Khánh thành tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam
Sáng nay (3/12), Đại lễ khánh thành pho tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam và tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được tổ chức long trọng tại khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh).
Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng nhiều vị lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương, tỉnh Quảng Ninh và hàng vạn bà con nhân dân, phật tử.
Cắt băng khánh thành tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam.
Theo sử sách, Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, ở ngôi 15 năm và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế đã 2 lần trực tiếp cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhằm tôn vinh công đức của Phật hoàng, bức tượng bằng đồng nguyên khối Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khánh thành trong buổi lễ.
Với kinh phí lên tới 75 tỷ đồng, pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), Ý Yên (Nam Định), cao 15m với tổng trọng lượng 150 tấn và được đặt tại núi Yên Tử.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Video đang HOT
Hàng vạn người dân và phật tử về non thiêng Yên Tử ngày Đại lễ.
Quá trình đúc gặp rất nhiều khó khăn bởi tất cả các công đoạn được thực hiện trên địa hình hiểm trở có núi đá, cao gần 1.000m so với mực nước biển, quanh năm mây mù, ẩm ướt.
Tổng chiều cao của tượng là 15m với trọng lượng 150 tấn đồng nguyên khối. Với công trình bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, đến thời điểm này, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện công nghệ đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông. Bốn mặt bệ đá đặt tượng của ngài được chạm khắc hoa văn hoa cúc và những con rồng thời Trần.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là một bức tượng đẹp, thể hiện sự thoát tục của Phật hoàng.
Pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trở thành biểu tượng của non thiêng Yên Tử.
Hiện Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam đang phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và các ban, ngành liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Phật hoàng Trần Nhân Tông là Danh nhân văn hóa thế giới.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trung Hải – Giám đốc Ban quản lý khu di tích danh thắng Yên Tử cho biết, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và khánh thành tượng Phật Hoàng đã có trên dưới 5 vạn du khách và nhân dân về với non thiêng Yên Tử. Mọi công tác tổ chức và an ninh được thực hiện tốt nhất, đảm bảo cho buổi lễ thành công tốt đẹp.
Anh Thế
Theo Dantri
Bảo tượng 75 tỷ đồng trước giờ khánh thành
Nặng hơn 138 tấn, cao 6,6m ngồi trên đài sen bằng đồng 3,3m đặt trên bệ rồng đá ở độ cao 920m, bảo tượng đồng nguyên khối đã sẵn sàng cho ngày lễ khánh thành tại đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh).
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Nghị quyết lấy ngày 1/11 âm lịch hằng năm, ngày nhập Niết Bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông là Đại lễ giỗ chung của Phật giáo Việt Nam.
Năm nay, Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày nhập Niết Bàn của Phật hoàng được tổ chức trọng thể với quy mô cấp Quốc gia tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh).
Chương trình Đại lễ diễn ra từ 1 đến 3/12 với nhiều nghi lễ trong đó nổi bật là nghi lễ khánh thành bảo tượng Phật hoàng tại Lễ đài khu An Kỳ Sinh trên đỉnh Yên Tử. Pho tượng này được đặt trên đỉnh thiêng Yên Tử ở độ cao hơn 920 mét.
Đây là sự kiện trọng đại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh, tạo sức hút mới cho di tích danh thắng Yên Tử.
Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được làm từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Ý tưởng dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử có từ năm 2002, nhưng đến nay mới hoàn thành.
Sau 7 năm hoàn thiện thủ tục và làm xã hội hóa, ngày 16/12/2009 khởi công xây dựng. Ngày 17/5/2013 tổ chức lễ đúc tim tượng Phật. Và đến 23/9/2013 tổ chức lễ yểm tâm tượng Phật.
Đây là tượng đồng nguyên khối nặng hơn 138 tấn được đúc ngay trên bệ bê tông ở độ cao 920m so với mực nước biển. Tượng có chiều cao 6,6m ngồi trên đài sen (bằng đồng) cao 3,3m được đặt trên bệ rồng (bằng đá) cao 2,7m.
Tổng số vốn được phê duyệt để đúc tượng hơn 75 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền này do các doanh nghiệp tài trợ và nhân dân công đức.
Đây là pho tượng nguyên khối lớn nhất, lần đầu tiên được đúc thành công tại Việt Nam theo công nghệ đúc trực tiếp, liền khối trên bệ, hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công trong điều kiện địa hình chật hẹp, khí hậu khắc nghiệt.
Theo Quang Anh
Khánh thành Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông khổng lồ trên đỉnh Yên Tử Sáng mai (3/12), T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức lễ khánh thành tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng 138 tấn. Đây là tượng Phật đầu tiên được đúc nổi trên vị trí núi đá cao với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông hiểm trở, không có địa bàn...