Khánh thành “tổng hành dinh” quản lý và điều hành bay quốc gia
Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội (ATCC Hà Nội) – “tổng hành dinh” quản lý điều hành bay quốc gia vừa chính thức được khánh thành sáng nay (13/1). Đây được xem là Trung tâm kiểm soát không lưu hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
Công trình Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội được khởi công xây dựng từ tháng 2/2012 với tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM). Hệ thống trang thiết bị được đầu tư tiên tiến hiện đại do các nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng thế giới cung cấp.
Lễ khánh thành ATCC Hà Nội sáng nay (13/1)
ATCC Hà Nội bao gồm tổ hợp dây chuyền hoạt động mang tính liên hoàn, lần đầu tiên được trang bị đồng bộ 5 dịch vụ (kỹ thuật, không lưu, không báo, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng và cơ sở phối hợp hiệp đồng với bên quân sự).
Hệ thống có quy mô gồm 48 vị trí làm việc và 8 vị trí đầu cuối ở xa, có khả năng hiển thị đồng thời 1.000 tàu bay và xử lý 20.000 kế hoạch bay, đảm bảo điều hành cho hoạt động bay dân dụng và hoạt động hàng không nói chung, bao gồm cả các hoạt động bay tầm thấp trong Vùng thông báo bay Hà Nội (FIR). Hệ thống cũng sẵn sàng làm dự phòng đầy đủ thay thế cho ACC Hồ Chí Minh để đảm bảo điều hành bay trong toàn bộ Vùng FIR của Việt Nam trong tình huống ACC Hồ Chí Minh xảy ra sự cố.
Đặc biêt, hệ thống tự động quản lý không lưu ( ATM) tại ATCC Hà Nội là một trong những hệ thống hiện đại nhất, thực hiện việc giám sát thông qua hệ thống radar và hệ thống giám sát tự động phụ thuộc (ADS-B) và có chức năng quản lý cất hạ cánh (AMAN/DMAN). Việt Nam là một trong số các nước đầu tiên triển khai áp dụng công nghệ này.
Hoạt động điều hành bay tại ATCC Hà Nội
Video đang HOT
Với các tính năng đặc biệt này, ATCC Hà Nội sẽ tăng cường năng lực và chất lượng điều hành bay cho Trung tâm kiểm soát tiếp cận và Đài kiểm soát không lưu tại sân bay Nội Bài; Tăng cường dự báo các xung đột có thể xảy ra, tránh rủi ro (gồm cảnh báo va chạm, cảnh báo vi phạm vùng cấm bay; Tăng cường phối hợp trao đổi hiệp đồng giữa hàng không và quân sự; Tăng cường quản lý đi, đến của các tàu bay tại các điểm nút có mật độ cao, tiết kiệm và hỗ trợ các hãng hàng không trong việc khắc phục tình trạng chậm, huỷ chuyến…
Được biết, từ 0h ngày 11/1, việc khai thác, điều hành bay từ Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội (ACC Hà Nội) đã được chuyển về ATCC Hà Nội.
Trước đó, dù chưa được nghiệm thu nhưng ATCC Hà Nội đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ ứng phó khẩn nguy khi xảy ra sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh hôm 20/11/2014, thực hiện điều hành bay từ Hà Nội tuyệt đối an toàn cho sân bay Tân Sơn Nhất và toàn bộ FIR Hồ Chí Minh.
Dưới đây là những hình ảnh về ATCC Hà Nội và hoạt động điều hành bay của kiểm soát viên không lưu:
ATCC Hà Nội là “tổng hành dinh” quản lý và điều hành bay quốc gia
ATCC Hà Nội được cho là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
Hoạt động điều hành bay tại ATCC Hà Nội được chia làm 4 kíp (mỗi kíp hơn 20 người), mỗi ngày 2 ca (mỗi ca 12 tiếng)
Công tác truyền dữ số liệu bay tại ATCC Hà Nội đảm bảo thông suốt và liên tục
ATCC Hà Nội điều hành trực tiếp khoảng hơn 600 chuyến bay/ngày và quản lý hoạt động bay của 1.500 chuyến bay ở cả hai vùng FIR
Vị trí dự bị điều hành ACC Hồ Chí Minh và 5 phân khu luôn sẵn sàng ứng phó khi có sự cố đột ngột.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tỷ phú Thái chi 200 triệu USD thâu tóm Nguyễn Kim
Không rầm rộ tuyên bố các chiến lược, Nguyễn Kim âm thầm tìm kiếm hậu thuẫn về tài chính, quản trị khi bán 49% cổ phần cho công ty của tý phú Chirathivat.
Power Buy - công ty chuyên về bán lẻ thuộc Tập đoàn Central Group của tỷ phú Thái Lan Chirathivat đã hoàn tất mua lại 49% cổ phần Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim hiện có 21 siêu thị điện máy trên cả nước
Trao đổi với báo chí Việt Nam, đại diện truyền thông của Central Group - tập đoàn nắm cổ phần của Power Buy cho biết việc mua cổ phần của Nguyễn Kim sẽ giúp công ty mở rộng hệ thống bán lẻ điện máy tại Việt Nam. Tổng giám đốc Central Group Việt Nam Philippe Broianigo sẽ kiêm chức này tại Nguyễn Kim, trong khi ông Nguyễn Văn Kim vẫn nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đại diện này không tiết lộ giá trị thương vụ, song theo Forbes Việt Nam số ra tháng 1/2015, trong thương vụ này, Nguyễn Kim được định giá 200 triệu USD.
Cũng theo nhận định của tạp chí này, động thái nhiều ông chủ các doanh nghiệp tư nhân bán cổ phần lớn, nhường quyền kiếm soát cho đối tác nước ngoài được xem là bước tìm kiếm hậu thuẫn về tài chính, quản trị tạo ra động lực tăng trưởng mới.
Thương vụ mua cổ phần sẽ giúp tận dụng thế mạnh của hai bên phát triển mảng bán lẻ. Đây cũng nằm trong kế hoạch kêu gọi đối tác ngoại của Nguyễn Kim giai đoạn 2011 - 2015 và đã được chia sẻ với các nhà cung cấp. Nguyễn Kim được thành lập năm 2001 và hiện có 21 siêu thị điện máy trên cả nước, chiếm thị phần bán lẻ điện máy hàng đầu tại Việt Nam. Trong năm tài chính kết thúc 31/3/2014, công ty đạt doanh số bán hàng hơn 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng.
Trong khi đó, Power Buy được đánh giá là một trong những nhà bán lẻ hàng điện máy, điện tử hàng đầu Thái Lan, với hơn 80 cửa hàng trên toàn quốc. Tại Việt Nam, gia đình tỷ phú Chirathivat đang ráo riết mở chuỗi trung tâm thương mại Robins tại Hà Nội và TP HCM.
Theo Anh Hoa
Đầu tư
Bộ GTVT bổ nhiệm TGĐ mới quản lý dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ông Lê Kim Thành - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - vừa được Bộ GTVT quyết định bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt - đơn vị đang quản lý Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhiều "tai tiếng". Ban QLDA đường sắt đô thị...