Khánh thành hệ thống nhà ga đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Hệ thống cầu đường sắt và ga Ninh Bình được đánh giá là hạ tầng cấp địa phương có quy mô lớn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Dự án do Ban Quản lý dự án đường sắt – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) – làm chủ đầu tư, khánh thành sáng nay (12/6).
Cầu đường sắtNinh Bình là gói thầu CP1A thuộc Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TPHCM, thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Với tổng mức đầu tư là 6,568 tỷ Yên Nhật (tương đương 1.518 tỷ đồng), quy mô gói thầu bao gồm: thi công xây dựng mới cầu đường sắt Ninh Bình, ga Ninh Bình, cầu vượt đường sắt phía Nam ga Ninh Bình và một số hạng mục liên quan trong phạm vi đường hai đầu cầu như đường chui, đường ngang.
Cầu đường sắt Ninh Bình được xây dựng mới cách cầu cũ khoảng 30m về phía hạ lưu, bao gồm 3 nhịp dầm vòm thép chiều dài mỗi nhịp 75m và 22 nhịp dầm hộp BTCT DƯL chiều dài mỗi nhịp 33m. Cầu có hệ thống mố, trụ bằng bê tông cốt thép trên móng cọc khoan nhồi.
Cầu đường sắt Ninh Bình có 3 nhịp dầm vòm thép
Kiến trúc tầng trên đường sắt gồm ray 50N Nhật Bản hàn dài, liên kết trực tiếp vào dầm thép và đặt trên tà vẹt liên kết trực tiếp với bản bê tông của dầm bê tông cốt thép dự ứng lực (BTCT DƯL) không đá ba lát giúp tàu chạy êm thuận, ít rung lắc.
Đường dẫn hai đầu cầu được xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc xi măng trộn sâu theo công nghệ Nhật Bản. Công nghệ ray hàn dài đặt trên tà vẹt liên kết trực tiếp với bản bê tông của dầm BTCT DƯL và công nghệ xử lý đất yếu bằng phương pháp xi măng trộn sâu của cầu Ninh Bình là các công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng cho các cầu trên tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM.
Video đang HOT
Chuyến tàu hàng đầu tiên thông tuyến sáng 12/6
Thuộc hệ thống hạ tầng của gói thầu CP1A, ga Ninh Bình được xây dựng mới cách ga cũ 1,35km về phía Nam. Ga được xây dựng với ý tưởng kiến trúc châu Á xây dựng công nghệ cao, sử dụng mái giàn không gian nhưng vẫn mang nét cổ điển hài hòa với kiến trúc xung quanh.
Quy mô đường trong ga được tăng từ 4 lên 11 đường giúp tăng khả năng đón tiễn hành khách; tập kết, xếp dỡ hàng hoá; chỉnh bị, sửa chữa đầu máy toa xe và dồn tầu. Hệ thống thông tin, tín hiệu sử dụng tín hiệu ga điện khí tập trung, đóng đường khu gian tự động một phân khu, thông tin cáp quang kỹ thuật số… Đặc biệt, ga được xây dựng bổ sung cầu vượt bộ hành trong ga và nâng cao ke ga để thuận tiện cho hành khách lên xuống tầu. Nhà ga chính được xây dựng hai tầng có phòng đợi tầu thông tầng và các khối dịch vụ bao gồm phòng ăn uống, thông tin du lịch và bán đồ lưu niệm.
Hạ tầng nhà ga Ninh Bình đẹp và hiện đại
Ban Quản lý Dự án đường sắt cho biết, việc thông tuyến đưa cầu đường sắt Ninh Bình và ga Ninh Bình mới vào khai thác chạy tàu sẽ góp phần nâng cao an toàn chạy tàu của ngành đường sắt, nâng cao tốc tộ chạy tầu và rút ngắn hành trình các đoàn tàu trên tuyến. Năng lực vận tải và xếp dỡ hàng hoá của ga Ninh Bình tăng lên, đáp ứng lượng hành khách và khách du lịch đến Ninh Bình cũng như nhu cầu vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá ngày càng tăng. Đồng thời, một số nút giao đồng mức cũng được xoá bỏ, đảm bảo an toàn trong quá trình đi lại hai bên đường sắt của người dân địa phương.
Cũng trong sáng nay, Bộ GTVT đã gắn biển Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống và Đại hội thi đua yêu nước ngành GTVT tại công trình này.
Cầu bộ hành đảm bảo an toàn cho hành khách đi lại trong khu ga
Phát lệnh thông tuyến và chính thức đưa vào khai thác gói thầu CP1A thuộc Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TPHCM, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đánh giá cầu đường sắt và ga Ninh Bình được đánh giá là hệ thống hạ tầng đường sắt địa phương có quy mô lớn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức tốt công tác quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên, khai thác hiệu quả công trình, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trong quá trình khai thác.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mua tàu Trung Quốc tuyến Cát Linh - Hà Đông theo hiệp định vay vốn
"Nhà thầu Trung Quốc trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn", Bộ trưởng Giao thông nói.
Trao đổi với báo chí sáng 9/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng chia sẻ, nhiều người dân đã nhắn tin, gọi điện hỏi tại sao phải mua tàu điện Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Theo Bộ trưởng Thăng, dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Trung Quốc, theo hiệp định ký giữa Chính phủ hai nước từ năm 2008. Với phương thức tổng thầu EPC nên Việt Nam phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc và các gói thầu cung cấp trang thiết bị từ nước này.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng tương tự như các dự án sử dụng ODA của Nhật Bản hay Hàn Quốc khác đều sử dụng nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, cung cấp thiết bị từ nước cho vay vốn.
"Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ", Bộ trưởng Thăng nói.
Mô hình tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, lãnh đạo Bộ chưa xem xét mẫu thiết kế đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được Ban quản lý dự án đường sắt trình mới đây.
Đầu tháng 6, Ban Quản lý dự án đường sắt có Tờ trình gửi Bộ Giao thông lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, Ban quản lý sẽ tiến hành mua 13 đoàn tàu theo hợp đồng đã được ký kết với phía Trung Quốc với chi phí hơn 63,2 triệu USD.
Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất. Theo kế hoạch, 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam đầu quý 1/2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; Vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Đoàn Loan
Theo VNE
Không tiếp tục để xảy ra tai nạn trên công trường đường sắt đô thị Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo Chính phủ tường kỳ chiều 27/5 về việc các sự cố liên tiếp xảy ra tại các công trình đường sắt đô thị ở Hà Nội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói về những giải pháp chặn tai nạn tái diễn tại đây. Vụ tai nạn xảy...