Khánh thành Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông khổng lồ trên đỉnh Yên Tử
Sáng mai (3/12), T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức lễ khánh thành tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng 138 tấn. Đây là tượng Phật đầu tiên được đúc nổi trên vị trí núi đá cao với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông hiểm trở, không có địa bàn thi công, mưa, mây mù, ẩm ướt quanh năm.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm – Yên Tử
Sau hơn 5 năm khảo sát và thống nhất ý kiến, Hội đồng nghệ thuật và các nhà sử học, chuyên gia đã quyết định chọn vị trí xây dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nằm trong tuyến bộ hành đường đá tự nhiên, từ khu vực tượng đá An Kỳ Sinh lên chùa Đồng, khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh). (Theo Sử sách ghi Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân).
Đây là tượng Phật đầu tiên được đúc nổi trên vị trí núi đá cao với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông hiểm trở, không có địa bàn thi công, mưa, mây mù, ẩm ướt quanh năm.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái – Bắc Ninh, Ý Yên – Nam Định và được đặt tại khu An Kỳ Sinh, Yên Tử. Do địa hình thi công trên cao, mặt bằng chật hẹp mà khối lượng vận chuyển lên núi tới 2500 tấn, nhà thầu đã đưa ra phương án đúc tượng ngay trên bệ bê tông, lò nấu đồng nằm trên giàn giáo thép, bố trí trên 4 tầng, nằm xung quanh khuôn tượng, dẫn trực tiếp nước đồng vào khuôn theo hệ thống máng dẫn chảy”
Được biết, do khối lượng đồng lớn hơn 138 tấn, chiều cao tượng 12,6m và tượng để ngoài trời nên thịt đồng phải dày trung bình 4cm. Ban quản lí dự án thay đổi phương án thi công – đúc trượt ba lần: đài sen cao hơn 2 mét, thân tượng chân dung tượng (phần ngực, cổ và đầu) cao 9,9 mét. Tượng được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác.
Video đang HOT
Quá trình thi công, phải tiến hành đúc thử lần 1 (3 tấn) để khẳng định khả năng nấu chảy đồng trên độ cao 920m so với mực nước biển, khả năng chịu nhiệt của bệ tượng (nơi tiếp giáp đồng với khuôn, bệ bê tông). Sau đó tiến hành đúc thử lần thứ 2 để kiểm tra khả năng nấu chảy của lò (7 tấn), hệ thống gió, móng lò, hệ thống đóng mở cửa lò, điều khiển nhiệt độ đồng.
Với tổng số vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa lên tới trên 75 tỷ đồng, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đánh giá là công trình kỉ lục, đảm bảo theo phê duyệt, sau lễ khánh thành sẽ tạo nên sức hút mới cho khu di tích danh thắng Yên Tử, phục vụ nhu cầu tâm linh tưởng niệm đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Phật hoàng Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3. Không chỉ vậy, Ngài còn là vị Tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Đây là Thiền phái mang tư tưởng hòa nhập đạo với đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam. Việc xuất gia tu đạo của Ngài khi đất nước yên bình đã góp phần không nhỏ cho đời sống chính trị Đại Việt cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV trở nên ổn định, ôn hòa, dân được hưởng cảnh ấm no, hạnh phúc.
Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc cân đối ở tư thế ngồi ở trạng thái tĩnh tại, ung dung thư thái. Tượng sẽ phù hợp với bối cảnh và địa hình chung, được lấy từ bản gốc bức tượng đá đang được thờ tại Tháp tổ chùa Hoa Yên. Khu vực xây dựng tượng Trần Nhân Tông là một phần quan trọng trong hệ thống di tích chùa tháp tại Yên Tử và ở khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, góp phần tạo thành một quần thể di tích lịch sử danh thắng tâm linh nổi tiếng.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh, Trưởng ban dự án chia sẻ: “Ngoài việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho công trình, thì khó khăn nhất phải kể đến là biện pháp thi công, mà trước đó là việc chọn mẫu tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi nghiên cứu kỹ 7 mẫu tượng đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân tại Ban Quản lý di tích Yên Tử, chúng tôi cùng với nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất lấy mẫu pho tượng Trần Nhân Tông trong tháp tổ Huệ Quang với tư thế ngồi thiền hai tay bắt quyết, ngài mặc áo của dòng tiểu thừa, eo thon, khuôn mặt hiền từ thoát tục. Bốn mặt bệ đá đặt tượng của ngài được chạm khắc hoa văn hoa cúc và hình ảnh con rồng thời Trần.
Do vậy, ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn đã trở thành ngày Lễ lớn của Phật giáo Việt Nam và của lịch sử văn hóa dân tộc.
Năm nay, ngày 3/12/2013 sẽ diễn ra Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, đồng thời khánh thành tượng Phật hoàng ngay tại núi An Kỳ Sinh.
Theo Infonet
Hoàn thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Với tổng kinh phí đầu tư lên tới 75 tỷ đồng, pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đúc nguyên khối, chất liệu đồng, chiều cao 12,6m, nặng 138 tấn đang được khẩn trương hoàn thiện những công đoạn cuối cùng cho ngày khánh thành, dự kiến diễn ra ngày 2-12 tới tại đỉnh An Kỳ Sinh thuộc khu di tích danh thắng Yên Tử - Quảng Ninh.
Phối cảnh tượng Phật hoàng trên đỉnh An Kỳ Sinh sau khi hoàn thiện
Không giống như chùa Đồng được đúc thành từng cấu kiện rồi vận chuyển lên núi và lắp ghép, bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh lại được đúc liền khối, tức là các nghệ nhân đến từ làng Đại Bái- Bắc Ninh và Ý Yên- Nam Định đã tiến hành đúc tượng ngay trên bệ bê tông. Lò nấu đồng nằm trên giàn giáo thép, bố trí trên 4 tầng, xung quanh khuôn tượng, dẫn trực tiếp nước đồng vào khuôn theo hệ thống máng chảy.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh kể, do khối lượng đồng đúc tượng lớn (trên 138 tấn), chiều cao tượng 12,6m và tượng để ngoài trời nên "thịt" đồng phải dày trung bình 4cm. Trong quá trình thi công nơi "lưng chừng trời", điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mặt bằng thi công hẹp, Ban Quản lý dự án đã phải thay đổi phương án đến hơn chục lần, bên cạnh đó, cũng phải tiến hành đúc thử 2 lần. Lần đầu (3 tấn) để khẳng định khả năng nấu chảy đồng trên độ cao 920m, khả năng chịu nhiệt của bệ tượng (nơi tiếp giáp đồng với khuôn, bệ bê tông). Lần thứ 2 để kiểm tra khả năng nấu chảy của lò (7 tấn), hệ thống gió, móng lò, hệ thống dẫn chảy đồng, hệ thống đóng mở cửa lò, điều khiển nhiệt độ đồng.
Tượng Phật hoàng nhìn ra vùng núi rừng Yên Tử rộng lớn
Tính tới ngày 10-11, toàn bộ việc đúc tượng, xây dựng bệ tượng đã hoàn tất. Các đơn vị thi công đang khẩn trương tiến hành việc chỉnh trang cảnh quan. Ban đầu, khi dựng tượng nhiều người tỏ ý nghi ngờ công trình khổng lồ này sẽ phá vỡ cảnh quan di tích, song cho tới thời điểm hiện tại có thể khẳng định, bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh không những không phá vỡ cảnh quan mà còn tô điểm thêm cho vẻ đẹp nơi non thiêng, góp phần hình thành nên một chuỗi các công trình tâm linh tại di tích Yên Tử ngay sau khi khánh thành và đón khách tới chiêm bái.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết thêm, ban đầu, cả hội đồng duyệt tượng đã thống nhất chọn bức tượng Phật hoàng ở tư thế đứng, một tay chống gậy trúc, một tay chắp trước ngực. Nhưng rồi, căn cứ vào điều kiện thực địa, tư liệu lịch sử, cuối cùng lựa chọn phương án, lấy bức tượng Phật hoàng đang tọa thiền tại Vườn tháp chùa Hoa Yên để làm nguyên mẫu, phóng tác, thay đổi một vài chi tiết cho phù hợp với không gian rộng lớn, các tiêu chí về tư thế, diện mạo và thần thái giữ nguyên hoàn toàn.
Lễ khánh thành bảo tượng Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông tại non thiêng Yên Tử dự kiến sẽ diễn ra trùng với Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Nhập Niết Bàn được tổ chức từ ngày 1 đến 3-12.
Bảo tượng Phật hoàng Nhân Nhân Tông vừa hoàn thành hội tụ nhiều kỷ lục. Đây là lần đầu tiên đúc tượng trực tiếp trên vị trí núi đá cao gần 1.000m so với mực nước biển. Địa bàn thi công hiểm trở, mưa mây mù ẩm ướt quanh năm. Tượng có hệ thống gân chống co, ngót, xé rách. Nồi đồng có dung lượng lớn 7 tấn, "Ram" đồng ngay tại lò. Rót đồng trực tiếp vào khuôn không qua lù trung gian, tượng được thiết kế phù hợp với khí hậu biển, nóng ẩm.
Trong thời gian tới, toàn bộ các hệ thống di tích tại Yên Tử (Uông Bí) và di tích Nhà Trần (Đông Triều) sẽ được triển khai bảo tồn tôn tạo đồng bộ. Trong đó bao gồm các tiểu dự án như tôn tạo am Dược Sư, chùa Một Mái, tháp Tổ, quy hoạch chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, chùa Trình. Dự án xây dựng khu tâm linh lễ hội Yên Tử, đền Thái Miếu, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên...
Theo ANTD
Tắm Phật, làm việc thiện mừng Đại lễ Phật đản Đón mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557, nhiều hoạt động của phật tử và nhân dân thủ đô diễn ra sôi động như đêm hội hoa đăng tại chùa Quán Sứ, thanh thiếu niên phật tử đạp xe diễu hành trao quà từ thiện, nghi lễ tắm Phật tại chùa Bằng A... Nằm trong chương trình hoạt động Phật sự chào...