Khánh thành tượng đài Hoài niệm
Sáng 30.1, UBND tỉnh Quảng Trị, Sở VH-TT-DL phối hợp Quỹ phát triển du lịch hoài niệm tổ chức khánh thành tượng đài Hoài niệm tại TX.Quảng Trị ( ảnh). Dự lễ có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Tượng đài chính được khởi công từ tháng 7.2012 với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng, chất liệu đá ruby. Tượng đài khắc họa một mảng tường Thành cổ Quảng Trị loang lổ bom bạn và một tấm áo choàng rũ xuống ôm lấy thân đài.
Theo TNO
Video đang HOT
Ấm áp "bát phở của thầy Tùng"
40 năm trước, vào những ngày tháng hào hùng của Thủ đô, đất nước, họ là những sinh viên y khoa đang hoặc mới nhập học. Trong trang sử vẻ vang ấy, nhiều bác sỹ trẻ đã mãi nằm xuống dù lòng yêu nước và nhiệt huyết của tuổi trẻ còn đầy căng. Với những người còn sống, những hồi ức đó luôn sống mãi và là động lực để họ không ngừng phấn đấu, phục vụ nhân dân.
Lễ tưởng niệm những nạn nhân tại Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị B52 ném bom. Ảnh: Bettmann/Corbis
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Đình Dũng (Thầy thuốc Nhân dân, Giám đốc Bệnh viện Dệt may) nhớ lại: "Chúng tôi là những sinh viên y khoa mới trúng tuyển. Ngày tựu trường cũng là ngày Thủ đô đang chuẩn bị mọi mặt để chống trả cuộc tập kích bằng máy bay B52. Mặc dù đã được sơ tán ra Tây Tựu (Nhổn) từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12-1972 song trước diễn biến phức tạp, chiều tối 18-12-1972, từng lớp sinh viên mới nhập trường chúng tôi bất ngờ nhận mệnh lệnh lập tức "hành quân" rời Hà Nội lên Sơn Tây. Cánh sinh viên hòa vào dòng người sơ tán đi bộ trên đường 32. Sau lưng chúng tôi, Hà Nội là điểm sáng mờ dần, tất cả im lặng chờ đợi trận đánh lớn...".
Bác sỹ Nguyễn Văn Thông, lớp trưởng lớp B được nhà trường cho biết sẽ đi Sơn Tây, qua Đá Chông K9, rồi từ phà Đồng Luận sẽ sang Phú Thọ. Từng tốp sinh viên lặng lẽ vượt bến phà Đồng Luận. Phía bên kia, Đại học Y Hà Nội đã chuẩn bị sẵn địa điểm cho gần 400 tân sinh viên. "Vừa qua phà, không ai bảo ai mà tất cả chúng tôi đều quay đầu nhìn về phía Hà Nội, nơi bắt đầu xuất hiện những quầng chớp lửa của đạn pháo phòng không, vậy là B52 đã bắt đầu tấn công Thủ đô...", Phó Giáo sư, bác sỹ Trịnh Thị Minh Liên xúc động hồi tưởng.
Y bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai tích cực tìm kiếm, cứu hộ sau trận B52 rải thảm
Vì mới nhập trường, nên tân sinh viên được "ưu tiên" đi sơ tán. Nhưng khi biết các lớp đàn anh đang bám trụ tại bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Xanh Pôn... cùng các thầy cấp cứu thương binh và nhân dân bị thương do bị trúng bom đạn, nhiều sinh viên xin tình nguyện được ở lại dù các thầy không đồng ý. Thực tế, trong suốt 12 ngày đêm hào hùng ấy, hàng trăm sinh viên Đại học Y Hà Nội đã dũng cảm bám trụ tại các bệnh viện, làm đủ việc từ tải thương, sơ cứu, băng bó đến phụ mổ để giữ lại sự sống cho nhiều người. Tại bệnh viện Việt Đức có tới 13 bàn mổ dã chiến làm việc suốt ngày đêm. Tấm gương của giáo sư Tôn Thất Tùng dứt khoát từ chối lời đề nghị khẩn thiết của các học trò khi mong muốn thầy "tạm thời... sơ tán để bảo toàn vốn quý của đất nước" khiến toàn thể sinh viên cảm phục. Thương "lũ" sinh viên y suốt ngày tham gia cứu người, mệt mỏi, thiếu ngủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã chỉ đạo lập ngay một quầy phở cạnh hầm mổ để phục vụ kịp thời. "Bát phở của thầy Tùng" là kỷ niệm ấm áp không bao giờ quên với những cán bộ y tế trong những ngày lịch sử đó.
Khi B52 điên cuồng trút bom xuống bệnh viện Bạch Mai giết hại nhiều bệnh nhân, y bác sỹ, hàng trăm sinh viên Đại học Y Hà Nội đã dũng cảm vượt qua khói lửa, cùng các lực lượng khác đào bới, tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát... "Biết tin này, ở nơi sơ tán, những sinh viên chúng tôi tổ chức họp lớp, ai cũng quyết tâm ra sức học tập thật tốt để sớm được cống hiến như các lớp đàn anh", Đại tá, bác sỹ Vũ Xuân Đảng (Phó Giám đốc bệnh viện 30-4, Bộ Công an) nhớ như in.
Trong số gần 400 sinh viên y khoa khóa 1972-1978 năm ấy, nhiều người đã không ngừng phấn đấu, học tập và được Đảng và Nhà nước giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng từ Trung ương đến địa phương, nhiều người được phong danh hiệu Nhà nước cao quý như Thầy thuốc Nhân dân, Tiến sỹ Nguyễn Đình Dũng Thầy thuốc Nhân dân Lý Văn Ngọ (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng) Trung tướng, Giáo sư Nguyễn Tiến Bình (Giám đốc Học viện Quân y), Bác sỹ Nguyễn Phi Tiến (Giám đốc Sở y tế Đắk Lắk) Bác sỹ Nguyễn Thị Hà (Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, Thường trực HĐND Tỉnh) Bác sỹ Trần Quang Trung (Chánh Thanh tra Bộ Y tế) Bác sỹ Nguyễn Công Tô (Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn)... Và còn rất nhiều các bác sỹ khác đang công tác ở khắp mọi miền đất nước, ngày đêm thực hiện lời Bác dạy "Lương y như từ mẫu", phục vụ nhân dân hết mình để luôn xứng đáng với những tấm gương của các lớp đàn anh đi trước cũng như những ngày tháng hào hùng mà họ đã sống.
Nhạc sĩ Phú Quang: "Tôi vẫn nhớ như in"
Một phần tuổi thơ của tôi gắn liền với ngôi nhà ở phố Khâm Thiên (Hà Nội) nơi bị giặc Mỹ rải bom những ngày cuối năm 1972. Tôi vẫn nhớ như in đêm 26-12 năm ấy, khi tôi mang thực phẩm tiếp tế cho bố mẹ và người thân đang sơ tán cách Hà Nội chừng 20 cây số thì nghe tin cả khu phố Khâm Thiên đang bị ném bom dữ dội và ngôi nhà của gia đình mình ở đó cũng bị bom ném trúng. Không chờ được đến sáng, tôi lập tức quay trở lại Hà Nội, về đến nơi là gần 4 giờ sáng. Trong ánh sáng tù mù và khói bụi dày đặc, tôi giật mình khi nhìn thấy cả khu phố Khâm Thiên bị san bằng và trở thành một đống hoang tàn đổ nát.
Những cánh tay, xác người bị bom phá tan vương đầy trên mặt đất lẫn trên dây điện. Cả khu phố khi ấy im phăng phắc, tuyệt nhiên không một tiếng khóc than. Tôi vội vã chạy lại ngôi nhà của gia đình mình với hy vọng mong manh là tìm được vợ chồng chị gái ruột đang ở đó. Ngôi nhà cũng bị san bằng. Cũng may anh chị tôi nằm trong số rất ít những người kịp chạy ra hầm trú ẩn và sống sót. Vì vậy mà trong những sáng tác về Hà Nội, nhất là khi viết ca khúc "Em ơi, Hà Nội phố", tôi gửi gắm nhiều tâm sự và ký ức về những tháng ngày ấy trong đó.
NSND Thu Hiền: "Tôi tự nhủ, không được khóc"
Cũng như nhiều người ở thời ấy, tôi cũng có nỗi đau, nỗi mất mát người thân khi cậu em trai hy sinh trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Nhưng dù thương em đến mấy, tôi cũng tự nhủ không được khóc vì sợ làm ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu phục vụ Cách mạng của đồng đội. Ngày ấy là vậy, không ai sợ chết cả, chỉ một lòng chiến đấu chống lại quân thù. Đến giờ tôi vẫn thường hoài niệm về những tháng ngày đau thương nhưng anh dũng đó. Và ký ức về trận "Điện Biên Phủ trên không" là điều mãi mãi tôi không bao giờ quên!
Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, 40 năm ngày tựu trường, 40 bác sỹ Đại học Y Hà Nội khóa 1972-1978 đã tổ chức chuyến thăm lại con đường sơ tán năm xưa, dâng hương báo công tại khu di tích Đá Chông, K9. Thăm lại điểm sơ tán năm xưa tại Đồng Luận, Thanh Thủy, Phú Thọ, đoàn đã tặng nhân dân xã Đồng Luận 40 thẻ Bảo hiểm y tế.
Theo ANTD
"Chuyện nhỏ" gây khó lớn - Kỳ 5: Khách du lịch cần được sử dụng nhà vệ sinh mọi nhà hàng, khách sạn Xung quanh vấn đề thiếu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM, nơi tiếp đón hơn 60% lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam, Thanh Niênđã có cuộc trao đổi với ông Lã Quốc Khánh (ảnh), Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM. Theo ông Khánh, các khách sạn ở khu vực trung tâm nên chia sẻ khó khăn với hãng lữ...