Khắp nơi chạy đua vũ trang
Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương tăng chi tiêu quân sự khi họ thay đổi chiến lược từ bảo vệ lãnh thổ sang phô trương sức mạnh
m 2016, làm gia tăng nỗi lo tình hình thế giới thêm bất ổn. Đó là nhận định được rút ra từ báo cáo mới của Công ty Dịch vụ Tài chính IHS Markit (Anh) hôm 12-12, theo đó chi tiêu cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trên toàn cầu tăng 1% lên 1.570 tỉ USD trong năm nay.
Mỹ tiếp tục đứng đầu với mức chi tăng 1% lên 622 tỉ USD, theo sau là Trung Quốc (191,8 tỉ USD), Anh (53,8 tỉ USD)… Đáng chú ý, Nga từ hạng tư năm 2015 đã rơi xuống hạng sáu trong năm 2016 với mức chi 48,5 tỉ USD. “Chi tiêu quốc phòng trong năm 2016 tăng trưởng trở lại, khởi đầu cho một thập kỷ chi tiêu quốc phòng mạnh hơn nữa trên toàn cầu. Đến năm 2018, con số này sẽ hồi phục lên mức như trước thời kỳ khủng hoảng tài chính” – nhà phân tích Fenella McGerty của Công ty IHS Markit nhận định.
Ấn Độ là một trong những quốc gia gây ấn tượng khi qua mặt Nga và Ả Rập Saudi để lần đầu tiên lọt vào tốp 5 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng với 50,7 tỉ USD, tăng gần 9% so với 46,6 tỉ USD năm 2015. Báo cáo trên còn dự đoán đến năm 2018, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á sẽ vượt qua Anh để lên hạng ba trong bảng xếp hạng về chi tiêu quốc phòng. “Trong vòng 3 năm tới, Ấn Độ sẽ nổi lên là thị trường tăng trưởng chủ chốt đối với các nhà thầu quốc phòng” – ông Craig Caffrey, nhà phân tích chính của Công ty IHS Jane’s (Anh), đánh giá.
Bộ Quốc phòng Anh từng dự báo Ấn Độ sẽ là siêu cường quân sự trên toàn cầu vào năm 2045 Ảnh: NEWS BHARATI
Cũng theo báo cáo, Ấn Độ cùng với Trung Quốc sẽ là động lực chính thúc đẩy chi tiêu quốc phòng hơn nữa trong thập kỷ tới. Theo kênh CNBC, các nhà phân tích lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua vũ trang trong bối cảnh các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thay đổi chiến lược từ bảo vệ lãnh thổ sang phô trương sức mạnh. “Chi tiêu quốc phòng tăng có thể chịu trách nhiệm gián tiếp cho sự leo thang căng thẳng trong khu vực” – ông Caffrey nhận định.
Khu vực Baltic chứng kiến chi tiêu quốc phòng tăng mạnh nhất – 1,45 tỉ USD trong năm 2016, so với mức 930 triệu USD một năm trước đó. Nguyên nhân chính của khuynh hướng này là nỗi lo về cái gọi là “mối đe dọa” đến từ Nga. Theo báo cáo, kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine cách đây hơn 2 năm, chi tiêu quốc phòng tại khu vực đã tăng gấp đôi và tỉ lệ này sẽ được duy trì trong 2 năm tới. Căng thẳng trong quan hệ với Nga và mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là những yếu tố chính thúc đẩy các nước thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng chi tiêu quốc phòng lần đầu tiên kể từ năm 2010.
Bà Fenella McGerty, nhà phân tích chính tại IHS Jane’s, dự báo môi trường an ninh không chắc chắn và sức ép gia tăng từ bên ngoài có thể khiến chi tiêu quốc phòng của các nước Tây Âu tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể chịu tác động nếu kinh tế hồi phục chậm và các cuộc thương thảo về việc Anh rời Liên minh châu Âu không diễn ra suôn sẻ.
Trung Quốc bạo chi
Báo cáo của IHS Markit dự báo chi tiêu dành cho vũ khí của Bắc Kinh sẽ lên tới mức 233 tỉ USD vào năm 2020, gấp 4 lần so với nước Anh và lớn hơn cả tổng chi tiêu quốc phòng của khu vực Tây Âu. Con số này không gây nhiều ngạc nhiên nếu xét đến tham vọng quân sự của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh bạo chi cho quốc phòng, cộng với âm mưu độc chiếm biển Đông, thúc đẩy các nước còn lại trong khu vực chạy đua tăng cường sức mạnh phòng vệ. Theo báo cáo, các nước bao quanh biển Đông đã chi 166 tỉ USD cho quốc phòng từ năm 2011 đến năm 2015. Con số này dự kiến tăng lên đến 250 tỉ USD trong giai đoạn 2016-2020.
Trong khi đó, vấn đề biển Đông chính thức được đưa vào tuyên bố chung của Ấn Độ và Indonesia hôm 12-12 sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Hai nhà lãnh đạo hối thúc các bên liên quan đến tranh chấp tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp ôn hòa, tránh đe dọa hay dùng vũ lực và tự kiềm chế trong hành động, không đơn phương làm tăng căng thẳng.
Theo giới phân tích, sự ủng hộ của Ấn Độ đối với lập trường biển Đông của Indonesia chắc chắn khiến Bắc Kinh nổi giận. Đây được xem là hành động trả đũa của New Delhi sau khi Bắc Kinh phản đối Ấn Độ làm thành viên Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG), cũng như không tán thành đưa nhân vật Masood Azhar, thủ lĩnh nhóm Jaish-e-Mohammed có căn cứ tại Pakistan, vào danh sách “khủng bố quốc tế”. Theo cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Kanwal Sibal, hành động trên buộc Ấn Độ phải trả đũa bằng cách bày tỏ lập trường đối với những vấn đề được xem là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Video đang HOT
Vấn đề biển Đông cũng nằm trong chương trình nghị sự của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khi ông thăm Campuchia trong 2 ngày 13 và 14-12. Theo trang Inquirer, ông Duterte dự kiến thúc đẩy giải quyết tranh chấp biển Đông thông qua luật pháp và các biện pháp hòa bình tại cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
(Theo Người Lao Động)
Chạy đua vũ trang trong vũ trụ: Vệ tinh diệt vệ tinh?
Ban đầu vũ trụ chỉ dành riêng cho Mỹ và Nga, nhưng giờ đây nó đã trở thành nơi mà ngày càng nhiều quốc gia và các hãng tư nhân có thể tiếp cận được. Giới chức quân sự Mỹ trong những năm gần đây đã lên tiếng cảnh báo về khả năng các vệ tinh của họ - nền móng cho sức mạnh quân sự của Mỹ - bị gây tổn hại.
Trong khi đó, ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thách thức Mỹ trong lĩnh vực không gian, thậm chí là hướng đến quân sự hóa không gian.
Với những vệ tinh sát thủ, vũ khí laser gây mù hay thiết bị phá sóng tinh vi, các cường quốc quân sự thế giới đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến ngoài không gian, kích động một cuộc chạy đua vũ khí mới đầy nguy hiểm. Phải chăng không gian đang trở thành nơi để các cường quốc phô diễn sức mạnh?
Cạnh tranh thầm lặng
Năm 2006, Tổng thống George Bush ký sắc lệnh cho phép Mỹ triển khai vũ khí trên vũ trụ bất chấp các hiệp ước ngăn cấm điều này. Chính quyền Mỹ cũng thể hiện rõ tham vọng về hệ thống phòng thủ tên lửa được đặt trên vũ trụ để có thể phá hủy các vệ tinh, trong khi Lầu Năm Góc đã phát triển các loại vũ khí có thể bắn hạ vệ tinh.
Tuy nhiên, những động thái gần đây của Moscow và Bắc Kinh nhằm thể hiện khả năng chiếm lĩnh vũ trụ đã tạo nên mối lo ngại sâu sắc cho các nhà chiến lược ở Washington.
Năm 2015, hành vi đầy bí ẩn của một vệ tinh Nga đã gây ra những đồn đoán về khả năng Moscow đang phát triển các vệ tinh tấn công có khả năng hoạt động và tiếp cận mục tiêu trong không gian. Không hề cảnh báo hay giải thích, vệ tinh này trong vài tháng tự mình di chuyển vào vị trí giữa hai vệ tinh Intelsat trong quỹ đạo địa tĩnh, tiến lại gần một vệ tinh Intelsat trong khoảng cách 10km trước khi lại di chuyển ra xa.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ vũ trụ gây ra lo sợ chiến tranh vũ trụ sẽ xảy ra trong tương lai không xa.
Ngoài ra, Tổng thống Vladimir Putin đã mở rộng tham vọng đến vũ trụ sau khi phóng vệ tinh quân sự, nằm trong "lực lượng vũ trụ" của Nga.
Trong khi đó, Nga cũng vừa cảnh báo nước này sẵn sàng triển khai các biện pháp đáp trả cần thiết nếu bất kỳ quốc gia nào đưa vũ khí lên vũ trụ. Mặc dù không đề cập đến quốc gia cụ thể nào, nhưng cảnh báo này nhằm ám chỉ kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của Mỹ. Nga chỉ trích rằng kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của Mỹ có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới, và tuyên bố Nga luôn trong trạng thái "sẵn sàng" với nhiều vũ khí bí mật.
Theo nhiều nguồn tin, một trong số vũ khí đó nhiều khả năng sẽ là máy bay ném bom tấn công từ... vũ trụ. Máy bay Tu-160M2 sẽ được cất cánh lần đầu tiên vào năm 2018 và sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2021.
Máy bay ném bom Tu-160M2 sẽ được trang bị động cơ NK-32 cải tiến vào cuối năm 2016, qua đó cho phép nó đạt độ cao tối đa hơn 18.200m và hoạt động ở tầng bình lưu trái đất. Một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp Nga cho biết, động cơ NK-32 phiên bản mới không chỉ đơn thuần là một động cơ phản lực máy bay thông thường, nó cũng là một loại động cơ tên lửa.
Những động thái của Moscow và Bắc Kinh nhằm thể hiện khả năng chiếm lĩnh vũ trụ đã tạo nên mối lo ngại sâu sắc cho Washington.
Nhờ đó Tu-160M2 có thể đạt độ cao mà không có một hệ thống phòng không nào có thể bắn tới. Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch mua khoảng 50 máy bay Tu-160M2. Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo thêm một loại máy bay ném bom thế hệ mới mang tên PAK-DA, nhằm chuẩn bị cho các phương án dự phòng.
Không chỉ đương đầu với Nga, Mỹ còn đối mặt với Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thử tên lửa chống vệ tinh vào tháng 1/2007 được coi là động thái nhằm đáp trả kế hoạch đưa vũ khí lên vũ trụ của Mỹ. Trên thực tế, Trung Quốc đang tăng cường thách thức chương trình không gian của Mỹ.
Trung Quốc "đang trỗi dậy", trong khi Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu trong tương lai. Mặc dù phát triển sau Mỹ nhiều thập kỷ nhưng chương trình không gian của Trung Quốc đang phát triển một cách nhanh chóng, các chuyên gia Trung Quốc gọi là "lợi thế phát triển sau" - sử dụng các kỹ thuật tân tiến nhất để tạo nên bước nhảy vọt về công nghệ không gian.
Năm 2013, Bắc Kinh phóng một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp, có khả năng điều khiển một thiết bị không gian khác. Gây ấn tượng nhất là việc nước này trong cùng năm phóng thử một tên lửa tấn công vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách xa Trái Đất đến 36.000km.
Bắc Kinh đã từng thực hiện thành công vụ phóng "vệ tinh diệt vệ tinh" - một bước tiến âm thầm không báo trước trong lộ trình thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc.
Điều này khiến thế giới vô cùng lo ngại, đặc biệt là Mỹ khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố tìm cách đưa vũ khí diệt vệ tinh Trung Quốc vào hoạt động. Sau đó, Mỹ lặng lẽ phóng lên quỹ đạo trái đất X-37B, một con tàu vũ trụ không người lái, thực hiện một nhiệm vụ thuộc hàng "bí mật quốc gia" - vô hiệu hóa vũ khí diệt vệ tinh của Trung Quốc.
Chẳng những vậy, X-37B còn được thiết kế để do thám, thậm chí để làm tê liệt hoặc bắt cóc vệ tinh các nước khác... trong im lặng. Với X-37B, Mỹ đã hâm nóng lại một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian.
Nguy cơ hiện hữu
Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng đuổi kịp bước tiến của Mỹ, dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trên vũ trụ. Khi Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Shenzhou-11 vào giữa tháng 10 vừa qua, cảnh báo cạnh tranh công nghệ không gian càng được nâng lên.
Mối đe dọa quân sự hóa không gian càng rõ rệt khi cuộc chạy đua vũ trang trong không gian đang chuẩn bị trở thành một làn sóng mới. Theo nhiều chuyên gia, rõ ràng Washington cần đẩy mạnh các nỗ lực quân sự trong không gian, và không để hệ thống thông tin liên lạc của mình trở thành "gót chân Asin" của lực lượng quân đội.
Mỹ cần phát triển các loại thiết bị có năng lực phòng thủ hiệu quả nhưng cũng có thể tấn công trong không gian, đặc biệt là những loại vũ khí không động cơ đẩy như tia laser hay các thiết bị gây nhiễu sóng, bên cạnh tiến hành các biện pháp phi động năng không gây ra bụi vũ trụ.
Khi Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Shenzhou-11 vào giữa tháng 10 vừa qua, cảnh báo cạnh tranh công nghệ không gian càng được nâng lên.
Hiện nay, Mỹ đã có được trạm phá sóng di động mà có thể ngăn chặn việc truyền thông tin qua vệ tinh ngay từ mặt đất. Mỹ cũng đã thử nghiệm sử dụng tên lửa để phá hủy vệ tinh và mới đây đã chế tạo được 4 vệ tinh có thể được phóng vào quỹ đạo và theo dõi hoặc giám sát các vật thể khác trong không gian.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khẳng định Mỹ nên tỏ ra kiềm chế, và nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc có thể đã sở hữu một số vũ khí tấn công mà Trung Quốc và Nga đang hy vọng có được.
Một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian đang được lặng lẽ tiến hành và tốc độ chạy đua cạnh tranh vũ trang đang gia tăng nhanh chóng. Bởi tất cả các công nghệ không gian vũ trụ đều mang tính lưỡng dụng (dân sự và quân sự) nên bất cứ cuộc thử nghiệm nào cũng gây tâm lý bất an. Cuộc thử nghiệm con tàu vũ trụ X-37B bao trùm bởi màn bí mật gần như tuyệt đối khiến Trung Quốc và Nga nghi ngờ mục đích thực sự của nó.
Ngược lại, Mỹ cũng cảm thấy lo lắng khi chương trình không gian Trung Quốc tiến bộ rất nhanh đe dọa vị thế cường quốc vũ trụ của Mỹ. Đặc biệt tại thời điểm này, ngân sách dành cho chương trình không gian Mỹ bị chính phủ và quốc hội cắt giảm không thương tiếc.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ vũ trụ gây ra lo sợ chiến tranh vũ trụ sẽ xảy ra trong thời gian không xa. Con người cần phải cập nhật thông tin về khoa học khám phá, hàng không và nhiều chức năng khác để đáp ứng cuộc sống hiện đại. Thêm vào đó, việc sản xuất công nghệ vũ trụ sẽ rất tốn kém về nguồn năng lượng, hạt nhân và cả khai thác tràn lan mỏ than.
Chiến tranh vũ trụ không thể chỉ hiện thực hóa bằng các vệ tinh. Cuộc chiến vũ trụ là một cách tàn phá kinh tế thế giới khi nó tương đương với sự tốn kém trong chiến tranh hạt nhân. Thêm vào đó, mức cảnh báo có thể là ở quy mô tàn phá mạnh hơn so với cuộc chiến hạt nhân. Như vậy, chiến tranh không gian có thể sẽ mang lại hậu quả thảm khốc cho nhân loại.
Cho dù cuộc chạy đua không gian giữa các cường quốc chỉ mới dừng ở giới hạn "phô diễn công nghệ", thế giới nên có một bộ quy tắc ứng xử quốc tế trong không gian, bao gồm cả mục đích quân sự, tại các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí...
(Theo Công An Nhân Dân)
Mỹ phát triển siêu vũ khí mới đề phòng chiến tranh với Trung Quốc Quân đội Mỹ đang phát triển một loại siêu vũ khí mới, là sự hợp nhất giữa súng máy và súng phóng lựu. Loại siêu vũ khí mới này đang trong giai đoạn đầu của kế hoạch sản xuất. Theo yêu cầu được đặt ra, loại siêu vũ khí mới là sự tổng hợp tinh xảo nhất, hiện đại nhất có thể thay...