Khánh thành cầu 500 tỉ đồng bắc qua sông Gianh
Sáng 30/8, Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình long trọng tổ chức lễ khánh thành cầu và đường Văn Hóa nối hai bờ sông Gianh – công trình có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng.
Dự án cầu và đường Văn Hóa được đầu tư xây dựng với tổng mức vốn là hơn 478 tỉ đồng. Công trình có tổng chiều dài 3.955m, nối từ quốc lộ 12A tại Km 17 298 đến Nhà máy Xi măng Sông Gianh Quảng Phúc.
Trong đó, phần cầu dài 1.034m, có kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, gồm 2 cầu là cầu vượt sông Gianh (575,5m) và cầu vượt đường sắt (277m); phần đường dài 2.925m, được thiết kế làm 2 đoạn: Đoạn 1 từ Km0 đến Km3 534, thiết kế đường cấp III, đường bằng nền 12, mặt 7, Vtk80km/h; đoạn 2 dài 400m, thiết kế theo quy mô đường đô thị, nền đường rộng 21.00 – mặt 14m.
Sáng 30/8, Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình đã long trọng tổ chức Lễ khánh thành cầu và đường Văn Hóa
Sau hơn 32 tháng thi công, với hàng vạn ngày công lao động của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động của các nhà thầu, công trình đã hoàn thành đáp ứng lòng mong mỏi của người dân địa phương, và đặc biệt lễ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống ngành giao thông vận tải (28/8/1945 – 28/8/2013).
Video đang HOT
Niềm vui của hàng vạn người dân sống hai bên bờ sông Gianh
Cầu Văn Hóa là công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, là chiếc cầu thứ 6 bắc qua sông Gianh nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đáp ứng kịp thời công tác cứu hộ cứu nạn mùa bão lũ, đồng thời giúp địa phương phát triển kinh tế – xã hội cũng như tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh.
Đặng Tài
Theo Dantri
Ung thư vì sống cùng khói bụi
Hơn 7.000 dân một xã ở Hải Dương đang sống trong khói bụi của 4 nhà máy xi măng, 20 lò vôi vây quanh; 70 người trong đó đã tử vong vì ung thư.
Duy Tân là một trong 5 xã thuộc khu Nhị Chiểu, H.Kinh Môn, Hải Dương. Trước đây, Nhị Chiểu là một ốc đảo bao bọc bởi hai con sông La Dương, Kinh Thày, từ khi phong trào xây dựng khu công nghiệp bùng phát, 4 nhà máy xi măng, gần 20 lò vôi đã mọc lên tại Duy Tân. Gần đây, xã này lại có thêm một nhà máy chế biến niken lậu.
Trong căn nhà nhỏ nằm ngay bên sông Kinh Thày, ông Hoàng Văn Khang, một bệnh nhân ung thư 61 tuổi, ở thôn Trại Xanh, xã Duy Tân nói: "Tôi đã phải truyền hóa chất 3 lần rồi, chả biết còn sống được mấy ngày. Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khiến nhiều người trong xã đã chết vì ung thư. Hiện giờ bị bệnh ung thư như tôi cũng nhiều lắm".
Nhà máy niken Trường Khánh gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: P.H.S
Ông Ngô Văn Hứ, Trưởng thôn Trại Xanh, cho biết cứ từ 22 giờ đêm là các nhà máy lại xả khói mùi khét lẹt, bụi bay mù mịt. Nguồn nước tại đây bị ô nhiễm nặng. Hầu như không hộ nào dám dùng nước mưa hoặc nước giếng khơi mà phải đi lấy nước tại giếng Cổ ở thôn Nhẫm Dương cách nhà từ 1-3 km để dùng.
Theo Trạm y tế xã Duy Tân, từ đầu năm 2004 đến nay, trên địa bàn xã có 70 người chết vì ung thư, trong đó từ đầu năm đến nay có 9 người. Cả xã hiện có 20 ca ung thư đang điều trị trong tổng số 7.000 dân.
Những bức xúc về ô nhiễm môi trường tích tụ đã khiến hàng trăm hộ dân thôn Châu Xá trong xã đã cùng nhau lập chốt vây một cơ sở sản xuất niken của Công ty TNHH Trường Khánh.
Ngày 1.10.2011, UBND xã Duy Tân cho phép Công ty Trường Khánh thuê hơn 11.000 m2 đất công điền để trồng cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong 3 năm với giá thuê 64,5 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, sau đó Công ty Trường Khánh đã xây dựng nhà máy chế biến niken trên mảnh đất này. Đầu năm 2013, nhà máy này đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân bức xúc.
Điều đáng nói là nhà máy kể trên hoạt động công khai, xả khói bụi gây ô nhiễm môi trường nhưng đến gần nửa năm sau, ngày 20.5.2013, UBND H.Kinh Môn mới có thông báo yêu cầu Công ty Trường Khánh dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh trên diện tích đất chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Tuy nhiên, cũng theo thông báo trên, UBND huyện yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động chỉ là để hoàn thiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, cam kết bảo vệ môi trường.
Chính vì huyện không quyết liệt yêu cầu tháo dỡ nên sau đó Công ty Trường Khánh vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất . Điều này, khiến người dân tại đây kéo ra phong tỏa nhà máy vào ngày 13.6.
Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và Tài nguyên, thuộc văn phòng UBND tỉnh Hải Dương, khẳng định để xảy ra tình trạng trên là do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý.
Theo ông Đông, nhà máy niken Trường Khánh là điểm tự tổ chức sản xuất không được cơ quan nào cho phép. Theo kết quả quan trắc từ Sở Tài nguyên - Môi trường đã có 3 chỉ số vượt quá qui chuẩn cho phép, trong đó chỉ số về crôm 6 vượt tới 4 lần.
Tại địa bàn Nhị Chiểu còn có nhà máy sản xuất niken của Công ty 1369, cơ sở sản xuất An Thái làm muối wonfram, các cơ sở này đều không xin phép mà tự tổ chức sản xuất.
Theo TNO
10 tháng, 3 đập thủy điện "tự dưng" vỡ! "Quả bom" thủy điên đâu tiên "tô cáo" sự bàng quan, vô trách nhiêm, bât châp tât cả vì lợi ích kinh doanh chính là thủy điện Đakrông III (xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị). Sau vụ vỡ đâp xảy ra ngày 7/10/2012, mới biết lõi đập được dựng bằng bê tông trộn... đất. Vụ vỡ đập tuy không cướp đi sinh mạng của...