Khảo sát tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La
Đoàn công tác do ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đi khảo sát đánh giá tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Nhằm khảo sát đánh giá tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhất là ổn định đời sống cho bà con vùng lòng hồ, Tỉnh ủy Sơn La vừa tổ chức đoàn công tác do ông Hoàng Văn Chất – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn.
Điểm xuất phát đi khảo sát trên lòng hồ Thủy điện Sơn La của đoàn công tác bắt đầu từ đập thủy điện Sơn La, thuộc huyện Mường La đến bến đò Nậm Tăm của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Lòng hồ thủy điện Sơn La
4 nội dung lớn mà đoàn công tác đặt ra trong chuyến đi khảo sát này là quy hoạch tuyến đường thủy; phát triển tiềm năng du lịch, phương án nuôi trồng thuỷ sản trên lòng hồ và vấn đề an ninh vùng lòng hồ.
Ngay trong cuộc khảo sát này, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc hội thảo với các tham luận của các ngành: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở giao thông vận tải, Công an tỉnh, huyện Mường La, huyện Thuận Châu. Các tham luận đưa ra những kế hoạch, quy hoạch của từng ngành, từng huyện trong chiến lược phát triển tiềm năng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Video đang HOT
Theo đó, trên cơ sở quy hoạch chung phát triển giao thông vận tải tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Giao thông Vận tải đã lập quy hoạch bến thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Đoàn khảo sát lòng hồ thủy điện Sơn La
Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 hệ thống sông chính là Sông Đà dài gần 380km và Sông Mã dài 70km, đây là những tuyến có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối vận tải thuỷ trên lòng hồ và hệ thống đường bộ trong khu vực, phục vụ vận chuyển nông sản của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội vùng ven hồ nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.
Định hướng đến năm 2020 tỉnh Sơn La sẽ quy hoạch 4 cảng thuỷ nội địa; nâng cấp 25 bến hàng hoá và hành khách; quy hoạch mới 104 bến bến khách ngang sông trên địa bàn các huyện Quỳnh Nhai, Mường La và Thuận Châu theo tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải.
Đối với việc phát triển ngành du lịch trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tỉnh Sơn La cũng định hướng phát triển huyện Mường La thành điểm du lịch nghỉ cuối tuần gắn với du lịch tham quan, du lịch cộng đồng và nước khoáng nóng.
Đối với huyện Quỳnh Nhai gồm có du lịch cộng đồng gắn với các bản làng các dân tộc, du lịch tham quan lòng hồ, du lịch thể thao, mạo hiểm, vui chơi giải trí cao cấp trên núi và trên mặt nước…
Về nuôi trồng thủy sản, hiện trên vùng lồng hồ có 1 công ty nuôi cá nước lạnh, 9 hợp tác xã sản xuất đánh bắt hải sản trên lòng hồ, sản lượng hàng năm trên 6.000 tấn.
Theo quy hoạch mới, diện tích nuôi khoảng 500 ha, chia làm nhiều khu vực với các loại cá như cá tầm, cá chiên, cá lăng, cá nheo. Sẽ hình thành các cảng cá, bến cá, gắn với cung cấp cá giống cho toàn khu vực.
Ông Hà Quyết Nghị giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: “Chúng tôi cho rằng, khi triển khai các dự án này, cơ hội phát triển thủy sản, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, đem lại những sản phẩm riêng cho tỉnh Sơn La và sẽ có điều kiện phát triển hơn”./.
Tuyết Lan
Theo_VOV
Đắm thuyền trên lòng hồ thủy điện, 2 cô giáo thiệt mạng
Nhóm người đi tham quan trên khu vực lòng hồ Thủy điện Thái An được một đoạn thì thuyền bị nước vào và bất ngờ bị đắm khiến 2 cô giáo thiệt mạng.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang), sau nhiều giờ tìm kiếm, đến khoảng 16 giờ ngày 31/10, các lực lượng chức năng của huyện Quản Bạ mới tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên là cô giáo Lệnh Thị Lan (sinh năm 1978, giáo viên trường trung học cơ sở xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ) trong vụ đắm thuyền ở khu vực lòng hồ Thủy điện Thái An.
Trước đó, khoảng hơn 12 giờ ngày 31/10, sau khi đi ăn cỗ cưới, 5 người trong đó có 4 cô giáo của trường trung học cơ sở xã Thanh Vân và 1 thầy giáo ở trường Tiểu học Đông Hà (huyện Quản Bạ) đã cùng nhau đi tham quan trên lòng hồ Thủy điện Thái An bằng một chiếc thuyền gỗ có gắn máy.
Khi đi trên khu vực lòng hồ Thủy điện Thái An được một đoạn thì thuyền bị nước vào và bất ngờ bị đắm.
Do sự cố xảy ra quá nhanh và lòng hồ thủy điện sâu nên thầy giáo chỉ cứu được 2 cô giáo, còn 2 cô giáo bị mất tích là cô Lệnh Thị Lan (sinh năm 1978) và cô Dương Thị Hạnh, 27 tuổi.
Mặc dù các lực lượng chức năng huyện Quản Bạ đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều giờ nhưng mới tìm thấy thi thể cô giáo Lệnh Thị Lan còn thi thể nạn nhân Dương Thị Hạnh hiện vẫn chưa tìm thấy.
Khu vực lòng hồ thủy điện Thái An có mực nước rất sâu, bên dưới lòng hồ có rất nhiều cành cây, chướng ngại vật, là những yếu tố cản trở không nhỏ tới việc tìm kiếm.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân và Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Quản Bạ đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cho gia đình nạn nhân./.
Theo Minh Tâm
Theo_VOV
Nữ tiếp viên nhà hàng ăn mặc hở hang, ôm ấp khách nước ngoài Kiểm tra một nhà hàng tại TP. HCM chuyên phục vụ khách nước ngoài, đoàn công tác bắt quả tang hàng chục tiếp viên nữ của nhà hàng này ăn mặc hở hang, đang ngồi ăn nhậu, ôm ấp khách nước ngoài... Thông tin được biết, nhà hàng Viva ở số 119 Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM...