Khánh thành ngôi chùa lớn tại cửa khẩu Tân Thanh
Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt – Trung được xây dựng dựa vào nguồn công đức của phật tử trong và ngoài nước.
Tân Thanh Tự là cột mốc tâm linh nằm ở địa đầu tổ quốc. Ảnh. Hồng Vân
Ngày 9/12, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lạng Sơn cắt băng khánh thành giai đoạn một chùa Tân Thanh.
Nằm tại cửa khẩu Tân Thanh (xã Tân Thanh, Văn Lãng, Lạng Sơn) sát với biên giới Việt – Trung, công trình được khởi công từ ngày 16/5 với diện tích 21 ha, tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng từ nguồn phát tâm công đức phật tử. Đến nay ngôi Tam Bảo với diện tích 1.300 m2 đã hoàn thiện. Điện thờ Thánh Mẫu, đại bảo tháp, điện Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm đang từng bước được xây dựng.
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc xây dựng ngôi chùa Tân Thanh nơi biên cương của tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam. Sự hiện diện của ngôi chùa nơi biên giới còn là thông điệp về sự chân thành, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, tình hữu nghị, cam kết cùng phát triển của nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Hồng Vân
Theo VNE
Giải bài toán ùn tắc nông sản ở cửa khẩu
Từ cuối tháng 1 đến nay, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn) tăng đột biến, gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ tại luồng dành cho hàng xuất khẩu, chủ yếu là dưa hấu, thanh long... Bình quân mỗi ngày, có từ 500 đến 600 xe, tải trọng mỗi xe chở 20 đến 30 tấn hàng, tương đương hàng nghìn tấn nông sản bị ùn tắc tại đây.
Dưa hấu không thể xuất khẩu, để lâu, kém chất lượng, được người dân thu gom bán gần Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
ến hẹn lại... tắc !
Có mặt tại "hiện trường", chúng tôi chứng kiến cảnh những chiếc xe tải lớn chở dưa hấu mang biển kiểm soát của các tỉnh phía nam đang dồn ứ, rồng rắn kéo dài nhiều cây số. Lái xe biển kiểm soát 51C-535-74, Nguyễn Văn Hiếu, quê ở Ninh Thuận bức xúc: Xe chở dưa hấu đến Lạng Sơn đã chờ bốn ngày, nhưng vẫn chưa xuất được hàng, nếu còn kéo dài thì hàng xuống cấp, chi phí một chuyến hàng quá lớn, lãi chẳng là bao, nhưng cũng đành phải chờ xuất hàng xong, gỡ chút vốn rồi mới về quê ăn Tết.
Chị Vũ Thị Nguyệt, trú thị trấn ồng ăng (Lạng Sơn) đã nhiều năm chuyên làm mối lái cho các chủ hàng xuất khẩu hàng nông sản qua cửa khẩu này than phiền: Năm nào cũng vậy, cứ được mùa nông sản (dưa hấu, chuối, nhãn, vải thiều...) ở các tỉnh phía nam, khi chở hàng ra đây để xuất khẩu, thì lại xảy ra tình trạng ùn tắc, dẫn đến chất lượng sản phẩm xuống cấp, các tư thương nước ngoài lại tìm cách ép giá.
Qua tìm hiểu, cũng như xâu chuỗi hiện tượng này nhiều năm trở lại đây, chúng tôi cho rằng, hàng nông sản chủ yếu xuất qua cửa khẩu Tân Thanh, theo loại hình xuất khẩu tiểu ngạch (không theo các hợp đồng thương mại), vì vậy, các doanh nghiệp, tư thương làm thủ tục đưa hàng sang Trung Quốc, sau đó mới tìm đối tác để bán nên việc tiêu thụ rất chậm; mỗi ngày chỉ có một lượng nhất định xe ô-tô chở hàng xuất khẩu có thể sang Trung Quốc.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh Phùng Quang Hội cho biết: Do bến bãi chứa hàng phía nước bạn có hạn, trong khi các loại hàng nông sản xuất sang biên giới chủ yếu là nông sản tươi, với số lượng lớn. Vào thời vụ, có ngày hơn nghìn xe ô-tô chờ làm thủ tục xuất khẩu. Nhưng thực tế, phía Trung Quốc chỉ nhập được từ 250 đến 300 xe mỗi ngày, vì vậy việc ùn ứ hàng nông sản tại cửa khẩu là khó tránh khỏi...
Cần giải quyết cả "ngọn" và "gốc"
Hệ thống kho bãi, đường giao thông không thể đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa tăng cao khi vào mùa vụ cũng là nguyên nhân gây ùn tắc. Thậm chí, gần đây, đường từ quốc lộ 4A vào cửa khẩu Tân Thanh được mở rộng gấp bốn lần, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng lượng xe quá đông dồn về. Thực tế, hồi giữa năm ngoái, khi lượng vải thiều qua Tân Thanh tăng đột biến, Lạng Sơn đã linh hoạt mở thêm cửa khẩu Cốc Nam để "giảm nhiệt" và tình trạng ách tắc mới cơ bản được giải quyết.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng hơn là "tắc thị trường". Những ai làm thương mại lâu năm với thị trường này đều hiểu, chuyện "tắc thị trường" trong xuất khẩu nông sản xảy ra thường xuyên, có những lúc, những nơi, phía bạn thay đổi, điều chỉnh về chính sách biên mậu, về mở rộng, hay hạn chế nhập một số mặt hàng xuất khẩu. Có thể sự điều chỉnh này không lớn và không kéo dài, nhưng do chúng ta thiếu sự linh hoạt để thích ứng; hay như chuyện, phối hợp giữa các ngành và địa phương đôi khi không đồng thuận cũng dẫn tới "tắc"! Trong những năm qua, UBND tỉnh Lạng Sơn nhiều lần gửi văn bản thông báo cho các tỉnh có lượng nông sản xuất khẩu lớn và cả Bộ Công thương để khuyến cáo các nhà vườn, chủ hàng cần có kế hoạch thu gom, vận chuyển hợp lý, tuy nhiên nông sản vẫn dồn về Lạng Sơn cùng thời điểm với số lượng rất lớn, gây ách tắc.
Về lâu dài, không chỉ các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng (Hải quan, Biên phòng) ở địa phương đứng ra giải quyết, mà còn cần sự chỉ đạo, phối hợp từ T.Ư đến các bộ, ngành hữu quan. Ngay từ đầu năm 2015, Chính phủ và các bộ, ngành đã có những động thái tích cực: ngày 24-1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian thông quan tại hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Cụ thể, thời gian xuất nhập cảnh trong ngày: từ 7 giờ đến 19 giờ hiện nay điều chỉnh thành từ 7 giờ đến 20 giờ (giờ Hà Nội). Thời gian xuất nhập khẩu trong ngày từ 7 giờ đến 16 giờ 30 phút hiện nay điều chỉnh thành 7 giờ đến 18 giờ (giờ Hà Nội).
Trong tháng 1 vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đề nghị, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo dõi sát tình hình giao nhận hàng hóa với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là với đối tác tại các nước có chung đường biên giới. ồng thời, thường xuyên trao đổi, liên hệ khách hàng nước ngoài để chủ động điều tiết việc thu mua, giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời điểm hiện nay, nhằm giảm ùn tắc và bảo đảm an toàn chất lượng hàng hóa. Dư luận kỳ vọng, với sự phối hợp đồng bộ này, cộng thêm sự tích cực của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, tình trạng ách tắc tại Lạng Sơn sẽ sớm được giải quyết.
Gần đây, việc "tắc" hàng nơi cửa khẩu không chỉ xảy ra ở Lạng Sơn, nhiều địa phương có đường biên giới tại miền trung, miền bắc cũng lâm vào tình trạng này. Hồi giữa năm 2014, tại Lào Cai, hoạt động xuất gạo thí điểm đơn phương của phía Việt Nam qua lối mở khu vực Bản Quẩn (Bảo Thắng, Lào Cai) bị hạn chế do phía Trung Quốc siết chặt dần. Mới đây, hồi giữa tháng 1-2015, tại hai cửa khẩu quốc tế La Lay và Lao Bảo (Quảng Trị), hàng trăm xe chở gỗ nhập khẩu từ Lào về cũng gây nên tình trạng ùn tắc suốt gần nửa tháng qua. Chỉ đến khi Bộ Tài chính không còn yêu cầu kiểm tra 100% hàng hóa gỗ nhập khẩu mới giải tỏa được tình trạng này.
Bai toán ùn tắc nông sản tại cửa khẩu ở Lạng Sơn nếu sớm tìm ra lời giải, thì không chỉ riêng các doanh nghiệp xuất hàng qua Lạng Sơn được hưởng lợi, mà còn có giá trị đối với các địa phương có đường biên giới xuất nhập khẩu, có thể vận dụng trong thực tiễn, khi những vấn đề tương tự xảy ra.
Từ ngày 5-2 đến nay, tỉnh Lạng Sơn cử đoàn công tác sang bàn bạc với các lực lượng chức năng phía nước bạn, nhất trí mở thêm lối mở cặp chợ đường biên Co Sâu, Hữu Nghị, ồng ăng (Cao Lộc), cho phép hàng nông sản được xuất qua biên giới; đồng thời kéo dài thời gian làm việc từ 17 giờ đến 20 giờ. Nhờ đó, đã phần nào giải tỏa được tình trạng ùn ứ hàng nông sản ngay trong khu vực cửa khẩu.
TÂM THỜI và TRANG SƠN
Theo_Báo Nhân Dân
Tận mục ngôi chùa cực độc đáo ở phố núi Gia Lai Không chỉ có kiến trúc lạ mắt và ấn tượng chùa Bửu Minh còn là một trong những ngôi chùa có đỉnh mái cao nhất ở Việt Nam. Tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, ngôi chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Tây Nguyên. Tiền thân của chùa là một nơi thờ...