Khánh thành hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Một người dân khi vào công viên 29-3 (Đà Nẵng) đã phát hiện 92 viên đạn và hộp tiếp đạn còn mới nên đã giao nộp cơ quan chức năng.
Hầm Hải Vân số 1 và 2 đều thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Ngày 11/1, tại khu vực cửa hầm phía Nam thuộc địa phận quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT; lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tp. Đà Nẵng đã cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và khánh thành với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan cắt băng khánh thành hầm Hải Vân 2.
Các hạng mục chống thấm, đổ bê tông vỏ hầm và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm soát an toàn thông minh và hệ thống phòng cháy, cứu nạn đã xong. Hầm có 2 làn xe rộng 7 m, không dải phân cách. Hầm Hải Vân 2 được lắp đặt thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ mới ở các hạng mục như ánh sáng, camera quan sát, thông gió, PCCC&CHCN… Khi đi vào vận hành, công trình sẽ giải quyết tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1, đáp ứng nhu cầu di chuyển của phương tiện khi lưu thông một chiều mỗi ống hầm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng.
Đường dẫn vào hầm Hải Vân 2 phía Đà Nẵng nằm độc lập và thấp hơn đường dẫn vào hầm Hải Vân 1. Hai bên hầm Hải Vân 2 được ốp gạch men. Còn hầm Hải Vân 1 chỉ đơn thuần là áo xi măng, dễ xuất hiện các vết nứt chân chim.
Bên trong hầm Hải Vân 2.
Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc chưa được giải quyết nên hầm Hải Vân 2 chỉ hoạt động 20 ngày trước và sau Tết Nguyên đán. Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả cho hay, để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán, đơn vị đã đề xuất và thống nhất với bộ GTVT tổ chức vận hành cho các phương tiện lưu thông qua 2 ống hầm trong 20 ngày, từ ngày 1/2 đến hết ngày 21/2, tức ngày 20 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày 10 tháng Giêng năm Tân Sửu.
Sau thời gian trên, đơn vị sẽ đóng hầm Hải Vân 2 và hầm Hải Vân 1 vẫn hoạt động bình thường để giải quyết xong các vướng mắc còn tồn tại.
Kiểm toán công tác quản lý, sử dụng vốn Dự án hầm đường bộ Đèo Cả
Đây là lần thứ 2 trong vòng 4 năm, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, nối Phú Yên, Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.
Theo thông tin của baodautu.vn, sáng nay (24/11), Kiểm toán Nhà nước tổ chức công bố và triển khai Quyết định số 1631/QĐ - KTNN ngày 12/11/2020 của Tổng kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức hợp đồng BOT và BT.
Mục tiêu của lần kiểm toán này là xác định tính đúng đắn, trung thực, chính xác của Báo cáo tài chính (nguồn vốn, thực hiện đầu tư xây dựng) của Dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT và BT, chế độ tài chính, kế toán; đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư; phát hiện những tồn tại, bất cập cơ chế, chính sách để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phạm vi kiểm toán được ấn định là từ khi triển khai đến ngày 31/10/2020 và các thời kỳ, trước, sau có liên quan.
Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (gồm hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 1/2012 với tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT và BOT, trong đó hầm Đèo Cả có kinh phí đầu tư 10.555 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT; sử dụng 3 trạm thu phí Bàn Thạch (nay là trạm An Dân), Đèo Cả (đặt tại phía Bắc hầm Đèo Cả) và trạm Ninh An (nay là trạm Ninh Lộc) để hoàn vốn đầu tư BOT. Hầm Cổ Mã, đường dẫn và kinh phí giải phóng mặt bằng có kinh phí khoảng 5.048 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thanh toán trong vòng 10 năm tạm tính từ năm 2017 đến đầu năm 2027).
Hầm đường bộ qua Hải Vân 2 - một hạng mục quan trọng tại Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.
Đối với phần vốn BT, tính đến năm 2013 ngân sách Nhà nước đã bố trí 90 tỷ đồng tạm ứng cho công tác giải phóng mặt bằng, còn lại 4.958 tỷ đồng chưa bố trí. Do nguồn vốn ngân sách Nhà nước khó khăn, tại Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 Quốc hội đã thông qua chủ trương bố trí 4.958 ty đông vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 để thanh toán chi phí đầu tư BT (hầm Cổ Mã, đường dẫn và kinh phí giải phóng mặt bằng).
Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT đã phối hợp với Nhà đầu tư thực hiện rà soát, điều chỉnh quy mô, giải pháp thiết kế một số hạng mục nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư. Bộ GTVT đã điều chỉnh Dự án tại các Quyết định số 2025/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2014, số 1844/QĐ-BGTVT ngày 22/5/2015. Sau khi điều chỉnh, tổng mức đầu tư giảm từ 15.603 tỷ đồng xuống còn 11.377 tỷ đồng (giảm khoảng 4.226 tỷ đồng; tương ứng phần vốn BT giảm từ 5.048 tỷ đồng xuống còn 3.868 tỷ đồng). Trên cơ sở nguồn vốn đã tiết giảm, Nhà đầu tư đã làm việc với các địa phương liên quan và đề xuất bổ sung hạng mục xây dựng hầm Cù Mông và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân 2 vào Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả.
Trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung hạng mục xây dựng hầm Cù Mông và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân vào Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả tại các văn ban sô 453/TTg-KTN ngay 2/4/2015 và số 735/TTg-KTN ngày 26/5/2015. Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư bổ sung hạng mục xây dựng hầm Cù Mông tại Quyết định số 2907/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2015 và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân tại Quyết định số 396/QĐ-BGTVT ngày 3/2/2016.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội về việc thanh toán vốn BT, phát sinh một số khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính thì chỉ cho phép thanh toán vốn BT khi công trình phải hoàn thành, được bàn giao. Trong khi đó, theo tiến độ thực hiện tại hợp đồng đã ký, các công trình thuộc phần BT dự kiến hoàn thành cuối năm 2017. Như vậy, trường hợp giữ nguyên hình thức BT sẽ không thể giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ cho phần BT theo Nghị quyết 65/2013/QH13 của Quốc hội có thể gây lãng phí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí.
Để tháo gỡ khó khăn vướng mắc giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT tại văn bản số 16091/BGTVT-KHĐT ngày 3/12/2015, ý kiến của các Bộ, ngành và các địa phương liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 70/TTg-KTN ngay 12/01/2016 đồng ý về nguyên tắc chuyển đổi hình thức đầu tư hang muc hâm Cô Ma va đương dân trươc đây thưc hiên theo hinh thưc BT nay chuyên sang đâu tư theo hinh thưc BOT có sự tham gia vốn đầu tư của Nhà nước.
Như vậy, hình thức đầu tư ban đầu là BT & BOT đã được chuyển sang đâu tư theo hinh thưc BOT có sự tham gia vốn đầu tư của Nhà nước.
Sau khi bổ sung hạng mục hạng mục xây dựng hầm Cù Mông và hạng mục mở rộng hầm Hải Vân 2, tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 26.154 tỷ đồng, gồm phần vốn Nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng (gồm vốn NSNN là 90 tỷ đồng, vốn TPCP là 4.958 tỷ đồng; phần vốn nhà đầu tư huy động 21.106 tỷ đồng). Để bảo đảm hiệu quả tài chính, ngoài 3 trạm thu phí (An Dân, Đèo Cả và Ninh Lộc), Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 70/TTg-KTN ngay 12/01/2016 chấp thuận sử dụng các trạm Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Phước Tượng - Phú Gia để hoàn vốn cho Dự án. Như vậy, dự án được sử dụng 07 trạm thu phí để hoàn vốn gồm: An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Phước Tượng - Phú Gia.
Hiện nay, Dự án đã thông xe các hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và đang tiến hành nghiệm thu, chuẩn bị đưa vào khai thác hầm Hải Vân.
Trước đó, vào tháng 9/2016, Kiểm toán Nhà nước đã có Quyết định số 1630/QĐ - KTNN kiểm toán Dự án và đến tháng 1/2017 đã có Thông báo số 136/TB - KTNN thông báo kết quả kiểm toán Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.
Ba công trình giao thông ngàn tỷ chính thức đưa vào khai thác Các dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất; hầm Hải Vân 2 và đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi lần lượt được đưa vào khai thác từ 10 đến 12/1 này. Cụ thể, ngày 10/1, tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 Dự...