Khánh thành tượng đài N’Trang Lơng sau 7 năm xây dựng
Sau 7 năm thi công xây dựng với kinh phí hơn 167 tỉ đồng, công trình tượng đài N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên khánh thành sáng nay 20-12.
Lễ kỷ niệm 110 năm phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912-2022) và khánh thành tượng đài N’Trang Lơng – Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Sáng 20-12, tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912- 2022) và khánh thành tượng đài N’Trang Lơng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngô Thanh Danh – bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông – cho biết nhằm ghi nhớ công lao to lớn của N’Trang Lơng và nhắc nhở về những chiến công chống Pháp oanh liệt của đồng bào Tây Nguyên cho các tầng lớp nhân dân cũng như thế hệ mai sau, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng công trình tượng đài N’Trang Lơng.
Năm 2015, tượng đài Anh hùng N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên khởi công xây dựng, do Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Đắk Nông làm chủ đầu tư. Công trình có tổng diện tích là 5,9ha, kinh phí hơn 167 tỉ đồng, chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 gồm móng, hệ thống chống sét, phần mỹ thuật trị giá 67,7 tỉ đồng từ nguồn đóng góp của nhân dân, các doanh nghiệp, ngân sách địa phương và trung ương.
Video đang HOT
Toàn bộ tượng đài được chế tác bằng đá xanh, trong đó phần tượng chính cao 13m và phù điêu cao 5,5m, rộng 27m. Tượng được đặt trên đỉnh đồi Đắk Nur (cách trung tâm TP Gia Nghĩa khoảng 2km).
Phần tượng chính thể hiện Anh hùng N’Trang Lơng (lãnh đạo người M’Nông khởi nghĩa chống thực dân Pháp đô hộ những năm 1912 – 1936). Phần phù điêu dưới chân thể hiện bức tranh sinh hoạt hằng ngày và cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược của các dân tộc Tây Nguyên.
Tượng đài và phù điêu được thi công với tổng kinh phí hơn 167 tỉ đồng – Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, khi bắt đầu, tỉnh Đắk Nông dự kiến hoàn thành tượng đài vào năm 2018.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng công trình này có nhiều sai sót trong thiết kế, thi công. Phần móng chịu lực thiết kế ban đầu chỉ hơn 1.100 tấn, nhưng phần tượng đài và phù điêu lại lên đến 2.052 tấn.
Tỉnh Đắk Nông phải bỏ phần móng ban đầu và bổ sung gần 1,8 tỉ đồng để làm móng mới. Kết luận thanh tra sau đó chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác đánh giá hồ sơ dự thầu và quản lý dự án, quản lý chất lượng thi công công trình.
Quân đoàn 3 chú trọng công tác dân vận, giúp người dân xóa đói giảm nghèo
Cùng với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 luôn xem công tác dân vận là nhiệm vụ trọng tâm.
Các cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn đã tận tâm giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các công trình phúc lợi, ổn định dân sinh... xứng đáng với lời dạy của Bác "Dân vận khéo tức là làm những việc mà nhân dân cần, gần gũi, gắn bó với nhân dân".
Những ngôi nhà đồng đội được cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 xây dựng. Ảnh: Quang Thái - Chu Hoài/TTXVN
Quân đoàn 3 đóng quân trên địa bàn 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Bình Định. Với đặc thù địa bàn chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi đây từng là điểm nóng của hoạt động chống phá nhà nước của các thế lực phản động, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh, chính trị. Trước những khó khăn, thách thức đó, ngay từ khi hình thành, công tác dân vận luôn được Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân đoàn xem là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
Quân đoàn 3 đã có nhiều sáng kiến, chương trình, phong trào thiết thực gắn với tình hình phát triển chung của từng địa phương. Phong trào về công tác dân vận khéo đã ăn sâu, bám rễ từng buôn làng như: thi đua "Dân vận khéo"; xây dựng "Đơn vị Dân vận tốt"; "Quân - Dân một ý chí năm 2021"... Qua đó, nhiều buôn làng đã có sự đổi thay. Điển hình, xã Ia Lang (huyện Đức Cơ) vốn là căn cứ của Sư đoàn 320 trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Cuộc sống của bà con người Jrai chủ yếu dựa vào du canh, du cư, thiếu sự ổn định. Để giúp người dân "an cư lạc nghiệp", cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 320 đã hướng dẫn bà con thay đổi phương thức sản xuất như: làm lúa nước, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với người địa phương. Nhờ đó, đời sống của đồng bào đã có nhiều thay đổi.
Thiếu úy Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều dưỡng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 211 khám bệnh cho thương bệnh binh. Ảnh: Quang Thái - Chu Hoài/TTXVN
Bí thư Đảng ủy xã Ia Lang Siu Uih chia sẻ, địa phương có trên 57% là người dân tộc Jrai với điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhờ có sự tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ của bộ đội, đồng bào đã biết làm kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa khoa học.
Bên cạnh hoạt động hỗ trợ các hộ dân phát triển kinh tế, hàng năm, Quân đoàn 3 đã triển khai nhiều chương trình chăm lo cho người nghèo trên địa bàn. Quân đoàn đã hỗ trợ kinh phí và ngày công lao động xây dựng 12 "nhà Chính sách" với số tiền gần 1 tỷ đồng từ nguồn quỹ của Quân đoàn; xây 8 "nhà Đồng đội" với số tiền hơn 600 triệu đồng từ nguồn Quỹ vì người nghèo Bộ Quốc Phòng và Quỹ vì người nghèo của Quân đoàn; xây 6 "nhà tình nghĩa", 2 "Ngôi nhà 100 triệu đồng" với số tiền hơn 600 triệu đồng...
Trong hai năm dịch COVID -19, trên địa bàn đóng chân, lực lượng Quân đoàn đã làm tốt vai trò, trách nhiệm, xứng đáng là đơn vị chủ lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Không chỉ tham gia trực tiếp vào công tác phòng, chống dịch (như: có mặt tại các điểm nóng thực hiện phun khử khuẩn, hỗ trợ lực lượng chức năng phòng, chống dịch bệnh), lực lượng Quân đoàn 3 còn là nòng cốt tiếp nhận, bố trí chỗ ăn, ở cho người bị cách ly và hàng ngàn công dân về quê tránh dịch.
Cán bộ, chiến sĩ cùng đoàn viên thanh niên trồng cây xanh tại Làng Đê Bơ Tưk, xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang. Ảnh: Quang Thái - Chu Hoài/TTXVN
Đại tá Nguyễn Thanh Phong, Phó Chính ủy Quân đoàn 3 cho biết, bện cạnh nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 luôn xác định việc bám làng, bám dân, gần dân, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống là nhiệm vụ chính trị quan trọng; công tác xây dựng tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, các tổ chức, đoàn thể xã hội vững mạnh, xây dựng đời sống mới trong nhân dân là vấn đề cơ bản; lấy việc giúp bà con đổi mới tư duy lao động, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi làm khâu đột phá.
Nét mới trong công tác dân vận ở Quân đoàn 3 là tập trung vào những nhiệm vụ trung tâm, mang tính thời sự; chủ động phối hợp với địa phương, cử cán bộ, chiến sỹ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, biết được nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Từ đó, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch giúp đỡ người dân cụ thể, có hiệu quả.
Qua những phong trào thiết thực đó, những buôn làng, bản làng đã khoác lên mình sự đổi thay; kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Với phương châm "lấy sức dân lo cho dân", các mô hình đã và đang có sức lan tỏa, được cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá cao, nhận được sự quan tâm, phối hợp hiệu quả của các đơn vị kết nghĩa, tổ chức tôn giáo ở các địa phương...
Trẻ mới sinh cũng phải nộp tiền xây dựng nông thôn mới Để xây dựng nông thôn mới, một số thôn tại xã Tân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) buộc cả trẻ mới sinh phải đóng một suất tiền mỗi năm như người lớn. Nếu không đóng sẽ bị ghi vào sổ nợ. Xã Tân Thủy nơi xảy ra tình trạng buộc trẻ em mới sinh phải đóng tiền xây dựng nông thôn mới -...