Khánh thành Tổ hợp giết mổ, chế biến thịt lợn mát đầu tiên tại VN
Sáng nay, 23/12, Công ty CP Masan Nutri-Science (MNS) đã khánh thành Dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cùng ngày, sản phẩm thịt lợn mát đầu tiên đã được MNS Meat Hà Nam cung ứng và phân phối ra thị trường qua hệ thống Vinmart.
Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Massan Group cho biết, ngày hôm nay chúng tôi hoàn thành mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt của Masan, công suất 1.400.000 con/năm. ” Sự kiện khánh thành Tổ hợp Chế biến Thịt Meat Hà Nam chính là mảnh ghép quan trọng và cuối cùng hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt của Masan. Từ vận hành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn GLOBAL GAP, đến trang trại chăn nuôi kỹ thuật cao tại Nghệ An theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, sau cùng là tổ hợp chế biến thịt công nghệ thịt mát từ Châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn BRC. Toàn bộ chuỗi cung ứng và phân phối giữ mát đảm bảo mang thịt mát Meat Deli đến tay người tiêu dùng tươi, ngon, sạch”, ông Quang chia sẻ.
Sự kiện khánh thành Tổ hợp Chế biến Thịt Meat Hà Nam chính là mảnh ghép quan trọng và cuối cùng hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt của Masan. Từ vận hành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn GLOBAL GAP, đến trang trại chăn nuôi kỹ thuật cao tại Nghệ An theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, sau cùng là tổ hợp chế biến thịt công nghệ thịt mát từ Châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn BRC.
Toàn bộ chuỗi cung ứng và phân phối giữ mát đảm bảo mang thịt mát Meat Deli đến tay người tiêu dùng tươi, ngon, sạch.MNS khởi đầu chuỗi giá trị bằng lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Công ty hiện đang vận hành 12 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc vận hành theo tiêu chuẩn GLOGAL GAP. Tổng công suất đến cuối năm 2018 đạt hơn 3 triệu tấn/năm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi lễ khánh thành Dự án Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Phát biểu tại buổi Lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Việc khánh thành nhà máy chế biến, giết mổ của Masan hôm nay, có thể mở ngay phân khúc thị trường ở ngay thị trường nội địa với 100 triệu dân Việt Nam – đó là thị trường thứ nhất. Thứ hai, chúng ta có điều kiện để thực phẩm chúng ta có kiểm soát, truy xuất rõ ràng và giá cả phải chăng thì chúng ta sẽ xuất khẩu được đi thị trường thế giới. Như vậy kể cả 2 nhóm thị trường này góp phần để chúng ta không chỉ đảm bảo thực phẩm sạch cho người dân mà chúng ta còn có cơ hội để mở rộng tiếp sự phát triển của ngành chăn nuôi trong đó có sản phẩm thịt lợn”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chúng ta đang tổ chức lại khâu chế biến theo hướng sản xuất chuỗi từ khâu nguyên liệu cho đến khâu chế biến, tổ chức thị trường để đảm bảo thịt phải sạch. Thông qua những chuỗi sản xuất như thế, giá thành mới cạnh tranh được. Chúng ta biết cả EU, các khối Bắc Mỹ hiện nay giá thành đang thấp hơn chúng ta rất nhiều, thì phải chú ý cả vấn đề phát triển thị trường, chuỗi sản xuất để đảm bảo không những sạch và an toàn không những thế mà còn giá thành phải cạnh tranh. Tin tưởng với đà này từng bước làm tốt việc đưa chăn nuôi tiếp tục phát triển tham gia sâu hơn vào chuỗi nông sản toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, sự kiện hôm nay không phải của riêng Masan, mà của cả ngành nông nghiệp, bởi khâu yếu nhất của ngành chăn nuôi hiện nay chính là chế biến. “Việc khánh thành nhà máy của Masan mới chỉ là bước khởi đầu, còn rất nhiều việc phải làm. Nhà máy này mới chỉ cung cấp được 1,4 triệu tấn thịt, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt lợn cả nước hiện nay là hàng chục triệu tấn mỗi năm. Do đó, sự kiện này sẽ là bước khởi đầu để lan tỏa, để các doanh nghiệp khác cùng tham gia vào chuỗi cung ứng này”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
MNS hiện đang triển khai xây dựng và đưa vào vận hành giai đoạn 1 nhà máy chăn nuôi heo kỹ thuật cao tại Tỉnh Nghệ An. Khi trang trại đi vào hoạt động hết công suất thì sẽ cho ra hơn 230.000 heo thịt mỗi năm với tổng đầu tư trên 1.400 tỷ đồng trên tổng diện tích gần 200 ha. Trang trại chọn lọc khắt khe nguồn heo khỏe và áp dụng công nghệ nuôi heo khép kín theo tiêu chuẩn thế giới nên quá trình chăn nuôi hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông lên đàn heo.
Video đang HOT
Các đại biểu nhấn nút khánh thành Dự án Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ngoài ra, trang trại áp dụng tiêu chuẩn GLOBAL GAP và hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt heo an toàn không kháng sinh, không chất tạo nạc, tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và đảm bảo an toàn sinh học.Masan Nutri-Science dành khoản ngân sách lớn lên đến 200 tỷ đồng cho việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải thuộc loại hiện đại nhất tại trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao MNS Farm tại tỉnh Nghệ An.
Trang trại cho ra nước thải sau xử lý đạt loại “A” và có thể tái sử dụng 70% lượng nước tuần hoàn (tái sử dụng), đồng thời cung cấp cho trang trại sử dụng. Trang trại còn có hệ thống phát điện từ nguồn biogas giúp tự đáp ứng nguồn điện cho hoạt động của trang trại.Trang trại quy mô kỹ thuật cao tại Nghệ An cũng chính là mô hình chăn nuôi kiểu mẫu, sẽ được nhân rộng cho các hộ chăn nuôi có quy mô, kỹ thuật chăn nuôi tốt, sẵn sàng theo quy chuẩn của Masan ở tỉnh Hà Nam.
Buổi lễ khánh thành Dự án Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam thu hút đông đảo đại biểu tới tham dự.
Mô hình này sẽ cho phép cung cấp nguồn heo hơi ổn định, đảm bảo chất lượng và không sử dụng chất cấm cho Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam.Vào tháng 2/2018, MNS đã khởi công xây dựng Tổ hợp chế biến thịt đẳng cấp thế giới với vị trí chiến lược tại tỉnh Hà Nam và sẽ khánh thành vào ngày 23/12/2018. Tổ hợp chế biến thịt có công suất thiết kế là 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện nay do Marel – công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp.
Ông Trần Thanh Mẫn – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận tổ quốc Việt Nam (giữa), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm thịt mát tại buổi lễ.
Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam được các chuyên gia Châu Âu giàu kinh nghiệm trực tiếp vận hành và kiểm soát. Nhà máy sẽ được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm.Ngoài ra, thịt heo sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt. sản phẩm thịt heo Meat Deli luôn được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0 – 4oC từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.
Khách hàng thăm quan gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm thịt mát tại buổi lễ khánh thành Dự án Tổ hợp Chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Nhà máy cũng đầu tư lớn vào hệ thống xử lý chất thải với công nghệ hàng đầu, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt loại “A”.Sản phẩm thịt mát Meat Deli của Masan được tung ra thị trường vào ngày 23.12 đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 12429:2018) về Thịt mát do Bộ Nông Nghiệp & PTNTT đề xuất và Bộ KHCN công bố vào ngày 16/10/2018.
Dây chuyền đóng gói thịt lợn mát hiện đại tại Tổ hợp Chế biến thịt Meat Hà Nam.
Theo Danviet
HÓT: Ở nơi, lợn được nghe nhạc thư giãn trước khi bị đem... giết mổ
Tại Tổ hợp nhà máy giết mổ gia súc Masan Meat Hà Nam, lợn trước khi giết mổ được đưa vào khu vực riêng có vách ngăn riêng biệt, nghe nhạc thư giãn trước khi được làm ngất bằng khí CO2.
Đó là quy trình giết mổ sẽ được thực hiện tại Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam của Tập đoàn Masan đầu tư và sẽ được khánh thành vào sáng nay 23.12 tại KCN Đồng Văn IV, tỉnh Hà Nam.
Đây là hệ thống làm ngất hiện đại dùng khí trao đổi tự nhiên cho người và động vật, quá trình bất tỉnh của con lợn chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ 10-20 giây, nên lợn hoàn toàn không bị căng thẳng. Điều này không chỉ nhằm đáp ứng được vấn đề an toàn thực phẩm, mà còn đáp ứng được tính nhân văn với các con vật.
Tại Tổ hợp MNS Meat Hà Nam, những con lợn được giết mổ nhân đạo theo các điểm mới quy định trong Luật Chăn nuôi 2018 vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.1.2020.
Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ là điểm mới và đáng chú ý tại Luật Chăn nuôi 2018, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2020. Cụ thể, tại mục đối xử nhân đạo với vật nuôi (bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi), tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi, không đánh đập, hành hạ, có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ...
Đối với một số nước trên thế giới, thịt tươi nhập khẩu phải tuân thủ quy trình giết mổ nhân văn, không gây đau đớn cho vật nuôi.
Ông Torben Laumann- Giám đốc sản xuất tại Masan Meat Hà Nam cho biết: "Việc không để vật nuôi nhìn thấy đồng loại bị bắt, giết là điều khó tránh khỏi, ngay cả với các dây chuyền giết mổ hiện đại ở các nước châu Âu, vì trong quá trình đưa vật nuôi vào dây chuyền, chúng vẫn... nhìn thấy nhau".
Tại Tổ hợp Masan Meat Hà Nam, lợn trước khi giết mổ được đưa vào khu vực riêng có vách ngăn riêng biệt, nghe nhạc thư giãn trước khi được làm ngất bằng khí CO2. Đây là hệ thống làm ngất hiện đại dùng khí trao đổi tự nhiên cho người và động vật, quá trình bất tỉnh chỉ xảy ra trong khoảng thời gian 10-20 giây, nên lợn hoàn toàn không bị căng thẳng. Điều này không chỉ nhằm đáp ứng được vấn đề an toàn thực phẩm, mà còn đáp ứng được tính nhân văn với các con vật.
"Về mặt khoa học, vật nuôi bị hành quyết đau đớn sẽ tiết ra nhiều độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng", Ông Torben Laumann giải thích.
Khu nuôi nhốt lợn thịt trước khi giết mổ của Tổ hợp chế biến thịt lợn Masan Meat Hà Nam sắp đưa vào vận hành.
Những chú lợn này sẽ được cách ly và thư giãn, nghe nhạc trước khi đưa vào lò giết mổ tại Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam.
Vào tháng 2/2018, MNS đã khởi công xây dựng Tổ hợp chế biến thịt đẳng cấp thế giới với vị trí chiến lược tại tỉnh Hà Nam và sẽ khánh thành vào ngày 23/12/2018. Tổ hợp chế biến thịt có công suất thiết kế là 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện nay do Marel - công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam được các chuyên gia Châu Âu giau kinh nghiêm trực tiếp vận hành và kiểm soát. Nhà máy sẽ được vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, thịt heo sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ OxyFresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt. sản phẩm thịt heo Meat Deli luôn được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng. Nhà máy cũng đầu tư lớn vào hệ thống xử lý chất thải với công nghệ hàng đầu, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt loại "A".
Sản phẩm thịt mát Meat Deli của Masan được tung ra thị trường vào ngày 23/12/2018 đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 12429:2018) về Thịt mát do Bộ Nông Nghiệp & PTNTT đề xuất và Bộ KHCN công bố vào ngày 16/10/2018
Theo Danviet
Khám phá bên trong nhà máy giết mổ lợn 1.000 tỷ, lớn nhất Việt Nam Ngày mai 23.12, Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science ("MNS", "Công ty") chính thức khánh thành Dự án Tổ hợp Chế biến Thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng, có công suất giết mổ 1,4 triệu con lợn/năm...