếu do lo ngại dịch bệnh tái phát và khan hiếm lợn giống. “Giá lợn hơi đang tăng cao, nông dân cũng rất muốn tái đàn nhưng lại gặp khó khăn ở khâu con giống. Hiện do khan hiếm nên con giống có giá rất cao, từ 160.000 – 170.000 đồng/kg” – ông Phạm Văn Bông – Giám đốc Sở NNPTNT cho biết.
Thời gian qua, các công ty chăn nuôi đều lưu hành giống nội bộ trong hệ thống và không xuất bán con giống ra ngoài. Không ít công ty và trang trại sử dụng cả lợn cái 3 máu (loại lợn không chuyên làm nái đẻ thịt – PV) để làm giống tạm thời.
Ông Trần Nhật Lâm – hộ chăn nuôi ở huyện Bàu Bàng nhận định, với mức giá như thế, muốn mua 1 con giống khoảng 20kg để gây nuôi, nông hộ phải tốn gần 3,5 triệu đồng. Có tiền trong tay mà có mua được lợn để tái đàn hay không là chuyện khác. Vì nông dân rất khó tiếp cận được nguồn giống để tái đàn. Còn việc sử dụng cả lợn cái 3 máu để làm giống chỉ là giải pháp mang tính tạm thời vì năng suất thấp, và các lo ngại yếu tố cận huyết. Nhưng muốn tái đàn thì nông dân không còn cách nào hơn.
Điều này đồng nghĩa với tình trạng khan hiếm con giống. Không cần phân biệt chất lượng, chỉ cần có con nái là cho sinh sản, kể cả nái nuôi thịt. “Nguồn cung lợn thịt vốn đã khan hiếm vì thế lại tiếp tục thiếu hụt. Đa phần nguồn lợn hơi xuất thịt bây giờ là lợn đực” – ông Lâm nói.
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 4, đàn lợn của tỉnh có trên 2 triệu con. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê tỉnh này, tổng đàn lợn của Đồng Nai chỉ đạt hơn 1,91 triệu con, giảm 20% so cùng kỳ. So với con số hơn 1,8 triệu con hồi tháng 3, tổng đàn lợn đến tháng 4 tuy có tăng nhưng chưa nhanh.
Cục thống kê tỉnh cho biết, hiện nay các doanh nghiệp có quy mô chăn nuôi lớn bắt đầu tái đàn trở lại, nhưng chậm do không đủ điều kiện. Giá con giống hiện quá cao cũng khiến người chăn nuôi e dè.
Theo ông Võ Văn Chánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tuy có khuyến khích tái đàn nhưng tỉnh cũng kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho các cơ sở tái đàn khi đạt điều kiện an toàn dịch bệnh. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua lợn giống, giá lợn giống đang ở mức cao nên tổng đàn mới chỉ đạt hơn 80% so với trước dịch.
Nỗ lực tăng đàn
Dành diện tích 30ha cho chăn nuôi, ông Nguyễn Hữu Thắng đã đầu tư 2 trại lợn Hoa Phượng và Đồng Hiệp tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Trước đây, ông Thắng thường xuyên duy trì tổng đàn trên 1.000 lợn nái và từ 10.000-12.000 lợn thịt.
3 tháng sau DTLCP, ông Thắng tiến hành tái đàn thận trọng, đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH). Hiện trại đã có khoảng 2.000 con lợn thịt đang phát triển tốt. Tuy nhiên, theo ông Thắng, muốn tăng tốc chăn nuôi thì chính quyền và ngành chức năng cần tạo điều kiện tốt hơn để nhập lợn giống, tạo điều kiện cho người nuôi mua với giá hợp lý.
Để góp phần giảm sốt giá con giống trên thị trường, trại lợn giống gốc quốc gia Bình Minh (thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ) ở huyện Trảng Bom với quy mô 6.000 con đang tập trung nỗ lực cho công tác phối giống, nhân đàn. Sau hơn 3 tháng siết chặt công tác ATSH, đến nay, trại đã cung cấp khoảng 250 con nái hậu bị và vài chục con đực giống cho thị trường mỗi tháng.
TS Nguyễn Hữu Tỉnh – Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ cho biết, trại giống này đã bắt đầu chuyển giao, đưa con giống ra thị trường. Chất lượng đàn giống vẫn đảm bảo an toàn, chưa có bất kỳ phản hồi nào về nguồn giống bị dịch bệnh.
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác tái đàn, Đồng Nai hiện có 815 con lợn giống cụ kỵ, ông bà và 215.000 con nái. Thực hiện tái đàn đảm bảo chăn nuôi an toàn; tỉnh này đặt mục tiêu sẽ đưa tổng đàn đạt khoảng 2,5 triệu con vào cuối năm nay.
Đồng Nai sẽ vận động các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI phát triển đàn giống để cung cấp cho người chăn nuôi; liên kết với người nông dân để cung cấp giống, kỹ thuật nhằm đảm bảo tái đàn an toàn. “Đồng thời, tỉnh sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn, đặc biệt là phát triển đàn lợn giống”- ông Chánh cho biết.
Bình Dương: Heo giống 3,5 triệu đồng/con, dân cũng không mua được
Sau tỉnh Đồng Nai, chiều 4/5, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu tiếp tục kiểm tra tình hình chăn nuôi và tải đàn sau dịch tả heo châu Phi tại tại Bình Dương.
Phản ánh với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, người chăn nuôi cho biết, phải tốn gần 3,5 triệu đồng mới mua được con giống để tái đàn. Tuy nhiên, các công ty chăn nuôi đều lưu hành giống nội bộ trong hệ thống và không xuất bán con giống ra ngoài.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương tại cuộc họp, hiện nay việc tái đàn chăn nuôi đa số là ở các trang trại chăn nuôi gia công với các công ty chăn nuôi. Đối với các trang trại chăn nuôi tư nhân thì tiến độ tái đàn chậm với nguyên nhân chủ yếu do lo ngại dịch bệnh tái phát và khan hiếm con giống.
"Để tái đàn thì người chăn nuôi phải mua con giống với giá cao từ 160.000 - 170.000 đồng/kg", ông Phạm Văn Bông - Giám Đốc Sở NNPTNT cho biết.
Việc tái đàn ở Bình Dương còn khó khăn do giá con giống cao
Ông Trần Nhật Lâm, một nông hộ chăn nuôi ở huyện Bàu Bàng đánh giá, như vậy với 1 con giống khoảng 20kg, người chăn nuôi phải tốn gần 3,5 triệu đồng mới mua được con giống để tái đàn.
"Nhưng cầm 1 cục tiền trong tay mà có mua được heo để tái đàn hay không là chuyện khác. Vì nông dân rất khó tiếp cận được nguồn giống để tái đàn", ông Lâm nói.
Còn theo báo cáo của Sở NN- PTNT, thực tế là thời gian qua, các công ty chăn nuôi đều lưu hành giống nội bộ trong hệ thống và không xuất bán con giống ra ngoài.
Bên cạnh đó, có không ít công ty và trang trại chăn nuôi sử dụng cả heo cái 3 máu (loại heo không chuyên làm nái đẻ thịt - PV) để làm giống tạm thời. Việc này đồng nghĩa với tình trạng khang hiếm con giống, có con nái là cho sinh sản.
Việc này góp phần làm nguồn cung heo thịt khan hiếm, đa phần nguồn heo xuất thịt là heo đực, báo cáo nêu.
Tổng đàn heo tỉnh Bình Dương chỉ giảm khoảng gần 1,9% so với cùng kỳ năm 2019
Đánh giá tổng thể, Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương cho biết, dù tổng đàn heo toàn tỉnh hiện nay có giảm khoảng gần 1,9% so với cùng kỳ năm 2019. Nhưng nhìn chung, số lượng heo chỉ giảm nhiều ở đàn heo chăn nuôi quy nông hộ, gần 49%. Đối với chăn nuôi quy mô trang trại và ở các công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng đàn heo tăng gần 4,5%.
Tính từ 5/2019 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra bệnh DTHCP và có hiện tượng heo chết bất thường ở 1.394 hộ/trại chăn nuôi, với tổng số heo chết và buộc phải tiêu hủy là 87.116 con (chiếm tỷ lệ khoảng 15,14% so với tổng đàn).
Riêng từ đầu năm 2020 đến nay trên toàn địa bàn tỉnh có 3 xã phát sinh heo bệnh DTHCP với tổng số heo chết và buộc phải tiêu hủy là 30 con. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các địa phương trong tỉnh đều đã qua 30 ngày không ghi nhận phát sinh ổ dịch mới.
Đoàn công tác Bộ NNPTNT làm việc với tỉnh Bình Dương.
Đến hết quý I năm 2020, qua thống kê của ngành thú y, tổng đàn heo của Bình Dương có gần 786.000 con. Trong đó, chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm 6,1% và tổng đàn heo chỉ giảm khoảng 1,89 % so với cùng kỳ.
Tính đến thời điểm tháng 4/2020, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh đã tăng gần 22% so với thời điểm đầu tháng 1. "Qua đó đã cho thấy hiệu quả công tác quản lý nhà nước để khống chế DTHCP; đồng thời các trang trại và các công ty chăn nuôi đều được tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp sản phẩm cho thị trường", ông Bông đánh giá.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn Nuôi thừa nhận, gần đây, các công ty chỉ lưu hành giống nội bộ trong hệ thống và không xuất bán con giống ra ngoài nên công tác tái đàn còn khó khăn.
Tuy nhiên Bình Dương có điểm lợi là hơn 90% là chăn nuôi trang trại. Phần nông hộ chiếm số ít. "Bộ NN - PTNT đang chủ động tăng cường nhập con giống đế đáp ứng nhu cầu tái đàn trong nước", ông Trọng chia sẻ.
Trụ cáp viễn thông bằng thang tre Trên tỉnh lộ 768, đoạn qua khu 2, ấp Bình Thạch, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có trụ cáp viễn thông bằng thang tre. Do bó dây cáp thòng xuống mặt đường nhiều, gây ảnh hưởng tới việc đi lại của một số hộ dân và người đi đường nên người dân phải dùng thang tre để nâng bó dây...