Khảo sát đánh giá Trung Quốc là động lực nền kinh tế thế giới
Khoảng 78,34% số người được hỏi tại 22 quốc gia tin rằng nền kinh tế Trung Quốc đã tiếp thêm sinh khí và trở thành động lực của nền kinh tế thế giới.
Cuộc khảo sát mới đây do CGTN Think Tank và Viện Công luận Trung Quốc thực hiện đã phỏng vấn những người có độ tuổi trung bình là 38,64 tuổi, sống tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, cũng như cũng như các nước đang phát triển như Brazil, Argentina, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập, Nigeria, Kenya và Nam Phi.
Hơn một nửa số người được hỏi (54,71%) có bằng cử nhân trở lên, trong số đó có 15,22% là thạc sĩ và tiến sĩ.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy 91,46% người tham gia ở châu Phi đã đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc. Châu Âu theo sát với tỷ lệ 81,6%, trong khi Bắc Mỹ đứng thứ ba với 78,09%.
Bên cạnh đó, 84,13% người trả lời tại các nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, nhiều hơn so với những nước không tham gia BRI.
Trong khi đó, 84,02% người tham gia tại các nước đang phát triển đã bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc, nhiều hơn so với các nước phát triển.
76,65% người tham gia khảo sát cũng khẳng định việc tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 6.100 USD lên hơn 12.000 USD trong 10 năm qua là một thành tựu đáng chú ý. Trong cuộc khảo sát, hơn 70% tin rằng Trung Quốc đang trở nên giàu có hơn.
Gần 100 triệu người dân ở nông thôn Trung Quốc đã thoát khỏi đói nghèo trong thập kỷ qua, và đại đa số người được hỏi trên toàn cầu tin rằng hai lý do hàng đầu để Trung Quốc đạt được thành tựu lịch sử trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chính là việc nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và các nhà lãnh đạo quyết tâm tiến tới mục tiêu.
Về phát triển công nghệ, những người được hỏi ấn tượng nhất đối với công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo và đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Ở châu Phi, 73,87% người được hỏi ấn tượng nhất với 5G của Trung Quốc và 55,28% khen ngợi tuyến đường sắt tốc độ cao của nước này. Ở châu Âu, 52,77% người được hỏi rất ấn tượng với sự tiến bộ của đất nước trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Đa số người được hỏi có ấn tượng tích cực về người Trung Quốc, 84,42% người châu Phi và 71,18% người châu Âu tin rằng người Trung Quốc chăm chỉ và năng động. Trong khi đó, 70,96% người được hỏi từ các nước trong BRI và 74,26% người được hỏi từ các nước đang phát triển bày tỏ cùng quan điểm.
Kết quả khảo sát bi quan về kinh tế thế giới
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.
Người dân mua hàng hoá ở siêu thị tại Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây là kết quả của cuộc khảo sát đối với 750 CEO và nhân sự cấp cao do công ty nghiên cứu Conference Board thực hiện.
Cuộc khảo sát được công bố ngày 17/6 còn cho thấy 15% CEO cho rằng khu vực mà công ty của họ hoạt động đang rơi vào suy thoái. Theo khảo sát, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng, song chưa rõ liệu mức tăng trưởng này có được duy trì cho đến hết năm hay không. Việc đánh giá nguy cơ suy thoái ở châu Âu dựa trên 2 yếu tố: lạm phát ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của các hộ gia đình và một loạt gián đoạn nguồn cung mới do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra.
Trong khi đó, khả năng kinh tế suy thoái tại Mỹ còn cao hơn. Trong báo cáo của Bank of America Global Research công bố ngày 17/6, kinh tế Mỹ có 40% nguy cơ rơi vào suy thoái vào năm tới. Theo một cuộc thăm dò mới đây do tờ Financial Times thực hiện, gần 70% các nhà kinh tế hàng đầu cho rằng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái năm 2023 khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng cường kiềm chế lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Trong khi đó, dự báo của Bloomberg Economics công bố ngày 15/6 cho biết kinh tế Mỹ sẽ suy giảm vào đầu năm 2024.
Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19 Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng với thị trường lao động siết chặt, số người lao động muốn tìm công việc có thời gian làm việc linh hoạt và an toàn đang ngày càng gia tăng. Thực tế này đang trở thành một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và...