Khảo sát cho thấy 85% dân số Indonesia có kháng thể chống lại COVID-19
Theo kết quả khảo sát do Đại học Indonesia thực hiện, hơn 85% dân số nước này có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cảnh báo hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có thể giúp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới hay không.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc khảo sát do các nhà nghiên cứu của Đại học Indonesia thực hiện đối với 22.000 người trong giai đoạn từ tháng 10 – 12/2021. Kết quả cho thấy người dân Indonesia có kháng thể chống virus SARS-CoV-2 từ cả tiêm chủng và mắc COVID-19. Nhà dịch tễ học Pandu Riono cho biết khả năng miễn dịch cộng đồng có thể là lý do khiến số ca mắc COVID-19 ở Indonesia không tăng mạnh kể từ giữa năm 2021.
Ông Pandu nhận định những kháng thể này có thể có hiệu quả trước các biến thể mới, trong đó có Omicron, mặc dù điều này sẽ cần nhiều tháng để kiểm chứng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát không phủ nhận tính cần thiết của việc tiêm vaccine, kể cả đối với những người đã từng mắc COVID-19. Ngoài ra, kết quả khảo sát vẫn đang được xem xét nhằm đánh giá hiệu quả của từng loại vaccine đối với nồng độ kháng thể trên cơ thể người.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Dicky Budiman tại Đại học Griffith của Australia, cho rằng những phát hiện trên cần được cân nhắc một cách thận trọng vì tỷ lệ tiêm chủng của Indonesia thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, và chưa rõ các kháng thể này sẽ tồn tại bao lâu.
Sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai liên quan đến biến thể Delta đạt đỉnh vào tháng 7 và tháng 8/2021, số ca nhiễm mới hằng ngày ở Indonesia đã giảm mạnh từ hơn 50.000 ca xuống còn vài trăm ca trong những tháng gần đây. Indonesia có khoảng 250 ca nhiễm biến thể Omicron, song hầu hết là các ca nhập cảnh, trong khi số ca nhiễm trong cộng đồng tương đối thấp, không đủ để dẫn đến làn sóng dịch bệnh mới như tại nhiều nước.
Về tình hình tiêm chủng, phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết Indonesia đã thành công trong việc đạt được mục tiêu tiêm phòng COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với khoảng 40% dân số đã được tiêm chủng vào cuối năm 2021.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 6/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đến ngày 22/12/2021, nước này đã đạt được mục tiêu của WHO về việc tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số. Trong suốt năm 2021, Indonesia đã nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cấp vaccine cho người dân.
Trong số này, có 20,15% vaccine đến từ cơ chế chia sẻ vaccine trên toàn cầu COVAX và phần còn lại là được các nước viện trợ và cung cấp miễn phí. Tính đến cuối tháng 12/2021, nước này đã tiêm được hơn 270 triệu liều vaccine, đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Brazil.
Cũng theo Ngoại trưởng Retno, thách thức tiếp theo là đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% dân số vào giữa năm 2022. Trong năm nay, ngoại giao y tế sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên của Indonesia, bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng y tế, cả về năng lực sản xuất thuốc và vaccine. Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu có thể tự sản xuất vaccine và trở thành trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực. Việc phát triển mạng lưới nghiên cứu và sản xuất vaccine cũng sẽ tiếp tục được khuyến khích, bao gồm cả thông qua Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI).
Mũi vaccine tăng cường giúp làm tăng kháng thể để phòng ngừa Omicron
Các chuyên gia thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) khẳng định tiêm mũi tăng cường sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng hơn nếu nhiễm biến thể Omicron.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Moderna cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang 9news.com.au ngày 5/1 dẫn lời nhà nghiên cứu về virus tại Đại học Minnesota Louis Mansky cho biết nhiều người hiểu nhầm vaccine ngừa COVID-19 sẽ ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm virus, nhưng vaccine chủ yếu được thiết kế để ngăn ngừa bệnh nặng. Các loại vaccine hiện nay vẫn nhằm ngăn ngừa bệnh nặng, đặc biệt là đối với những người đã được tiêm mũi tăng cường.
Hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna hoặc một mũi vaccine của Johnson & Johnson cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ khỏi tình trạng bệnh nghiêm trọng do biến thể Omicron.
Mặc dù những liều vaccine cơ bản chỉ phát huy một phần hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm Omicron, nhưng mũi tăng cường, đặc biệt là với vaccine của Pfizer và Moderna, giúp làm tăng kháng thể hỗ trợ chống lại điều này.
Omicron được cho là tái tạo hiệu quả hơn nhiều so với các biến thể trước đó và nếu người nhiễm có tải lượng virus cao, nhiều khả năng họ sẽ truyền cho những người khác, đặc biệt là những người chưa được tiêm chủng.
Những người đã được tiêm chủng, nếu nhiễm virus sẽ có các triệu chứng nhẹ, vì các mũi tiêm kích hoạt nhiều lớp phòng thủ trong hệ thống miễn dịch và khiến Omicron khó vượt qua tất cả.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị nên tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ an toàn như đeo khẩu trang khi ở trong phòng kín, tránh đám đông, tiêm các mũi cơ bản và tiêm mũi tăng cường.
Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. Omicron là biến chủng chứa nhiều đột biến trên protein gai (Ảnh: Nature). Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature cuối...