Khánh thành kênh Cầu Ngòi tại Ninh Thuận do Chính phủ Bỉ tài trợ
Ông Paul Jansen, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam đã thăm chính thức tỉnh Ninh Thuận từ ngày 23- 24/6 và dự Lễ Khánh thành công trình kênh Cầu Ngòi được thực hiện với tài trợ của Chính phủ Bỉ và Chính phủ Việt Nam.
Sự kiện này cũng đánh dấu việc thực hiện thành công dự án ODA của Bỉ dành cho Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận.
Trong hơn bốn thập kỷ qua, Hợp tác Phát triển Bỉ đã hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau: từ các dự án tập trung vào cơ sở hạ tầng tới các chương trình phát triển xã hội và giảm nghèo vào những năm 90. Với chính sách “Đổi mới” và mở cửa của Việt Nam, Bỉ đã ưu tiên tập trung hỗ trợ Việt Nam trong các ngành giáo dục, y tế cộng đồng, nước, vệ sinh môi trường để khắc phục những tác động tiêu cực có thể xuất hiện trong quá trình cải cách kinh tế.
Đại sứ Bỉ Paul Jansen và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận – Ông Lưu Xuân Vĩnh thăm kênh Cầu Ngòi tối ngày 23/6/2019
Chương trình hợp tác định hướng hiện nay giữa Bỉ và Việt Nam với tổng ngân sách tài trợ là 58 triệu euro tập trung ưu tiên các lĩnh vực: quản trị nhà nước, quản lý nguồn nước và quy hoạch đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Từ năm 2005, hợp tác phát triển Bỉ hỗ trợ Ninh Thuận trong lĩnh vực hệ thống hồ chứa và kênh thủy lợi, cải thiện điều kiện vệ sinh và bảo vệ môi trường. Hiện nay, hợp tác phát triển Bỉ hỗ trợ Ninh Thuận quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Enabel (Cơ quan Phát triển Bỉ) là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các dự án trong chương trình hợp tác song phương cấp chính phủ.
Tại Ninh Thuận, sau cuộc gặp với lãnh đạo tỉnh, Đại sứ Paul Jansen và đoàn đã tới thăm công trình kênh Cầu Ngòi mới được hoàn thành. Lễ khánh thành công trình này đã diễn ra vào sáng ngày 24/6/2019. Sự kiện cũng đánh dấu hoàn thành dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận (2014-2019)”.
Video đang HOT
Lễ khánh thành kênh Cầu Ngòi
Dự án được bắt đầu thực hiện vào năm 2013, được Chính phủ Bỉ viện trợ không hoàn lại 9 triệu euro và Chính phủ Việt Nam cấp 1,6 triệu euro. Dự án đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới ngập úng, thoát nước và hạn hán tại khu vực lưu vực sông Dinh. Kết quả nghiên cứu đánh giá đã được sử dụng cho Chương trình Hành động thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước địa phương và giúp ích cho các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp của tỉnh Ninh Thuận. Các hoạt động truyền thông đã giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân địa phương. Ngoài kênh Cầu Ngoài thì dự án cũng đã tài trợ để cải thiện việc cấp nước sạch cho các khu vực ven biển.
Công trình kênh Cầu Ngòi là tâm điểm của dự án và có trị giá 180 tỷ đồng (tương đương 6,7 triệu euro). Trong đó, Chính phủ Bỉ viện trợ 145 tỷ đồng (tương đương 5,4 triệu euro) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 35 tỷ đồng (tương đương 1,3 triệu euro). Công trình cải tạo khoảng 7,1 km kênh đã bị xuống cấp để đảm bảo cải thiện khả năng thoát nước.
Ngoài ra, kênh Cầu Ngòi tăng cường khả năng cung cấp nước tưới cho đồng ruộng khu vực lân cận và giảm đáng kể chi phí nạo vét. Ngoài những lợi ích trực tiếp cho khu vực có kênh Cầu Ngòi thì công trình này còn cải thiện điều kiện sống và hoạt động kinh tế cho khoảng 46.000 người dân ở phường Văn Hải và thị trấn Khánh Hải. Tham dự lễ khánh thành có đại diện chính quyền địa phương và hơn 200 người dân địa phương. Họ đã đánh giá cao công trình, đặc biệt lợi ích giúp giảm ngập úng, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện vệ sinh môi trường.
Đại sứ Paul Jansen bày tỏ mong muốn những thay đổi tích cực tại khu vực mà dự án đã hỗ trợ cũng như đánh giá cao sự cộng tác chặt chẽ và hiệu quả của chính quyền các cấp của tỉnh Ninh Thuận trong quá trình thực hiện dự án.
Nguyễn Hường
Theo Congthuong
Ninh Thuận: Khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 27.4, tại tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lễ khánh thành 2 dự án nhà máy điện mặt trời và điện gió. Đến dự, nhấn nút vận hành có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo của địa phương.
Cụ thể, tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), Tập đoàn Bim Group đã tổ chức khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời và hòa lưới điện quốc gia với công suất 330MWp. Đây được xem là cụm nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Cụm nhà máy điện mặt trời Bim khởi công vào tháng 1.2018 và thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN vào cuối năm 2018. Sau hơn 9 tháng thi công, cả 3 nhà máy Bim 1, Bim 2, Bim 3 đã hoàn tất nghi thức đóng điện và hòa lưới điện quốc gia.
Lãnh đạo Trung ương và địa phương cắt băng khánh thành tổ hợp điện mặt trời và điện gió Trung Nam
Cụm 3 nhà máy điện mặt trời được đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, lắp đặc hơn 1 triệu tấm pin năng lượng mặt trời, dự kiến sản xuất khoảng 600 triệu Kwh/năm, phục vụ 200 ngàn hộ gia đình và góp phần giảm gần 304.400 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm.
Cùng ngày, tại xã Bắc Phong và Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), Trung Nam Group chính thức vận hành tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo điện mặt trời và điện gió Trung Nam giai đoạn 1.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (người ở giữa) nhấn nút vận hành tổ hợp điện gió và điện mặt trời Trung Nam
Tổ hợp năng lượng tái tạo Trung Nam gồm trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời Trung Nam được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng Điện gió - Điện mặt trời Trung Nam đạt 950 triệu kWh - 1 tỷ kWh điện mỗi năm, tổ hợp năng lượng tái tạo đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam (tính đến tháng 5.2019). Trong giai đoạn 1, vận hành 17 trụ, công suất 39,95MW, sản lượng khai thác đạt 110 triệu kwh/năm.
Công nghệ tuabin gió là công nghệ "không hộp số" (gearless) và tự động điều chỉnh đón gió do ENERCON của CHLB Đức - nhà sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu Châu Âu. Với công nghệ tuabin này, các trụ gió tại trang trại điện gió Trung Nam có thể vận hành bình thường với tốc độ gió 2.5 m/giây và với tốc độ gió như thế là các tuabin khởi động.
Các tấm pin được lắp đặc tại các dự án
Ông Lưu Xuân Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đến thời điểm này, Ninh Thuận đã vươn lên dẫn đầu cả nước với 8 dự án điện gió và điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại. Trong đó, có 3 dự án điện gió, tổng công suất 116,925MW, với sản lượng điện 900.000kwh/ngày và 5 dự án điện mặt trời đưa vào vận hành, tổng công suất 631MW. Dự kiến đến cuối năm 2019, sẽ có thêm 13 dự án điện mặt trời, với công suất 686Mwp đưa vào vận hành thương mại.
Văn nghệ chào mừng khánh thành dự án
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính Phủ, Vũ Đức Đam biểu dương tỉnh Ninh đã nổ lực, sáng tạo, nắm đúng xu thế để đột phá trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là dịp để nhân rộng đến nhiều địa phương khác trong cả nước. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến năng lượng để thực sự phát triển ổn định và bền vững.
Theo Danviet
Bỉ: F-35 không dùng được, bỏ thì vứt đi núi tiền! Bình luận về thông tin máy bay F-35 Lightning II không phù hợp đối với Bỉ, một chuyên gia thốt lên rằng: "Không lẽ lại vứt đi". Bỉ quyết mua F-35 làm đẹp lòng Mỹ Chính phủ Bỉ vào tháng 10 năm 2018 đã phê duyệt việc mua 34 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II, nhằm thay...