Khảo sát tình hình động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2
Sáng 8.9, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất đã đến khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) để tiến hành khảo sát, nghiên cứu về tình hình động đất liên tục xảy ra từ ngày 3.9.
Tiến sĩ Lê Huy Minh – Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – cho biết: “Nhiệm vụ của đoàn trong chuyến công tác lần này là tiến hành thu thập số liệu của các máy gia tốc tại đập thủy điện Sông Tranh 2 và máy đo rung chấn của Viện Vật lý địa cầu. Qua đó, đánh giá chính xác vị trí của động đất”.
Theo ông Minh, phía Bộ KH-CN sẽ sớm đưa đề tài nghiên cứu về tình hình động đất tại H.Bắc Trà My vào cấp nhà nước.
Theo ông Trần Văn Hải – Trưởng Ban quản lý dự án Thủy điện 3, những ngày qua, do có mưa nên lượng nước về hồ ở mức 60 m3/giây, chỉ đủ chạy một tổ máy. Hiện mực nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 đang ở cao trình 140,3 mét và đã duy trì mực nước ở cao trình chết trong ba tháng để khắc phục sự cố rò rỉ nước.
Ông Đinh Văn Thu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – nói: “Trong lịch sử tại H.Bắc Trà My đã xảy ra động đất, nay xuất hiện lại tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Từ ngày 3.9 đến nay, lại xảy ra 11 lần động đất, dù mực nước tại thủy điện Sông Tranh ở mực nước chết. Cường độ động đất đang tăng dần ở cả một khu vực chứ không riêng gì khu vực thủy điện. Cho nên, với những thông tin này, đoàn khảo sát cần có những đánh giá chính xác hơn”.
Ông Đặng Phong – Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My – cho biết, trong những ngày qua, ông liên tục nhận được điện thoại của lãnh đạo các huyện như Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn… hỏi thăm về tình hình động đất. Bởi các huyện lân cận cũng đang hết sức lo lắng khi rung chấn động đất đã lan đến địa phương họ. “Thông qua đoàn khảo sát, chúng tôi muốn biết thực sự động đất xảy ra là do động đất kiến tạo hay do động đất kích thích do hồ thủy điện Sông Tranh 2″, ông Đặng Phong nói.
Ông Đặng Phong cũng cho biết, trong mùa mưa bao năm nay, chính quyền địa phương sẽ có kiến nghị cho tích nước theo từng giai đoạn để người dân phía hạ du an tâm.
Video đang HOT
Về vấn đề này, tiến sĩ Lê Huy Minh cho biết, đoàn công tác sẽ cân nhắc sau khi tích hợp kết quả nghiên cứu.
Ngay sau cuộc họp, đoàn công tác cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chính quyền H.Bắc Trà My đã đến hai địa điểm thuộc xã Trà Đốc để kiểm tra các vết rạn nứt tại Trường mẫu giáo Hoa Phượng và Trường THCS Lê Hồng Phong.
Tại hiện trường các chuyên gia đã tiến hành thu thập các số liệu, quan trắc bằng mắt các vết rạn nứt cũng như tiếp thu ý kiến người dân.
Trong số hai địa điểm đoàn công tác kiểm tra, Trường mẫu giáo Hoa Phượng là nơi xảy ra rất nhiều vết nứt do rung chấn mạnh, một mảng tường bằng bê tông khá lớn đã bể ra, rơi xuống sàn nhà.
Từ hôm nay (8.9), đoàn khảo sát sẽ tập trung thu thập số liệu và nghiên cứu về tình hình động đất. Dự kiến, ngày 12.9, đoàn sẽ có buổi làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Nam, H.Bắc Trà My để báo cáo kết quả.
Các chuyên gia khảo sát bước đầu qua bản đồ
Các rung chấn mạnh xảy ra quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2
Chính quyền tỉnh Quảng Nam làm việc với đoàn khảo sát
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My trao đổi về động đất với các chuyên gia
Mảng tường lớn tại Trường mẫu giáo Hoa Phượng (xã Trà Đốc) bị bể
Đoàn chuyên gia khảo sát tại Trường THCS Lê Hồng Phong
Khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh liên tục xảy ra động đất
Vết trượt đất còn mới bên tuyến đường ĐT 616, gần thủy điện Sông Tranh 2Theo TNO
52 trận động đất từng xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2
Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết, rung chấn mấy ngày qua không ảnh hưởng đến an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Trong hơn một năm, khu vực này xảy ra 52 trận động đất, cao nhất là 4,2 độ richter.
Sáng 4/9, tại cuộc họp với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, đại diện Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết, rung chấn mấy ngày qua không ảnh hưởng đến an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Số liệu rung chấn đo được mức cao nhất là 4 độ richter, trong khi thiết kế của thủy điện chịu được đến 5,5 độ richter. Còn đại diện tư vấn độc lập kết luận, đập thủy điện đã được xử lý đạt yêu cầu thiết kế, đảm bảo an toàn tích nước.
Tuy nhiên, để có kết quả đánh giá chính xác, Bộ trưởng Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các chuyên gia phản biện độc lập đánh giá chất lượng đập thủy điện sau khi xử lý sự cố. Ông cũng yêu cầu Hội đồng nghiệm thu nhà nước cử chuyên gia đến hiện trường, kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rung chấn tới đập thủy điện lớn nhất miền Trung này.
Phía thượng lưu đập chính thủy điện Sông Tranh 2, nơi xảy ra những trận dư chấn động đất vừa qua. Ảnh: Trí Tín.
Chiều cùng ngày, trao đổi với VnExpress.net, GS Cao Đình Triều, Viện vật lý Địa cầu cho biết, sau hơn một năm theo dõi, nghiên cứu, các trạm quan trắc, máy đo gia tốc đã ghi nhận tổng cộng 52 trận động đất lớn nhỏ xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2. Trong đó có hai trận động đất cường độ mạnh 3,4 độ richter (ngày 27/11/2011) và 4,2 độ richter (ngày 3/9/2012).
Trận động đất 4,2 độ richter với độ chấn tiêu sâu 7,3 km xảy ra đêm 3/9 ở ngay bên phải đập chính của hồ chứa thủy điện ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My.
Theo GS Triều, các máy đo gia tốc lắp đặt ở khu vực thủy điện cũng ghi nhận ít nhất 3 trận động đất gây rung động trực tiếp đến mặt đập, trong đó có một trận dao động với cường độ 7 thang MSK-64 (có 12 cấp cường độ). Thời gian tới, những trận động đất kích thích sẽ còn tiếp tục xảy ra ở công trình thủy điện này nếu mực nước ở khu vực hồ chứa bị thay đổi đột ngột với dung tích lớn.
"Động đất ở khu vực Sông Tranh 2 là loại động đất kích thích phản ứng nhanh ở độ sâu chấn tiêu nông (dưới 10 km). Khu vực này có thể xảy ra động đất mạnh nhất đạt xấp xỉ 5,5 đến 6,1 độ richter. Nếu trận động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn tác động trực tiếp vào thân đập rất nguy hiểm. Động đất kích thích diễn ra thường xuyên có thể gây biến đổi môi trường của đới đứt gãy đã có trước, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như trượt lở đất, nứt sụt đất, lũ quét", chuyên gia này nhận định.
Các Bộ, ngành trung ương, địa phương cùng các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu nhiều lần kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ đầu tư công trình lắp đặt hệ thống mạng trạm quan trắc động đất ở huyện Bắc Trà My để kịp thời thông báo giúp người dân chủ động ứng phó, phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, hiện đề nghị này vẫn chưa được thực hiện.
Hồi tháng 6, sau khi có báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về kết quả khảo sát tại đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Xây dựng phải tổ chức đánh giá an toàn đập sau khi EVN xử lý xong việc thấm nước qua đập và tác động của động đất kích thích tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trường hợp cần thiết, cho phép thuê tư vấn trong và ngoài nước có đủ năng lực và kinh nghiệm hỗ trợ việc phân tích, đánh giá an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 đồng thời nghiệm thu, cho phép đưa công trình vào hoạt động theo thông số thiết kế ở mức nước dâng bình thường sau khi có kết luận đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm an toàn.
Phó thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, địa động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. EVN kiểm tra, đưa toàn bộ thiết bị quan trắc vào làm việc, tổ chức quan trắc, cập nhật kịp thời các thông số theo thiết kế được duyệt nghiên cứu, ứng dụng thêm một số phương pháp địa vật lý để xác định các khuyết tật có thể có trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Viện Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thành xây dựng hệ thống các trạm quan trắc địa chấn nhằm tăng cường mạng lưới quan sát động đất, phục vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần trong toàn quốc.
Theo VNE
5 ngày, 13 trận động đất: Dân hoang mang Động đất liên tiếp xảy ra với mật độ dày đặc, cấp độ tăng dần đang gây hoang mang cho người dân huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Sáng 7/9, thêm một lần nữa lòng đất ở huyện Bắc Trà My - Quảng Nam phát nổ ầm ầm, rung chuyển. Lúc này, hàng loạt học sinh các cấp ở thị trấn Bắc Trà...