Khánh Huyền- cô gái “phượt” 25 nước chỉ với 15 triệu đồng
Vẻn vẹn 700 USD (tương đương 15 triệu đồng), Khánh Huyền đã du lịch 25 quốc gia ở châu Á, châu Phi. Trong 2 năm đi “ phượt”, cô gái Hà Nội đã học cách nấu nhiều món ăn, chèo thuyền, leo núi và tham gia đóng phim, viết báo…
Sau khi tốt nghiệp THPT chuyên Toán (ĐH Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Thị Khánh Huyền (Huyền Chip) quyết định đi làm ngay mà không học đại học. Khi mệt mỏi với công việc tại Malaysia, cô nảy ra ý muốn du lịch một số nước. Song, chuyến đi đã kéo dài trong 2 năm, đưa cô đến 25 quốc gia.
“Hồi nhỏ, em từng nói với mẹ rằng con muốn đi vòng quanh thế giới. Lúc đó mẹ chỉ cười, coi như em nói đùa. Em cũng nghĩ đó là câu nói bộc phát, không cho rằng mình làm được. Nhưng thật bất ngờ em đã có chuyến đi dài như vậy”, Huyền chia sẻ.
Tháng 5/2010, Huyền khởi hành từ Malaysia và rong ruổi khắp các nước châu Á, châu Phi. Ấn Độ đã hấp dẫn cô suốt 4 tháng, sau đó, Nepal 3 tháng, đất nước xinh đẹp Israel cũng níu giữ cô ở lại 3 tháng.
Khánh Huyền ở Ai Cập.
Trong 2 năm “phượt” qua nhiều vùng đất, cô luôn tìm cách tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Là thành viên của mạng lưới Couch Surfing trên thế giới (chuyên chia sẻ chỗ ở), nên Huyền được bạn trẻ các nước hỗ trợ chỗ ngủ miễn phí và giúp cô hòa nhập văn hóa, cuộc sống nơi đến. Cô cũng sẵn sàng ngủ ở những bến xe, trên đường, trên bãi biển miễn là nơi đó tạo cho cô cảm giác an toàn. Thậm chí không ít lần ngủ nhờ trong những đồn cảnh sát.
“Có lần em ngủ ở biển Đỏ (Israel), thời tiết ban ngày rất nóng, song không ngờ ban đêm lại rất lạnh, em phải mang hết quần áo trong ba lô ra mặc mà vẫn lạnh. Ở Nepal, em phải nhiều lần vào đồn cảnh sát xin ngủ nhờ. Phải giải thích rất lâu cho người ta biết là mình đang đi du lịch, có thể em trông hiền lành nên người ta thương tình”, Khánh Huyền cười nói.
Cô cũng thường xuyên đi bộ, có ngày tới 40-50km, hoặc đi nhờ xe bởi theo Huyền “đi nhờ xe rất đơn giản, cứ đứng giữa đường bắt xe là người ta cho đi nhờ”. Đáng nhớ là có lần cô đi nhờ một xe tải ở Etiopia và ngủ quên trên xe. Chiếc xe đưa cô đi qua nơi cần đến 200km và thả cô tại một thành phố xa lạ, chưa bao giờ nghe tên, song Huyền tại thấy đây là nơi thú vị sau khi tự khám phá thành phố trong vài ngày.
Video đang HOT
Cứ đi hết nơi này đến nơi kia, khi hết tiền ăn, cô lại tìm một công việc gì đó để làm. Ở Ấn Độ, cô đóng diễn viên quần chúng, đóng quảng cáo, ở Nepal cô tham gia tổ chức tiệc cho câu lạc bộ, viết bài cho một trang web ở Israel, làm việc ở sòng bạc Tanzania… Theo Khánh Huyền, đây là những công việc không phải hiểu biết sâu về chuyên môn, người chủ chỉ yêu cầu người làm hoạt bát, năng động, biết giao tiếp, bạo dạn giữa đám đông. Công việc đơn giản theo giờ, được trả công ngay nên cô vẫn có thời gian khám phá nơi đến.
“Mỗi ngày trôi qua của em đều có kỷ niệm, trải nghiệm khác nhau. Trong 2 năm du lịch, em đã học được nhiều thứ quan trọng không kém 12 năm học ở nhà trường”, Huyền cho biết. Huyền đã biết được nhiều thứ như làm trang web, làm phim ở Ấn Độ, đạo Phật khi ở Tây Tạng. Cô cũng biết chèo thuyền, leo núi, nấu được những món ăn từ các quốc gia khác nhau, làm đồ trang sức từ những vật tái chế…
Khánh Huyền và những người bạn châu Phi.
Đi “bụi” một mình song Huyền không bao giờ cảm thấy buồn, vì cô làm quen, kết bạn với dân địa phương rất nhanh. “Khi buồn thì em ra chợ tìm người địa phương làm quen. Vì đi một mình nên em không bao giờ ở khách sạn mà luôn tìm cách ở với người địa phương”, Huyền Chip nói. Trên chuyến xe vào buổi tối ở Ấn Độ, một thanh niên rủ Huyền về gia đình ở một đêm. Song cô đã ở lại gia đình đó trong một tuần, được học cách nấu nhiều món ăn và tìm hiểu về văn hóa, phong tục, được gia đình đó tặng quà khi rời đi…
Trong những chuyến đi, Huyền cũng gặp không ít những tai nạn, rủi ro. Cô từng bị xe máy đâm vào gây rạn xương chân, phải dưỡng thương một tháng ở Nepal, cô cũng trải qua đợt ốm dai dẳng trong mùa đông ở Himalaya. Cô cũng từng bị cướp giật, móc túi, suýt bị bắt cóc…
Huyền nhớ lại lần đến biên giới Kenya và Somalia vào buổi tối, trên đoạn đường tối, cô đã bị một nhóm thanh niên dí dao vào cổ, giật balô. Mặc dù cô đuổi theo và hô hoán, song nhiều người xung quanh không giúp đỡ, thậm chí những bảo vệ tại một khách sạn bên đường cũng chỉ đứng nhìn. Lúc đó, cô rất bất lực, uất ức, cảm thấy mình rất đơn độc.
“Chuyến đi thực sự giúp em trưởng thành. Hoàn cảnh dạy em cách sống độc lập, thoải mái, khả năng thích nghi và chịu đựng. Những người trước đây thấy em rụt rè, đều bất ngờ khi thấy em bạo dạn, mạnh mẽ hơn nhiều”, Huyền bày tỏ.
Nói về kinh nghiệm chuẩn bị trước khi “phượt”, Huyền Chip chia sẻ, bạn không cần lên kế hoạch trước cho mỗi chuyến đi mà nên rèn luyện sức khỏe để có thể vượt qua những thay đổi về thời tiết, vất vả trên đường. Ngoài ra, trên đường đi nên dự phòng các tình huống bất trắc nếu xảy ra thì mình có cách giải quyết như thế nào.
Huyền kể, khi trở về nhà với làn da đen cháy nắng, tóc xơ xác mẹ cô rất xót xa, song bà lại yên tâm về khả năng tự lập của con gái. “Giới trẻ Việt Nam được gia đình bao bọc kỹ quá, họ thiệt thòi nhiều so với các nước khác trên thế giới. Ở nhiều nước, bạn trẻ luôn được gia đình tạo điều kiện để đi du lịch”, Huyền nhận xét.
Dự định của Huyền là sẽ tới Nam Mỹ khoảng một năm. Cô cũng đang xây dựng một cổng thông tin du lịch, ấp ủ trở thành trang Lonely Planet cho người Việt. Cô cũng sắp phát hành một quyển sách mà tự cô viết về những trải nghiệm đã có.
Theo ANTD
Xuân Châu vẫn chìm trong nước
Là vùng bán sơn địa, nước vào nhanh rút chậm nên dù lũ về đã 7 ngày nhưng nhiều vùng tại xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vẫn chìm trong nước.
Nhiều nhà, đường giao thông ở Xuân Châu vẫn bị ngập lụt, chia cắt. Ảnh: Hoàng Lam.
Chiều 12-9, lo lắng cho túm gạo chưa kịp gác lên, các đồ dùng chưa kịp di dời, anh Nguyễn Đức Vạn (thôn 5), xã Xuân Châu lúi húi từ trên quả đồi tránh lũ, chèo thuyền, mò mẫm vào nhà.
Thẫn thờ đứng trên thành giếng đang ngập nước để phơi ít gạo bị ướt, anh Vạn kể lại: "Lũ về nhanh đến mức chẳng kịp di dời được gì. Trong nhà lại có cả người già, trẻ con. Đêm 6-9, chúng tôi phải đập vỡ tường, tháo mái nhà để đưa người ra ngoài thuyền, di dời lên vùng an toàn. Đến hôm nay, nước vẫn còn ngập đến nửa nhà, nên mọi người vẫn chưa thể trở về nhà. Vì lo lắng cho nhà cửa cả tuần ngập trong nước nên tôi đánh liều về nhà".
Chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại do mưa, lũ gây ra tại Thanh Hóa, theo kế hoạch ngày 15-9, Báo Tiền Phongcùng với hoa hậu Đặng Thu Thảo và các á hậu, người đẹp sẽ có chương trình từ thiện tại xã Tam Văn, huyện Lang Chánh và Xuân Châu, huyện Thọ Xuân.
Bần thần bên gác xép nhỏ, trên chếch mái nhà ngó được ra trời, anh Vạn bùi ngùi nhìn những bát hương, di ảnh tổ tiên, người thân chịu mưa, chịu gió mấy ngày qua, may mà không bị mưa lũ cuốn đi.
Cả xã Xuân Châu có 8/12 thôn bị ngập lụt, trong đó thôn 7 bị ngập lụt nặng nhất. Nhiều tuyến đường giao thông liên thôn vẫn trong tình trạng ngập nước. Phần lớn, người dân đi tránh lũ vẫn chưa về. Nhiều nhà nước đã rút đến mép sân nên di chuyển bằng thuyền để trở về nhà, dọn dẹp.
Trong ngôi nhà mái pro xi măng, tường bằng đất chấu, cụ Bùi Thị Chuyên (70 tuổi) ngồi rưng rức khóc khi có người đến hỏi thăm.
Cụ kể : "Tối 6-9, tôi bị mệt, đang nằm trên giường nghỉ thì có bác Nam sống gần nhà, đạp cửa vào nói phải di dời thôi, nước lũ đang về nhanh lắm. Tôi nhìn xuống nền nhà thì nước đã ngập. Bác Nam đưa tôi lên thuyền đi đến nhà người khác ở nhờ. Tài sản chẳng có gì ngoài hơn 50 kg thóc để dưới nền nhà nay đã ướt mọc mầm. Mấy con gà thì đã bị chết từ hôm nào trên mái".
Tài sản không có gì nhiều ngoài những quần áo, chăn màn bị nước lũ, bùn cuốn trôi, trở về nhà, cụ Chuyên lo lắng nhất là vách nhà đã bị nước lũ làm rạn nứt, trôi hết cả vách nhà, làm nhà đổ nghiêng, xiêu vẹo chưa biết sập lúc nào.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Hoàng Huy Tiến- Bí thư Đảng ủy xã Xuân Châu cho biết: "Trong vòng khoảng 60 năm qua, chưa có trận lũ nào mà lớn như lần này. Hiện người dân nơi đây đang phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn như nước sạch, lương thực, thực phẩm... vì nhiều diện tích lúa, ngô, hoa màu bị mất trắng".
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Thọ Xuân thì mưa lũ đã làm đê bao tại thôn Đát Lát, xã Quảng Phú vỡ dài 20m đê bao Quảng Phú tràn đê dài gần 5 km đê hữu sông Cầu Chày tại Long Hồ xã Thọ Lập và tại cống tiêu Sáu Cánh bị vỡ 2 đoạn với tổng chiều dài 80m... chính vì vậy, nhiều xã như: Xuân Châu, Quảng Phú, Thọ Lập... có hàng nghìn hộ dân bị chìm trong nước.
Tình trạng nước rút chậm cũng diễn ra ở nhiều vùng gây khó khăn cho nhân dân nơi đây.
Theo TPO
Mùa thu trên những "thửa ruộng trời" Trung tuần tháng 9, khi những cơn gió mang không khí mát mẻ của mùa thu xua đi cái nóng bức khó chịu ngày hè, khi những vạt nắng cuối ngày đổ nghiêng một màu vàng thẫm lung linh lên vạn vật, ấy là thời điểm tuyệt vời để những người ham mê du lịch hướng về Mù Cang Chải, về với "cung...