Khánh thành khu tưởng niệm các anh hùng – liệt sĩ phường Bưởi
Ngày 12.12, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phường Bưởi, quận Tây Hồ (Hà Nội) đã long trọng tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các anh hùng – liệt sĩ phường Bưởi.
Công trình mang ý nghĩa tâm linh này đã được sự ủng hộ rất lớn về tinh thần và vật chất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh tế, các nhà chùa, các hộ gia đình trên địa bàn và đông đảo nhà hảo tâm, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân trong phường. Công trình có tổng mức đầu tư xây dựng trên 8,8 tỉ đồng; trong đó có 10% kinh phí xã hội hoá.
Theo laodong
Nghiêng mình tưởng niệm các liệt sỹ Trường Sa ngày đại lễ cầu siêu
Tháng 7, lại là một khoảng lặng để tưởng niệm hương hồn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì toàn vẹn lãnh hải.
Khi có dịp đến Trường Sa, chúng ta mới thấy hết niềm tự hào về Tổ Quốc thân yêu và thấm thía về sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ đã cảm tử tại vùng biển trời đầy nắng gió này.
Rất nhiều người trong số những liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Trường Sa đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, bỏ lại cha mẹ già, vợ trẻ và con thơ . Có người đã ngã xuống khi vợ mới cưới đang mang thai đứa con đầu lòng, và còn xót xa hơn khi những người chiến sỹ ấy còn hi sinh ở tuổi đời còn quá trẻ, chưa một lần được gọi tiếng chồng, tiếng cha.
Video đang HOT
Đó là nỗi đau khôn cùng của gia đình Trung tá Hoàng Đức Tuấn, ở khu tập thể Đổng Quốc Bình (Q.Ngô Quyền, Hải Phòng) khi ôm hài cốt con trai, liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng vào lòng.
Trung tá Tuấn đặt con nằm xuống. Ông đã ôm hài cốt liệt sĩ Hùng suốt đường về nhà.
Sau khi học hết cấp III, chàng thanh niên đất Cảng Hoàng Đặng Hùng quyết tâm nối tiếp con đường binh nghiệp của cha khi vào bộ đội, làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn, quần đảo Trường Sa. Ngày 25.7.2004, anh đã hy sinh khi cùng đồng đội cứu một con tàu đang bị nghiêng vì sóng lớn. Khi đó, anh mới 20 tuổi, là khẩu đội trưởng, cấp hàm hạ sĩ.
Hay đó là số phận nghiệt ngã của người đàn bà góa phụ Trần Thị Ninh (SN 1963, trú tại xóm 2, xã Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An), vợ của liệt sĩ Trường Sa Phan Huy Sơn.
Cùng tuổi, học cùng nhau rồi yêu nhau khi nào không hay. Lấy nhau rồi đổi cách xưng hô cũng khó. Anh nhập ngũ, học nghề y tá được điều vào làm việc tại Lữ đoàn 146, công tác tại Đảo Song Tử Tây. Khi anh đi, chị chưa sinh Hà. Tình yêu được nối dài bằng những cánh thư, bằng những tâm sự của người chiến sĩ Hải quân gửi về quê nhà, nơi có người vợ trẻ và đứa con trai thiểu năng trí tuệ.
Chị gồng mình nuôi nấng con trong muôn vàn gian khó của cái thời bao cấp, trong tình yêu qua những cánh thư của chồng. Hà không lớn lên nổi, chỉ biết ăn ngày ba bữa rồi nằm ọ ẹ. Thương vợ, thương con đứt ruột nhưng anh chỉ biết động viên vợ bằng những lá thư, bằng những món quà và nhiều khi là bằng chính tiêu chuẩn của người lính gửi về. Năm 1987, anh về phép, quà lính đảo là mấy chiếc vỏ ốc xinh xinh anh kỳ công làm thành những chiếc móc chìa khóa. Cô con gái thứ hai tên Trang được hoài thai.
24 năm qua, vợ liệt sĩ này vẫn một mình thờ chồng nuôi con
Còn 3 ngày nữa mới hết phép nhưng anh nhận được lệnh vào đơn vị để chuẩn bị tăng cường ra đảo Gạc Ma.
Anh đi chưa được hai tháng thì ngày 14/3/1988, nghe tin trên đài phát thanh về trận chiến ở đảo Gạc Ma, tim chị thắt lại. Hai năm sau vẫn biệt tin tức, nỗi sợ hãi đã choán hết tâm trí, đêm về, chị ôm 2 đứa con mà khóc.
Cái ngày xã Diễn Nguyên tổ chức lễ truy điệu cho liệt sĩ Phan Huy Sơn, chị mới thôi hy vọng. Dẫu đã chuẩn bị tinh thần từ trước đó cả 2 năm nhưng chị vẫn đổ ập xuống trước nỗi đau quá lớn. Gượng dậy, đem những bức thư với tâm sự da diết nỗi nhớ thương, với những lời dặn dò "cố gắng thay anh nuôi con", chị đứng lên vừa làm cha, vừa làm mẹ.
Lá thư viết vội của liệt sĩ Phan Huy Sơn trước ngày ra đảo
Căn bệnh thiểu năng trí tuệ khiến Hà có lớn mà không có khôn. Nhưng có lẽ trời còn thương chị cho nó đi lại được. Ban ngày, Hà lang thang khắp nơi, đến tối mịt, bữa nhớ, bữa quên đường về. Chị sấp ngửa đi tìm con, đưa về tắm rửa, cho ăn. Nó cục tính, vừa lòng thì tối đó chị được yên, nếu không lại quay ra chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà. Có những tối, Hà lên cơn, co rút người không thở được, chị lại trắng đêm ngồi vuốt ngực cho con. Quần quật ngoài đồng với 4 sào ruộng lúa, 3 mẹ con chỉ đủ sống chật vật qua ngày.
Và còn biết bao những mảnh đời bất hạnh khác đã hi sinh người con, người chồng, người cha yêu thương của mình cho Tổ quốc. Nỗi đau đớn vất vả trong niềm tự hào, mỗi ngày họ vẫn miệt mài làm việc, thay các anh nuôi dưỡng những mầm non cho Đất nước, nối nghiệp cha ông gìn giữ nền độc lập muôn đời.
Từ năm 2010 đến nay, đại lễ cầu siêu tổ chức thường niên đã giúp các anh hùng liệt sĩ được siêu thoát nhẹ nhàng, đồng thời cũng bù đắp phần nào những mất mát to lớn của thân nhân gia đình các liệt sĩ hi sinh thân mình để bảo vệ từng vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Đông đảo quân và dân trên đảo Sinh Tồn tham gia đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ và đồng bảo tử nạn trên vùng biển Trường Sa tại chùa Sinh Tồn.
Các đại lễ được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức Phật giáo cấp quốc gia
Cũng trong tháng cầu siêu này, xin lặng mình tiễn các anh về nơi vĩnh hằng đêm đêm nằm nghe tiếng biển, tiếng đất mẹ. Cả đất nước sẽ luôn hướng về anh và sẽ nối tiếp truyền thống anh hùng quyết giữ từng tấc đất, từng vùng trời vùng biển của Tổ quốc.
Theo VNN
Tôn vinh công đức vị Vua Phật Việt Nam Để tôn vinh công đức của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp, sáng 13-12, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm 704 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308 - 2012). Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh...