Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P2)

Theo dõi VGT trên

Chỉ với 20 nghìn đồng, 3 chị em lay lắt sống hết một tuần để lấy sức đi học.

Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P2) - Hình 1

Hai chị em Nguyệt thui thủi trong cái lán tối om

Theo chân thầy Hiệu trưởng trẻ t.uổi Phạm Đăng Dung, tôi tìm đến lán “dã chiến” của chị em Đòa. Cái lán chưa đến chục mét vuông nằm chênh vênh bên sườn đồi, cách phía sau trường độ trăm mét. Lán dựng bằng tre, gỗ, sàn làm bằng phên nứa dập dềnh, toang hoác. Bên trong có hai cái chăn bông, vài bộ quần áo vắt ngổn ngang, 2 cái xoong và 3 cô b.é g.ái.

Đòa có khuôn mặt xinh xắn, ngây thơ nhưng suy nghĩ thì rất “chín”. Từ ngày bố dựng lán, Đòa đưa luôn hai đứa em đến ở để học và chăm sóc. Em gái Đòa là Ngân Thị Khanh, 8 t.uổi và cô em út học mẫu giáo cũng rất ngoan ngoãn. Khó ai có thể tưởng tượng được rằng, 3 chị em Đòa ai cũng bắt đầu cuộc sống tự lập từ lớp 1. Học hành, nấu nướng, giặt giũ, chi tiêu bữa ăn hàng ngày, chăm sóc nhau khi ốm đau, bệnh tật, mọi công việc ấy đều một tay chị cả Đòa cáng đáng.

Giữa núi rừng thâm u, bữa ăn của những cô bé này cũng cực vô cùng. Tôi hỏi Đòa: “Mỗi tuần bố mẹ gửi cho cháu bao nhiêu t.iền?”. Đòa trả lời: “Dạ, ngày xưa là 20 nghìn, giờ thì 30 nghìn ạ”. “3 chị em mỗi tuần chỉ có 30 nghìn thì chi tiêu thế nào?”-tôi băn khoăn. Đòa cười: “Chiều hằng ngày cháu đi lấy măng, hái rau rừng về ăn, còn 30 nghìn thì cháu mua cá khô ăn cả tuần chú ạ”. “Thế có bao giờ được ăn thịt không?”. Thấy tôi hỏi thế, chị em Đòa lẳng lặng nhìn nhau có vẻ bối rối, thầy hiệu trưởng Dung đỡ lời: “ Có, thi thoảng bố mẹ các em lại gửi ra một ít thịt nhưng mà hiếm lắm”.

Khi tôi cùng thầy Dung đến lán thăm chị em Đòa, cơm tối đã bắc bếp. Hai cái xoong nhỏ xíu, méo mó đen nhánh nhọ nồi. Tôi mở vung xem nồi canh rau rừng đang đun sôi sùng sục, thứ gia vị nêm vào chỉ duy nhất có muối trắng. Đòa bảo: “ Tối nay, mấy chị em chỉ ăn cơm với canh thôi”.

Rời lán của Đòa, vượt qua hai con suối, thầy Dung đưa tôi đến một trường hợp đặc biệt mà chỉ nghe kể tôi cũng thấy đắng lòng, xen lẫn sự cảm phục. Cái lán nhỏ nằm sát với con suối, lẻ loi giữa một khu đất rộng là của cô bé Phạm Thị Nguyệt cùng cậu em trai Phạm Bá Kiên.

Cùng học lớp 5 với Đòa nhưng Nguyệt nhỏ thó, nước da ngăm đen lại rất ít nói. Trước khi đến thầy Dung cho biết, Nguyệt là học sinh giỏi toàn diện xuất sắc của trường nhưng hoàn cảnh gia đình cực kỳ khó khăn. Nguyệt lên lớp 2 thì bố mẹ cũng rút sâu vào bản Chiềng dựng nhà làm rẫy. Nguyệt và em trai phải một mình chống chọi với những đêm đông cắt da pha thịt ở Mường Lát để nuôi ước mơ học lấy con chữ.

Cái lán nhỏ tuềnh toàng lợp mái gianh đã thấp thoáng vài ba lỗ thủng. Tài sản quý giá nhất mà bố mẹ để lại cho 2 chị em là một cái quạt máy, một cái chăn đệm đã cũ sờn. Không có bàn học, không có đèn, bốn bề cái lán trống hoác.

Tôi đến, cái bếp đặt giữa sàn nhà vẫn còn lạnh ngắt, Nguyệt bảo: “Gạo hết nên hai chị em cháu ăn cơm nguội còn thừa lại lúc trưa. Sáng mai cháu mới về bản”. Nhà Nguyệt nghèo, mẹ lại bệnh tật quanh năm không lao động được. Anh Phạm Bá Lênh, bố của Nguyệt cực chẳng đã phải bỏ lại 2 đứa con thơ dại đưa vợ đi sâu vào rừng để mưu sinh. Góp nhặt hàng tháng cũng chỉ đủ t.iền cho con ăn học, vợ bệnh cũng đành chịu không có điều kiện đi viện khám.

Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P2) - Hình 2

Video đang HOT

Sống tự lập giữa rừng nhưng Nguyệt chăm học và học rất giỏi

Bóng tối miền biên viễn choàng xuống bản nghèo, trong lán của chị em Nguyệt tối như hũ nút. Chiếc bóng điện 15W, chạy bằng điện nước tối om chẳng khác cái đèn sắp cạn dầu tàn bấc. Tôi hỏi Nguyệt: “Hai chị em ở thế này có sợ không?”. Cô bé trả lời: “Ngày bố mẹ đi lên nương cháu còn nhỏ nên cũng sợ. Em Kiên cứ đêm đến là khóc, cháu dỗ không được cũng khóc theo. Giờ thì quen rồi, cháu thấy bình thường, không thấy sợ sệt gì nữa”.

Mấy năm trước, Nguyệt còn nhỏ bây giờ cô bé người Thái này cũng đâu có lớn. Ở thành phố, t.uổi của chị em Nguyệt vẫn còn được chăm bẵm như còn nằm trong nôi, săn sóc từng miếng ăn, cưng nựng từng giấc ngủ. Còn Nguyệt, mấy t.uổi đầu đã tự lập, xa mẹ vắng cha lại thay vai đỡ đần chăm em ăn học. Giữa thăm thẳm rừng núi chúng lớn lên như cây dại nhưng rất ngoan và học giỏi. Nguyệt đã 5 năm liền đạt học sinh giỏi xuất sắc toàn trường, được nhà trường cử đi giao lưu học sinh giỏi cấp tiểu học toàn huyện Mường Lát. Mỗi lần đạt được thành tích cao Nguyệt chạy một mạch từ lán vào tận bản Chiềng khoe với mẹ. Bởi, ở lán hai chị em chẳng biết chia sẻ với ai.

Khuôn mặt của cô bé 11 t.uổi cảm giác như đang nặng trĩu nỗi buồn. Tôi và thầy Dung ngồi với hai chị em nhưng thi thoảng Nguyệt lại đứng dậy ra ngồi xuống bậu cửa nhìn xa xăm về phía bản Chiềng. Trông thấy cảnh tượng ấy, tôi cũng buồn lòng đến tứa nước mắt.

Nguyệt kể, cứ thứ 7 là Nguyệt, Kiên và chị em Đòa lại dắt nhau về bản thăm cha mẹ, lấy gạo, lấy t.iền. Mỗi tuần gia đình Nguyệt cho hai cân gạo và 20 nghìn đồng chị em tự sàng sê, nấu nướng nuôi nhau. Có lần chưa đến cuối tuần đã hết gạo, Nguyệt sang những nhà xung quanh vay tạm. Không vay được gạo hai chị em lại ăn vã rau rừng thay cơm, luộc măng ăn chống đói. Có bữa, Nguyệt nhịn ăn dành phần cơm cho cậu em trai để em có sức đến trường. Đói, nhưng học xong bài là Nguyệt lại đi hái rau rừng, đi bẻ măng, kiếm củi.

11 t.uổi nhưng Nguyệt đã có 5 năm sống tự lập nuôi em khi không có cha mẹ bên cạnh. Khi mùa đông đến, chị em Nguyệt sống trong cái lạnh khủng khiếp. Sàn lán làm bằng nứa toang hoác khiến gió lùa ngược vào trong làm hai đ.ứa b.é gầy gò run rẩy. “Mùa đông hai chị em cháu đốt lửa cả đêm. Nhưng cũng có hôm trời lạnh quá, đốt lửa cũng không ấm được, cháu quây chăn vào góc nhà cho kín gió để học bài”- Nguyệt tâm sự.

Hai chị em ở lán nên việc chi tiêu, mua sắm Nguyệt tự mình trang trải. Bữa ăn hàng ngày Nguyệt cũng tự nấu nướng, quần áo của hai chị em Nguyệt cũng tự giặt. Khi tôi hỏi về mẹ, Nguyệt buồn bã trả lời: “Mẹ cháu yếu lắm, không làm nương làm rẫy được. Cháu không biết mẹ bị bệnh gì, bố cháu cũng không biết, chỉ thấy mẹ hay đau. Nhà nghèo bố không có t.iền đưa mẹ đi viện. Cháu sẽ học thật giỏi, cháu muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ…”

Trong suốt quãng thời gian trò chuyện, khuôn mặt, ánh mắt của cô học trò nghèo 11 t.uổi không giấu được nỗi buồn: “Sang năm là cháu lên cấp 2, không biết cháu còn đi học tiếp được không chú ạ. Đi học xa, chắc nhà cháu không đủ t.iền đâu”. Nghe Nguyệt nói, tôi và người thầy giáo trẻ bám bản thinh lặng nhìn ra con suối róc rách chảy. Ở trường Trung Lý 2, thầy Dung cho biết đã có rất nhiều trường hợp như thế, không thể học tiếp vì không có t.iền.

Tiếp sức cho giấc mơ

Đêm xuống, tôi ngồi nghe thầy Dung mổ xẻ những khó khăn của nghề giáo cắm chốt ở bản nghèo. Thầy Dung bảo: “Thấy nghị lực của những học sinh như em Đòa, em Nguyệt chúng tôi cũng như được tiếp thêm sức mạnh. Đã vào đây dạy chữ thì thầy cô nào cũng có thừa tâm huyết. Nhưng anh thấy đấy, mới chục t.uổi đầu mà những đ.ứa b.é ấy đã phải sống cực như thế. Nhìn thấy chúng bám vào nhau, một mình vượt qua khó khăn vừa thấy tự hào nhưng cũng xa xót lắm chứ”.

Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P2) - Hình 3

Thầy hiệu trưởng trường Trung Lý 2 Phạm Đăng Dung

Nhờ những chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước những đ.ứa t.rẻ như Nguyệt, như Đòa, như hàng chục cô cậu bé khác đến trường không phải lo t.iền học, không phải lo sách vở, bút mực. Nhờ những tấm lòng vàng, những tổ chức từ thiện mà các em có túi sách mới để đeo, có bộ quần áo ấm mùa đông để mặc. Nhưng, con đường mở ra những ước mơ đâu đã thênh thang, đâu đã dễ dàng như thế với những đ.ứa t.rẻ nghèo này. Ai có thể nghĩ rằng, mai kia c.ô b.é Đòa phải ngừng việc học để theo cha lên rừng làm rẫy. Cô học trò nghèo 5 năm liền học giỏi toàn diện Phạm Thị Nguyệt phải chia tay mái trường vì mẹ ốm đau, cha không còn làm ra t.iền cho đi học nữa?.

Thầy Dung nói: “Ở thành phố, tôi biết t.iền tiêu vặt một ngày bằng cả tháng thậm chí gấp nhiều lần t.iền ăn của chị em cô bé Nguyệt, bé Đòa. Tôi dẫn chứng thế thôi chứ không dám so sánh vì quá khập khiễng. Nhưng, ở đây những đ.ứa t.rẻ đến trường vì những ước mơ còn dưới phố các em đi học mà như đang bước vào một cuộc đua thứ hạng, danh vọng. Đôi khi thứ danh vọng ấy lại không dành cho các em học sinh”.

Tôi cũng cùng quan điểm với thầy Dung, không thể đem ra so sánh vì rất khập khiễng. Nhưng tôi vẫn mong, ước mơ của những đ.ứa t.rẻ dù ở bất kỳ đâu đều phải được thực hiện với một sự hỗ trợ công bằng. Đòa ước mơ sau này làm Công an, Nguyệt mơ sau này làm bác sĩ và cả hai cô học trò đều có mục đích học để thoát nghèo.

Dựng lán đến trường, câu chuyện của những đ.ứa t.rẻ nghèo tưởng như trong chuyện cổ tích nhưng có thật. Giữa chốn thâm sơn cùng cốc, những đ.ứa t.rẻ đã biết nương tựa, đùm bọc nhau, nuôi ước mơ bằng những bữa ăn rau cháo, vượt khó đạt thành tích đáng nể trong học tập.

Chia tay Cò Cài, tôi ám ảnh bởi những con đường thốc gió bụi mờ mịt, ám ảnh bởi những cô bé học trò nghèo chong đèn ngồi học giữa cái lán “dã chiến” ở rừng. Có lúc, tôi chột dạ lo lắng, bất an cho những đ.ứa t.rẻ nơi ngút ngàn miền biên viễn xa xôi. Để đến được trường, để có được cái chữ dường như t.uổi thơ của các em bị đ.ánh mất vì gian truân của cuộc sống mưu sinh. Nhưng biết làm sao được, chỉ mong những ước mơ ấy sẽ được tiếp thêm sức mạnh để bay cao, bay xa hơn.

Theo xahoi

Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P1)

Ở cái nơi nghèo đói và xa xôi ấy, được đi học lấy cái chữ là cả một ước mơ xa vời.

Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P1) - Hình 1

Lán "dã chiến" của chị em Đòa.

Mường Lát mùa này hoa mộc miên nhuộm đỏ những vạt rừng. Vẫn những con đường khổ ải gánh lớp bụi dày ngập cả bánh xe. Chiều tối, cơn gió quay quắt của đại ngàn ào về từ bên kia biên giới vốc bụi che kín lối vào bản Chiềng. Vượt gần 300 cây số, khi hướng Tây đã tắt lịm ánh mặt trời tôi vẫn chưa cán đích. Đứng từ trên cao nhìn xuống thung lũng bên dòng chảy của sông Mã kiêu hùng chỉ thấy đôi ba mái nhà sàn tỏa khói thưa thớt. Dưới con suối nhỏ, những cô bé người Thái oằn lưng gùi những can nước về lán. Đêm đến, chúng lại quây tròn quanh bóng điện chập chờn để bền bỉ bám đuổi con chữ.

Chữ không đến được bản Chiềng

Mường Lát vượt thế kỷ này sang thế kỷ khác vẫn là huyện đứng đầu trong việc chiếm lĩnh những cái nhất của tỉnh Thanh Hóa: xa nhất, nghèo nhất và còn là cái chảo nóng nhất tỉnh về tội phạm m.a t.úy. Ở Mường Lát đã có những dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác bám theo nghề chân truyền là buôn cái c.hết trắng, có những gia đình hàng chục người từng xếp hàng điểm danh trong sổ tử tù. Trừ m.a t.úy thì cái gì đến Mường Lát cũng khó, ngay cả cái chữ cũng không ngoại lệ.

Bản Chiềng là một bản rất nghèo của xã Trung Lý, chưa dám nói là nghèo nhất của Mường Lát. Bản Chiềng xa, rất xa. Người dân bản Chiềng từ khi sinh ra đến lúc c.hết đi cũng chỉ biết cái cây trong rừng, con cá dưới suối, mùa hoa ban nở, mùa hoa ban tàn.

Rừng ấp ủ người bản Chiềng trong cái đói cơm, khát nước quanh năm mà không tìm được lối ra. Hai năm trước, nhiều người còn không biết bản Chiềng nằm ở đâu. Bản Chiềng nằm biệt lập giữa chon von đồi núi không có đường vào. Ngay mới đây thôi, một thanh niên bản địa còn ngây ngô trả lời tôi: "Chiềng à, xa lắm à. Nó nằm ở cái núi mờ mờ kia kìa, quăng mấy con sào nó cũng không tới được đâu". Hỏi đường đến Mường Lát người ta cười xòa, tìm lối tới bản Chiềng nhiều người phát khóc.

Giờ thì bản Chiềng đã có đường. Từ trục chính lên Mường Lát vào tới bản Chiềng khoảng hai chục cây số. Tuy đã có con đường mới được "khai hóa" chạy từ lưng ngọn núi này xuống chân quả núi khác nhưng để vào tới bản gian nan vô cùng. Trăm cái khó bủa vây, quanh năm người dân bản cứ lùi lũi, thui thủi như con nai, con hoẵng trong xó rừng. Khi người bản Chiềng biết bên ngoài xó rừng kia văn minh nhân loại đã đi qua hàng thế kỷ họ mới giật mình, vội vã đuổi theo con chữ.

Nhưng, bản Chiềng xa, người dân sống thưa thớt, số lượng con em đi học đếm chưa hết đầu ngón tay. Tính từ nhà nọ đến nhà kia cũng quăng dăm con sào, lội qua chục con suối nên việc "cõng chữ lên non" khó lắm. Cả xã Trung Lý có 6 điểm trường, cố gắng bằng giá nào chữ cũng không lên được bản Chiềng xa xôi mù mịt. Thế là, chữ dừng lại ở bản Cò Cài, thầy cô giáo cũng ở lại bản Cò Cài trong khi bản Chiềng còn cách đó 5 cây số nữa.

Luôn tâm niệm con chữ quý hơn vàng, người bản Chiềng đã quyết tâm đưa con em đi khai hóa tri thức. 4 giờ sáng, trong những xó rừng những bước chân vội vã đạp đá cõng con tiến xuống Cò Cài. Suốt 5-6 năm dòng dã, giờ những đ.ứa b.é ở bản Chiềng đã phấp phới nhìn thấy tương lai và ở chúng có một nghị lực phi thường.

Dựng lán tìm chữ

Ngân Thị Đòa, 11 t.uổi, học sinh lớp 5, trường tiểu học Trung Lý 2 cắm chốt ở Cò Cài. Đòa là người dân tộc Thái, nhà nghèo có đến 4 chị em gái. Bố, mẹ Đòa quanh năm phát nương làm rẫy lại sinh 4 đứa con liền tù tì nên khó khăn lại gối khó khăn.

Đòa kể, từ lớp 1 đến lớp 3 bố mẹ cho em đi học bên xã Mường Lý. Thuở ban đầu đến với cái chữ gian nan vô cùng cực. Nhà Đòa nằm ngay con sông Mã bốn mùa nước cuồn cuộn chảy về xuôi. Muốn sang Mường Lý thì bắt buộc phải vượt sông, cưỡi trên lưng con sóng dữ. Bố Đòa, anh Ngân Văn Yểm năm ấy vẫn còn chưa đến t.uổi 30 cũng giống con, khát khao chữ nghĩa lắm. Anh Yểm đ.ánh quả liều chặt luồng, cột thành bè ngày ngày đưa mấy đứa con vượt sông tìm chữ.

Khát chữ, 3 chị em dựng lán cạnh trường với 20 nghìn mỗi tuần (P1) - Hình 2

Đòa (ngoài cùng bên phải) cùng 2 em gái Đòa

Người bản Chiềng thấy thế đ.âm ra lo lắng, nói: "Chữ có đẻ ra gạo, ra ngô không mà cược cả tính mạng với hà bá thế?". Anh Yểm bảo: "Có chữ là có ngô dù thế nào tao cũng phải cho con đi học". Nhưng cái bè chỉ vượt sông được vài tuần là bị nước đ.ánh tan tác, 3 năm học không biết bao nhiêu bè mảng chìm xuống đáy sông. Lo lắng cho con, lại thêm cái đói cứ dồn dập nên khi Đòa học hết lớp 3 anh Yểm bảo con nghỉ học. Cô em gái kế sau Đòa thương cha mẹ, thương hoàn cảnh nghèo khó lại thấy hành trình học chữ nhọc nhằn quá nên "xung phong" ở nhà đi nương. Nhưng, Đòa thì khóc lóc: "Con muốn được đi học, đi học thì mới thoát nghèo được bố mẹ ạ".

Thương con, không nỡ dập tắt hi vọng của Đòa nên anh Yểm lặn lội xuống Cò Cài xin cho con đi học. Đường từ bản Chiềng xuống tới trường tiểu học Trung Lý 2 dài chừng hơn 5 cây số. Lối mòn đi qua hàng chục con suối, băng qua mấy ngọn đồi việc đến trường quả thật không dễ với cô bé chưa đầy 10 t.uổi. Bao đêm trăn trở, anh Yểm quyết định dựng lán gần trường để Đòa yên tâm học hành...

(Còn nữa!)

Theo xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
13:10:28 21/09/2024
Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng
14:23:52 20/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội
20:34:17 19/09/2024
Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
21:30:37 20/09/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện tài xế ô tô đầu kéo mắc kẹt trong cabin
15:34:55 21/09/2024
Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng
12:14:56 20/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi phim giả tình thật yêu nhau nhờ đóng vai mẹ con, buộc phải chia tay vì 1 lý do đau lòng
13:16:56 21/09/2024
Một anh tài "nam thần" bị trưởng FC nói xấu không khác gì antifan, mâu thuẫn nội bộ căng thẳng khắp MXH Threads!
15:15:07 21/09/2024
CĂNG: Thí sinh quốc tế bị ekip Miss Cosmo xúc phạm, lộ đoạn tranh cãi khó chấp nhận trên livestream!
12:45:50 21/09/2024
Hương Ly "khẩu chiến" tưng bừng khi bị tung tin "cặp kè" đàn ông có vợ, nằm trong đường dây triệu đô
11:20:49 21/09/2024
Vũ Cát Tường tuyên bố thời điểm đám cưới hậu công khai giới tính, khoe bạn gái
14:47:08 21/09/2024
NTK Thái Công "lên xe hoa" ở t.uổi 52, bạn trai đồng giới visual vạn người mê
12:56:01 21/09/2024
Mẹ nói vợ tôi biếu bà 6 triệu/tháng, nghe xong tôi lú người luôn vì lương cô ấy chỉ có 7 triệu
12:50:45 21/09/2024
Tôi sợ làm "chuyện ấy" với vợ dù vẫn còn yêu
13:01:59 21/09/2024

Tin mới nhất

Giá vàng vượt 2.600 USD, phá vỡ mọi kỷ lục

12:23:19 21/09/2024
Lần đầu tiên giá vàng nhẫn chạm mốc 80 triệu đồng/lượng. Đà tăng phi mã của vàng nhẫn trong nước cùng diễn biến đi lên của thế giới. Kim loại quý trên thị trường quốc tế đã vượt 2.600 USD.

Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

12:19:28 21/09/2024
Ngày 21/9, UBND tỉnh Hòa Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gây sạt lở đất, đá tại 2 khu vực xóm Rài (xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn) và xóm Rằng (xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc).

Bình Phước: Mưa lớn gây hư cầu dân sinh, một người dân mất tích

12:12:37 21/09/2024
Mưa lớn nhiều ngày qua đã gây hư hỏng hàng loạt cầu dân sinh ở H.Bù Đăng (Bình Phước), cuốn trôi 1 người dân mất tích.

3 mẹ con ở Nghệ An bị lũ cuốn: Tìm thấy t.hi t.hể người mẹ

12:08:22 21/09/2024
T.hi t.hể người mẹ mất tích trong vụ 3 mẹ con đi xe đạp điện qua cầu tràn bị lũ cuốn ở huyện Anh Sơn, Nghệ An đã được tìm thấy.

Chục nghìn con bị c.hết do bão lũ, giá thịt lợn lập đỉnh cao mới

11:57:01 21/09/2024
Chia sẻ với PV. VietNamNet chiều 20/9, ông Hoàng Văn Chung ở xã Phú Lương (Sơn Dương, Tuyên Quang) phấn khởi khoe, sáng nay ông vừa bán được 40 con lợn với giá 69.000 đồng/kg. Nhẩm tính, mỗi con lợn xuất chuồng ông lãi khoảng 1,5 triệu ...

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An

21:35:52 20/09/2024
Trên đường về nhà, 3 mẹ con ở xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) bị nước lũ cuốn trôi. 2 người con kịp thời được cứu sống, còn người mẹ đang mất tích.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Tái hiện 'bóng ma' chiến tranh

Thế giới

16:44:54 21/09/2024
Cùng với các vụ giao tranh qua biên giới kéo dài hơn 11 tháng qua, sự việc mới nhất một lần nữa làm hiện lên bóng ma một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Israel và Hezbollah và kéo cả khu vực vào vòng xoáy bạo lực.

Quốc Nghiệp lộ ảnh đi biểu diễn đường phố, ở lại Mỹ tìm kế mưu sinh?

Sao việt

16:39:16 21/09/2024
Vừa qua, mạng xã hội xôn xao trước hình ảnh mới nhất của Quốc Nghiệp. Theo đó, nam diễn viên xiếc cùng với con trai biểu diễn tại một ngôi chùa bên Mỹ nhân dịp lễ Trung Thu.

Ngày 22 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 22/9/2024.

Trắc nghiệm

16:34:37 21/09/2024
Xem lịch âm ngày 22/9/2024 (Chủ Nhật), lịch vạn niên ngày 22/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Jes Jespipat: Anh gia thế khủng của Quang Hùng MasterD, Baifern cưới làm chồng 5

Sao châu á

16:28:07 21/09/2024
Jes Jespipat được khán giả công nhận và bùng nổ sự nghiệp vào năm 2021 sau bao nỗ lực, cố gắng. Gần đây, anh chiếm trọn trái tim fan nữ khi góp mặt trong phim Thiên Sứ Tội Lỗi của Baifern.

Hằng Du Mục "xanh mặt" vì bà Nguyễn Phương Hằng, lên livestream nhắc tên đã rén

Netizen

16:14:46 21/09/2024
Hằng Du Mục vừa khiến dân mạng được phen cười nghiêng ngả, khi bất ngờ bị réo tên cùng với bà Nguyễn Phương Hằng - hiện tượng mạng khuynh đảo một thời, mới đây vừa được tại ngoại sau thời gian thi hành án tù.

Cuộc đổ bộ của những thực thể số: Sự ra đời của thế hệ Vtuber "siêu tân binh"

Mọt game

16:07:45 21/09/2024
Theo thời gian, bằng khả năng hòa hợp với văn hóa của giới trẻ, họ dần trở thành những thần tượng thế hệ mới, với tên gọi Vtuber (Virtual YouTuber).

Ngày mai gió mùa Đông Bắc về, nấu 1 trong 5 món canh này vừa ngon lại giúp dưỡng ẩm, cấp nước và nâng cao sức đề kháng

Ẩm thực

15:30:25 21/09/2024
Các món canh này không chỉ giàu dinh dưỡng, thích hợp để bồi bổ cơ thể mà còn ngon miệng và có tác dụng dưỡng ẩm, cấp nước, nâng cao sức đề kháng.

Sự vùng vẫy của 1 ngôi sao hết thời

Nhạc quốc tế

15:27:21 21/09/2024
Màu nhạc cũ kỹ, hình ảnh lỗi thời và thông điệp nữ quyền rẻ t.iền là những gì mà các chuyên trang âm nhạc dành cho Woman s World cùng Katy Perry.