Khánh thành Nhà tình nghĩa tặng thân nhân liệt sỹ Nguyễn Văn Út
Chiều 23-7, tại khu dân cư số 5, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc CATP Hà Nội thay mặt Đảng ủy – Ban Giám đốc CATP và tập thể CBCS Công an Thủ đô, cắt băng khánh thành Nhà tình nghĩa tặng thân nhân liệt sỹ Nguyễn Văn Út, cán bộ CAP Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (Hà Nội) đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Dự lễ khánh thành Nhà tình nghĩa tặng thân nhân gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Út có đại diện lãnh đạo Cục Chính sách – Bộ Công an; Đảng ủy, UBND – HĐND, CAQ Tây Hồ và CAQ Đống Đa, cùng đông đảo bà con khu dân cư số 5, phường Tứ Liên (Tây Hồ), là những người hàng xóm “tối lửa tắt đèn” với chị Nguyễn Thị Hợp và các cháu Nguyễn Đăng Huy, Nguyễn Đăng Minh (vợ và 2 con trai của liệt sỹ Nguyễn Văn Út).
Trong không khí trang nghiêm, Đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng CAQ Đống Đa xúc động nói: “Đại úy Nguyễn Văn Út nguyên là CSKV phụ trách khu dân cư số 6, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Đồng chí Út luôn nêu cao ý thức tự giác rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của người chiến sỹ CAND. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đồng chí Út đạt nhiều thành tích xuất sắc, được các cấp lãnh đạo tặng thưởng nhiều Bằng và Giấy khen”.
Thiếu tướng Lưu Quang Hợi trao chìa khóa Nhà tình nghĩa cho Thiếu úy Nguyễn Thị Hợp, vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Út
9h30 ngày 28-8-2010, trong khi thực hiện nhiệm vụ thu hồi vũ khí, vật liệu nổ tại trụ sở CAP Ô Chợ Dừa, Đại úy Nguyễn Văn Út và một Đội viên Bảo vệ dân phòng đã hy sinh bởi một quả lựu đạn phát nổ, để lại người vợ trẻ và 2 đứa con trai, cháu lớn khi đó mới 2 tuổi và đứa nhỏ tròn 1 tuổi. Ngay sau khi Đại úy Nguyễn Văn Út hy sinh, Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP đã chỉ đạo Ban chỉ huy CAQ Đống Đa tổ chức thăm hỏi, động viên thân nhân gia đình liệt sỹ và tổ chức cho CBCS Công an Thủ đô nói chung, CAQ Đống Đa nói riêng học tập, noi gương dũng cảm của Đại úy Nguyễn Văn Út.
Cảm thông với hoàn cảnh gia đình người đồng chí, đồng đội vừa hy sinh, Giám đốc CATP Hà Nội đã quyết định tuyển chị Nguyễn Thị Hợp, vợ đồng chí Nguyễn Văn Út vào biên chế của CATP Hà Nội, công tác tại CAQ Đống Đa. Hiện đồng chí Hợp là cán bộ Đội Cảnh sát Môi trường – CAQ Đống Đa, với cấp hàm Thiếu úy.
Thiếu tướng Lưu Quang Hợi và đại diện các đơn vị khánh thành Nhà tình nghĩa tặng thân nhân liệt sỹ Nguyễn Văn Út
Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và 66 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2013), Đảng ủy – Ban Giám đốc CATP Hà Nội đã phát động đợt thi đua đặc biệt 90 ngày đêm CBCS Công an Thủ đô lập công dâng Bác và thống nhất hỗ trợ kinh phí xây dựng Nhà tình nghĩa năm 2013 cho 7 thân nhân các gia đình thương binh, liệt sỹ CAND, trong đó có gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Út, ở tổ 32, khu dân cư số 5, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ.
“Với mức hỗ trợ kinh phí của CATP và của Hội đồng quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai Bộ Công an, kết hợp với gia đình, chính quyền địa phương, sau hơn 50 ngày đêm khởi công xây dựng, tu bổ căn nhà cũ rộng 60 mét vuông mặt sàn, giờ đây gia đình thân nhân liệt sỹ Nguyễn Văn Út đã có ngôi nhà 2 tầng khang trang, với tổng diện tích trên 100 mét vuông khép kín” – Đại tá Bùi Văn Đại cho biết, trong quá trình xây dựng Nhà tình nghĩa đã được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo UBND quận Tây Hồ và Đảng ủy, UBND – CAP Tứ Liên, cộng với sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ công nhân xây dựng thuộc Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển công nghệ Hà Nội, đã đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đưa vào sử dụng.
Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội, Thiếu tướng Lưu Quang Hợi nhiệt liệt biểu dương Đảng ủy, Ban chỉ huy CAQ Đống Đa đã tâm huyết, trách nhiệm trong công việc tình cảm này. Biểu dương sự cố gắng nỗ lực của đơn vị thi công xây dựng Nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sỹ Nguyễn Văn Út, đồng chí Phó Giám đốc CATP chân thành cảm ơn sự quan tâm của UBND, các cấp – ngành quận Tây Hồ và Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và bà con khu dân cư số 5, phường Tứ Liên (Tây Hồ).
Video đang HOT
“Chúng tôi mong rằng các cấp ủy Đảng, chính quyền – đoàn thể, bà con dân phố phường Tứ Liên quan tâm nhiều hơn nữa đến thân nhân gia đình liệt sỹ CAND Nguyễn Văn Út; đồng hành cùng Công an Thủ đô thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, tô thắm thêm truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam” – Thiếu tướng Lưu Quang Hợi nói.
Cảm ơn sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội và CAQ Đống Đa, cùng các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng Nhà tình nghĩa, ông Bùi Hồng Ngôn đại diện gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Út xúc động bày tỏ: “Gia đình vô cùng biết ơn sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt của Giám đốc CATP Hà Nội, đã quyết định cho vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Út là cháu Nguyễn Thị Hợp được công tác tại CATP; 2 cháu nhỏ được Báo An ninh Thủ đô trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đến hết năm 18 tuổi. Nay được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, CATP Hà Nội, CAQ Đống Đa và Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân khu dân cư số 5, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, ngôi nhà tình nghĩa đã được xây dựng tại nơi chôn nhau cắt rốn của liệt sỹ Nguyễn Văn Út”.
Nghẹn ngào xúc động, Thiếu úy Nguyễn Thị Hợp, vợ liệt sỹ Nguyễn Văn Út hứa với đồng chí Phó Giám đốc CATP Hà Nội, Ban chỉ huy CAQ Đống Đa, nguyện noi gương người chồng đã hy sinh, quyết tâm phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Theo ANTD
Dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc", lợi hàng trăm tỷ đồng
3 cơ quan khoa học vừa gửi đề nghị các cơ quan chức năng duyệt phương án di dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc" sang vị trí hợp lý.
Thời gian vừa qua, dự án Đường vành đai 1 qua Ô Chợ Dừa gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng không nên xây dựng cầu vượt trên Đàn Xã Tắc vì như thế là vi phạm Luật Di sản, vì Đàn Xã Tắc gắn với tổ tiên, gắn với trời đất... Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội đã phải tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự án giao thông quan trọng bậc nhất của Hà Nội vừa qua. Sau hội nghị, TP.Hà Nội bày tỏ thiện chí tiếp tục nhận ý kiến và sẵn sàng giải trình khi các nhà khoa học, người dân đề nghị.
Bằng những chứng cứ xác thực, và bằng những kinh nghiệm trong gần 20 năm nghiên cứu về ngoại cảm, tâm linh, 3 cơ quan khoa học là: Liên hiệp Khoa học UIA, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng về việc giải tỏa ách tắc giao thông tại Ô Chợ Dừa, đồng thời có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Biểu tượng di tích Đàn Xã Tắc ở nút giao thông Ô Chợ Dừa. Ảnh: Internet
Hiểu đúng về Đàn Xã Tắc
Theo đó, 3 cơ quan khoa học cho rằng, trước hết, Đàn Xã Tắc cùng các nghi thức tế lễ từ xa xưa cần được hiểu đúng. Thứ nhất, việc tế Đàn Xã tắc của triều đình phong kiến ngày xưa là một nghi thức tín ngưỡng riêng của từng triều đại, mỗi triều đại đều có những phương thức hành xử riêng về tín ngưỡng tâm linh, long mạch... Do vậy, các triều đại sau không kế thừa vị trí và nội dung đàn tế của triều đại trước.
Quy mô khu trung tâm của Đàn Xã tắc thời xưa khoảng từ 4 đến 5 ha, nên việc cắm biển di tích cho Đàn Xã tắc có thể chọn một vị trí bất kỳ nào trong phạm vi từ 4-5 ha. Vị trí cắm biển "di tích Đàn Xã Tắc triều Lý" tại Ô Chợ Dừa chỉ mang tính tượng trưng và hoàn toàn không phải là trung tâm của khu nội đàn.
Ngay từ thời nhà Lý, đời Lý Huệ Tông đã chủ động hủy bỏ việc tế Đàn Xã tắc - Tông Miếu; đồng thời, mật lệnh cho con cháu dòng họ Lý phải thay tên đổi họ, cao chạy xa bay để bảo toàn dòng giống. Do vậy, vị trí "di tích Đàn Xã Tắc thời Lý" chỉ mang tính bảo tồn sự kiện lịch sử chứ không hề mang tính truyền thừa về tín ngưỡng văn hóa tâm linh.
Thêm vào đó, biên cương đất đai triều Lý chỉ giới hạn từ Quảng Bình trở ra, do vậy "giang sơn xã tắc" thời đó chưa bao hàm toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải như ngày nay. Vì thế, không nên coi cái "Đàn Xã Tắc" thời đó "là trời đất, tổ tiên..." của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày nay.
Thời đại Hồ Chí Minh đã chọn Ba Đình là nơi đắc địa cho việc lập "Đàn Xã Tắc", linh khí quốc gia đang hội tụ về đó. Trong buổi Lễ Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 khẳng định, lãnh thổ của nước CHXHCNVN hiện nay từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, lãnh hải có cả Trường Sa, Hoàng Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và nhiều đảo khác... Mọi hoạt động văn hóa, mọi nghi thức về tín ngưỡng tâm linh hiện thời đều phải hướng tới sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc trên toàn lãnh thổ, lãnh hải, tránh tư tưởng cục bộ, cát cứ, tránh việc bày vẽ thêm các điểm cúng lễ không cần thiết khiến cho những kẻ lạm dụng tín ngưỡng dễ bề tuyên truyền mê tín dị đoan.
3 cơ quan khoa học cũng cho rằng, việc lập bát hương và "hô thần nhập tượng" vào cái biểu tượng mới dựng (giống như con chó đá) tại Ô Chợ Dừa là việc làm phản cảm, không có ý nghĩa về tâm linh, lại tạo cơ hội lễ lạy xì xụp cho những người hành nghề mê tín dị đoan. Thực tế thì không có vị "Thiện Thần" nào muốn "nhập" vào đấy, và cũng không có oai linh của vị vua nào muốn "ngự" tại đó cả.
Việc lập ra nghi thức cúng lễ tại vị trí này chỉ tạo chỗ trú ngụ cho các hạng căn cơ bậc thấp, thậm chí chỉ là cô hồn, ngã quỷ đói khát trú ngụ tại đó mà thôi.
Vị trí cắm biển di tích Đàn Xã tắc triều Lý tại Ô Chợ Dừa là vị trí tượng trưng, biểu tượng (giống như con chó đá) cũng chỉ mới sáng tác và lập dựng cách đây mấy năm, không phải là di vật có từ triều đại nhà Lý, không nên coi cái vị trí cắm biển là cố định, là "bất di bất dịch". Biểu tượng "con chó đá" ấy đâu có linh thiêng mà phải yêu cầu toàn tuyến giao thông phải vòng vèo né tránh gây tốn kém thêm hàng trăm tỷ đồng, lại còn làm hạn chế lưu tốc giao thông.
Di dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc" sang vị trí hợp lý
Phối cảnh cầu vượt khu Ô Chợ Dừa, Hà Nội. Ảnh: Internet
Với những bằng chứng khoa học và kết quả giải mã các thông điệp từ thế giới tâm linh, 3 cơ quan khoa học đã đề nghị Đảng, Chính phủ, các cơ quan chức năng Nhà nước duyệt phương án di dời biểu tượng "Đàn Xã Tắc" sang vị trí hợp lý. Họ đưa thêm những phân tích, lý lẽ và gợi mở những giải pháp tháo gỡ vấn đề xây dựng cầu vượt tại nút giao thông Ô Chợ Dừa.
Cụ thể là, xưa kia, các vua chúa phong kiến tuy bảo thủ, nhưng họ vẫn dám thay đổi thể chế nếu thấy cần thiết. Điển hình như Lý Thái Tổ dám bỏ Hoa Lư dời đô về Thăng Long để chấn hưng đất nước. Trong thời đại văn minh khoa học ngày nay, việc vượt qua cái biểu tượng "di tích Đàn Xã Tắc" do chính mình tự dựng lên để xây dựng một công trình giao thông văn minh tiện ích hay sao hoàn toàn có thể thực hiện.
Nếu dịch chuyển cái biển hiệu "di tích Đàn Xã Tắc" sang vị trí phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia thiết kế ngành giao thông được phát huy hết năng lực chuyên môn của mình, tìm ra các phương án tối ưu về kinh tế kỹ thuật, thì có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng, mà lại đảm bảo được mỹ quan thành phố.
Các cơ quan khoa học còn gợi ý một vài giải pháp bảo tồn di tích trong thời đại mới. Thứ nhất là, có thể chuyển hình thức bảo tồn di tích đang ở dạng "mặt bằng" (tốn diện tích giao thông mà hiệu quả lại thấp) sang hình thức bảo tồn di tích dạng "dựng đứng" (bằng cách dựng mô hình lên theo phương thẳng đứng) để mọi người có thể nhìn thấy di tích từ xa, hiệu quả thông tin lại cao hơn mà không hề ảnh hưởng tới diện tích giao thông.
Ngoài ra, có thể dùng 200 đến 300 m2 để làm nhà trưng bày, hoặc triển lãm về Đàn Xã Tắc thời xưa. Như vậy, vẫn bảo tồn được di tích mà không ảnh hưởng tới giao thông, lại tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng khi giải quyết nút giao thông theo phương án mới.
Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự án giao thông quan trọng bậc nhất của Hà Nội - dự án Đường vành đai 1 qua Ô Chợ Dừa - UBND thành phố Hà Nội đưa ra 6 phương án xây cầu vượt Đàn Xã Tắc để xin ý kiến từ các nhà nghiên cứu, khoa học, lịch sử và cơ quan quản lý nhà nước:
Phương án 1 sẽ tách hai chiều đi và về theo hướng vành đai 1 (Kim Liên - Ô Chợ Dừa).
Phương án 2, cầu vượt hơi nghiêng về phía Bắc.
Phương án 3, xây cầu vượt trực thông theo hướng đường vành đai 1 (đường Xã Đàn) khi đến Đàn Xã Tắc sẽ đi hình vòng cung lệch về phía Nam để tránh di tích.
Phương án thứ 4, mở thêm một nhánh đi từ phố Khâm Thiên đi qua nút Ô Chợ Dừa rồi nhập vào cầu chính trên đường vành đai 1 theo hướng Khâm Thiên, sau đó cầu có hình dáng chữ Y.
Phương án 5, làm hầm ngầm.
Phương án 6, cầu chạy theo hướng Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng, tạo thành dòng xe gây sức ép hướng tâm.
Trong đó, phương án 3 và 4 được đánh giá cao và nhiều ý kiến tập trung thảo luận.
Theo vietbao
Sớm làm cầu vượt qua nút giao phức tạp nhất Hà Nội Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan phải sớm xây dựng nút giao khác mức theo hướng vành đai I tại nút Ô Chợ Dừa. Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ra thông báo kết luận chính thức của ông Thảo tại Hội nghị tham gia ý kiến về các...