Khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ
Ngày 21/5, tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ tổ chức lễ khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ với tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng.
Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cùng lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của thành phố dự lễ.
Cầu Vàm Xáng là công trình trọng điểm của thành phố Cần Thơ, có tổng chiều dài 3,3 km, bề rộng mặt cầu 14m, tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng. Công trình có điểm đầu nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài và điểm cuối trên Quốc lộ 61C.
Dự án gồm 3 nhánh; trong đó nhánh chính dài hơn 2,4 km, từ nút giao đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, vượt qua sông Cần Thơ nối vào Quốc lộ 61C. Trên tuyến có cầu Vàm Xáng, cầu Xà No Cạn, cầu Hòa Hảo và 3 cống ngang đường. Cầu Xà No Cạn và cầu Hòa Hảo có bề rộng mặt cầu 12m.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, cầu Vàm Xáng được xây dựng trên sông Cần Thơ kết nối giữa xã Nhơn Nghĩa với xã Mỹ Khánh và cũng kết nối đường Nguyễn Văn Cừ đến Quốc lộ 61C.
Công trình được đưa vào sử dụng sẽ giúp cho người dân xã Nhơn Nghĩa phát triển kinh tế – xã hội và thuận tiện hơn trong việc đi lại, giao thương.
Cầu Vàm Xáng có tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến 3,3 km, mặt cầu rộng 14m với 4 làn xe. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Đặc biệt, sắp tới đây, khi thành phố Cần Thơ triển khai dự án xây dựng tuyến đường vành đai phía Tây với tổng mức đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng cùng với cầu Vàm Xáng sẽ góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối được giao thương hàng hóa giữa các khu vực các tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
Bên cạnh cầu Vàm Xáng vừa được khánh, tại huyện Phong Điền còn một dự án cầu trọng điểm khác bắc qua sông Cần Thơ đang được thi công là cầu Tây Đô, nối thị trấn Phong Điền với xã Nhơn Ái.
Dự án được khởi công ngày 26/1/2022, có chiều dài tuyến 700m; trong đó cầu Tây Đô có chiều dài hơn 140m, gồm 4 làn xe, vận tốc thiết kế 40 km/h. Phần cầu có hai đơn nguyên với 5 nhịp, mặt cắt ngang rộng 22,5m với 4 làn xe. Tổng kinh phí đầu tư công trình là hơn 208 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Đến nay, công trình đã hoàn thành được 10% tiến độ.
Đây là một trong 8 công trình giao thông trọng điểm của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2021-2026. Cùng với cầu Vàm Xáng, cầu Tây Đô khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giúp phát triển mở rộng không gian đô thị của huyện Phong Điền, đặc biệt là trong vận chuyển hàng hóa tại địa phương và các tỉnh trong vùng được thông suốt.
Kinh tế TP Hồ Chí Minh trở lại quỹ đạo tăng trưởng - Bài 3: Khơi thông điểm nghẽn
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, đưa kinh tế trở lại quỹ đạo phát triển cũng như tăng tốc trong thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần xác định và có giải pháp khơi thông điểm nghẽn về cơ chế, hạ tầng và nguồn lực đang cản trở sự phát triển.
Tuyến metro số 1 nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN
Đối mặt nhiều khó khăn
Tuy kết quả khởi đầu thuận lợi nhưng Tp. Hồ Chí Minh vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thử thách; trong đó có cả những yếu tố mới phát sinh. Phân tích một số thử thách mà Tp. Hồ Chí Minh phải đối mặt trong năm 2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhận định, nền kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu nên Thành phố rất nhạy cảm khi cả trực tiếp và gián tiếp chịu tác động, trước hết là tình hình xung đột hết sức phức tạp và nguy cơ dịch bệnh bùng lại, áp lực tăng giá...
Từ đó, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý, Tp. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục bám vào chiến lược y tế triển khai linh hoạt thích ứng an toàn, tiếp tục tập trung rà soát triển khai tiêm vaccine; tổ chức tiêm vaccine cho nhóm có nguy cơ cao, tiếp tục vận động để người dân tiếp cận tham gia tiêm vaccine, chuẩn bị tiêm cho nhóm trẻ, chú ý nhóm có nguy cơ bệnh nền, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho y tế.
Thực tiễn nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian diễn ra dịch COVID-19 cho thấy, đại dịch làm bộc lộ những hạn chế trong một số lĩnh vực tại Tp. Hồ Chí Minh như bất cập giữa quy mô dân số với bộ máy quản lý, nhất là hệ thống y tế cơ sở; còn hạn chế, bất cập trong dự báo, phân tích, đánh giá tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội...
Cụ thể như nhiều nội dung trong Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh triển khai còn chậm. Điển hình như chưa triển khai các cơ chế chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí trên địa bàn; việc bán, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất do các cơ quan Trung ương quản lý; thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn và thực hiện vay lại từ nguồn vốn vay của Chính phủ chưa đạt mức cho phép...
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chưa hợp lý. Tỷ lệ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ và giao thông thấp; không gian phát triển đang bị thu hẹp. Đến nay, Thành phố vẫn chưa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch. Việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào trong số 36 doanh nghiệp theo kế hoạch; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao...
Ngoài ra, một trong những điểm nghẽn được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua là việc triển khai thực hiện và giải ngân đầu tư công chậm, nhất là giải ngân ODA trên địa bàn. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, tính đến tháng giữa tháng 4/2022, thành phố mới giải ngân được 7%. Quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển.
Trong 5 năm vừa qua, Thành phố chưa có thêm công trình kết cấu hạ tầng lớn, tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... ngày càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, biến đổi khí hậu dẫn đến nước triều dâng cao làm cho Tp. Hồ Chí Minh chịu tình trạng ngập ngày càng nặng nề trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, các dự án giải quyết ngập vẫn chưa triển khai hiệu quả như Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Tp. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 với quy mô 10.000 tỷ đồng đã triển khai 6 năm mà vẫn vướng thủ tục, chưa xong dù đã hoàn thành trên 90%.
Thành phố Hồ Chí Minh chưa phát huy hiệu quả cao vai trò đầu tàu trong liên kết, hợp tác với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, đặc biệt là trong kết nối hạ tầng, thị trường và phân bổ nguồn lực.
Tháo gỡ điểm nghẽn nguồn lực
Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, đề án "Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2030" xác định tổng mức đầu tư dự kiến là 970.654 tỷ đồng (tương đương 43 tỷ USD); trong đó, vốn ngân sách khoảng 399.729 tỷ đồng; nguồn vốn khác khoảng 570.925 tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, Thành phố tập trung các dự án cao tốc Tp.Hồ Chí Minh - Mộc Bài (làm mới), Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương (mở rộng); tập trung các tuyến Quốc lộ 1, 13, 22, 50; khép kín Vành đai 2, 3...
Giai đoạn này, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ hoàn thành và tuyến số 2 (đoạn Bến Thành - Tham Lương), số 5 (Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) sẽ được đẩy nhanh. Tp. Hồ Chí Minh cũng sẽ đầu tư hoàn chỉnh các nút giao trọng điểm gồm An Phú, Mỹ Thủy, Gò Dưa, Linh Xuân (Thành phố Thủ Đức), ngã tư Bốn xã (quận Tân Phú) và ngã sáu Công trường Dân Chủ (Quận 3). Các cây cầu có quy mô lớn vượt sông cũng được ưu tiên như cầu Thủ Thiêm 3, 4, cầu Cát Lái, Cần Giờ.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết, hiện nay quy hoạch giao thông của Tp.Hồ Chí Minh được thể hiện đầy đủ các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa của toàn vùng Nam Bộ đi các vùng, miền khác trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, cái khó của thành phố hiện nay là nguồn lực đầu tư đang rất hạn hẹp. Theo ông Trần Quang Lâm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của thành phố đã được Quốc hội thông qua là 142.557 tỷ đồng chỉ đủ để bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 qua giai đoạn 2021-2025 chứ không đủ cân đối để thực hiện dự án đầu tư mới trọng điểm, cấp bách trong giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và dự án giao thông trọng điểm khác thuộc Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã được UBND thành phố phê duyệt.
Mặt khác, dịch COVID -19 đã ảnh hưởng đến nguồn thu dự kiến của ngân sách Thành phố. Giai đoạn hiện nay Thành phố đã và đang ưu tiên nguồn vốn ngân sách để đảm bảo kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19 nên nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của Tp. Hồ Chí Minh rất khó khăn. Do đó, việc đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư từ nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật là rất cần thiết và cần được tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới.
ADVERTISING
X
Ông Trần Quang Lâm cho biết, hiện Sở Giao thông Vận tải đã rà soát, lập danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất UBND Tp. Hồ Chí Minh về cơ chế, chính sách, kế hoạch huy động nguồn lực để đầu tư dự án trọng điểm, cấp bách thuộc lĩnh vực giao thông trên địa bàn giai đoạn 2021-2030.
Để tạo theo nguồn lực cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Thành phố kiên trì kiến nghị Trung ương bố trí vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng quan trọng, có tính chất thúc đẩy động lực tăng trưởng, kết nối liên kết vùng; đề xuất Trung ương tăng thêm vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 của Thành phố tương ứng với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của địa phương; đồng thời thực hiện giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thông qua việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất Khu đô thị Thủ Thiêm để thu về nguồn ngân sách cho Thành phố.
Mặt khác, Thành phố cũng kiến nghị ban hành bổ sung chính sách tạo điều kiện cho cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng tự động hóa, đổi mới sáng tạo. Nguồn thu từ cổ phần hóa theo ước tính khoảng 52.661 tỷ đồng (giai đoạn 2021 - 2025).
Nguồn thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn thành phố ước tính khoảng 14.535 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 14.535 tỷ so với Quyết định số 1535/QĐ-TTg Về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025. Cùng đó là các nguồn lực từ nguồn bội chi ngân sách địa phương khoảng 43.391 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 28.518 tỷ đồng so với Quyết định số 1535; nguồn thu từ xổ số khoảng 19.691 tỷ đồng.
UBND Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết cho Thành phố giai đoạn 2023 - 2026 trên cơ sở giữ nguyên tỷ lệ điều tiết 21% hoặc tăng lên 23 - 25%; đồng thời huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội thông qua các hình thức xã hội hóa, hợp tác công tư... và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phục hồi và phát triển kinh tế địa phương; trong đó, đẩy mạnh vai trò của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thu hút lượng kiều hối đầu tư phát triển Thành phố.
Cầu 800 tỷ đồng bắc qua sông Cần Thơ chậm tiến độ, đội vốn 67 tỷ đồng Khởi công vào tháng 9/2020, cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ có vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng, theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022. Tuy nhiên, đến nay công trình chỉ mới đạt 57% khối lượng, có nguy cơ không kịp hoàn thành theo hợp đồng. Các phương tiện tại lễ khởi công xây dựng...