Khánh Hòa vẫn không chủ quan với Covid-19
Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên công bố dịch Covid-19 và nay đủ điều kiện hết dịch
Ngày 18-2, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa, cho biết từ ngày có ca bệnh Covid-19 đầu tiên, đến nay đã quá 30 ngày tỉnh không ghi nhận ca mới, đủ điều kiện công bố hết dịch. Tuy nhiên, không chủ quan, tỉnh vẫn đang triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết từ ngày 9-1 đến 18-2, Khánh Hòa có 84 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 được nhập viện, trong đó chỉ có 1 trường hợp nữ bệnh nhân dương tính và đã khỏi bệnh, ra viện ngày 4-2. Kể từ ngày 17-1 đến nay, qua 30 ngày Khánh Hòa không phát hiện trường hợp nào dương tính. Hơn 30 người tiếp xúc gần với trường hợp nữ bệnh nhân dương tính với Covid-19 cũng được giám sát chặt, qua 14 ngày không có biểu hiện bệnh lý nên đã loại khỏi danh sách. Ngay cả 268 người tiếp xúc gần với 2 du khách Trung Quốc dương tính với Covid-19 (đã về nước), số người này cũng đã qua giám sát 14 ngày không có biểu hiện bệnh lý.
Một khu cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 được tỉnh Khánh Hòa thành lập
Với đặc thù là cửa khẩu với các chuyến bay thẳng từ các nước nên công tác phòng dịch được Khánh Hòa đặt lên hàng đầu. Tỉnh đã lập Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và đầu tư các trang thiết bị cần thiết nhằm giám sát, điều tra dịch tễ học để kiểm soát dịch bệnh kịp thời. Khánh Hòa có lợi thế khi có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chuyên điều trị các bệnh lây nhiễm. Do đó, khi xảy ra bệnh dịch, cơ sở vật chất luôn sẵn sàng.
Ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết sau khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, tỉnh đã liên tục kiểm tra công tác phòng bệnh ở các bệnh viện. Ngành y tế Khánh Hòa chủ động ngay từ đầu nên về cơ bản đang kiểm soát tốt.
Ông Bùi Xuân Minh cũng cho biết Covid- 19 là bệnh mới, chưa có trong hướng dẫn thường quy của Bộ Y tế và Chính phủ. Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đang chuẩn bị cho việc đề xuất nhưng phải chờ chỉ đạo cụ thể của Cục Y tế Dự phòng để sở tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa trình Bộ Y tế đề nghị công bố hết dịch.
Ông Nguyễn Tấn Tuân cho rằng nếu Bộ Y tế công bố Khánh Hòa hết dịch thì là điều phấn khởi vì cho thấy tỉnh đã làm tốt công tác phòng, chống, điều trị dịch bệnh. Nói như thế không phải là chủ quan mà phải tăng cường kiểm soát chặt hơn. Nhất là với đường hàng không, tỉnh đã yêu cầu bố trí những chuyến bay nghi vấn thì sân đỗ phải khác, kiểm soát chặt. Các cơ sở lưu trú phải làm tốt công tác quản lý, giám sát du khách như đo thân nhiệt, khử khuẩn, theo dõi sức khỏe của khách. Tỉnh đang chỉ đạo các ngành tổng vệ sinh môi trường những nơi đón khách, nơi tập trung đông người.
Bài và ảnh: KỲ NAM
Theo Người lao động
3 ngày không bán được đồng nào, chợ sỉ An Đông đìu hiu mùa dịch Covid-19
Mãi lực giảm hơn 90%, người bán nhiều hơn người mua và nhiều quầy sạp ngồi từ sáng đến tối không ai hỏi han. Đặc biệt, có nhiều sạp cho biết đã hơn 3 ngày qua chưa bán... mở hàng đồng nào.
Video đang HOT
Mở quầy, không có người mua, người bán "cắm mặt" vào máy xem phim chỉ để... "giết" thời gian. - Ảnh: Nguyên Nga
Đó là tình trạng đã và đang xảy ra khá phổ biến tại chợ An Đông (Trung tâm thương mại dịch vụ An Đông - phường 9, Quận 5, TP.HCM) từ sau Tết Nguyên đán đến nay. An Đông là một trong ngôi chợ truyền thống lâu đời nhất tại TP.HCM, cũng là chợ sỉ lớn nhất tại TP.HCM và cả khu vực phía nam với các mặt hàng: đồ khô, mỹ nghệ, áo quần, giày dép, nữ trang, ẩm thực... Thế nhưng, theo phản ánh của các tiểu thương, do ảnh hưởng dịch viêm phổi cấp Covid-19, gần nửa tháng nay ra chợ mở quầy và toàn tiểu thương ngồi... ngó nhau là chủ yếu.
Trao đổi với Thanh Niên Online chiều nay (18.2), ông Đinh Hồ Duy Ngọc - Trưởng ban Quản lý chợ An Đông cũng thừa nhận, mãi lực của chợ giảm rất mạnh. Tuy nhiên, tiểu thương không thể không ra chợ, nên tình trạng mở quầy rồi mà ngồi cả ngày không có người mua. Đặc biệt, tại các quầy mỹ nghệ, đồ khô... thường thu hút khách du lịch đến từ Trung Quốc lại càng khó khăn, hầu như không có khách du lịch nào.
Theo Ban quản lý chợ An Đông, thường giờ cao điểm của chợ bắt đầu từ 11 giờ trưa kéo dài đến 3 giờ chiều. Chúng tôi có mặt tại chợ lúc 11 giờ 30 trưa và lưu lại tại đây hơn 2 tiếng đồng hồ sau đó. Thế nhưng, càng đi, càng thấy chợ điu hiu thê thảm
Đã quá giờ ăn trưa, nhân biên bán hàng tại chợ vẫn say sưa xem phim trên máy, không bận tâm chuyện ăn uống. Hỏi, đa số đều cho rằng, bán hàng không được nên... thấy no luôn rồi.
Quầy nữ trang vào giờ cao điểm cũng không bóng khách hàng. Nhiều tiểu thương cho biết không thể không mở quầy bán để trở lại nhịp sống, nhưng dịch Covid-19 đã ngăn khách đến chợ từ sau Tết đến nay
Ngay đúng giờ trưa nhưng các dãy hàng ăn trong chợ An Đông đều trong cảnh đìu hiu thế này. Một số quầy bán thức ăn cho biết, chỉ bán được 2 tô từ sáng đến trưa.
Quầy đồ khô và mỹ nghệ ngày thường bán cho khách du lịch đến từ Trung Quốc, Nga... nhưng gần nửa tháng nay không có bóng dáng một du khách nào. Có buổi chợ, không bán được đồng nào
Nhân viên bán hàng sau coi hết phim, lại quay sang... gầy sòng để "giết" thời gian
Nhiều tiểu thương đóng sạp, rất nhiều quầy sạp từ sau Tết chưa được mở bán lại
Chủ sạp B15, bà Hòa Châu cho biết, cả 3 ngày liền sạp của bà không bán mở hàng được cái áo nào; 5 ngày liền doanh số bán chưa tới 500.000 đồng. "Trong khi đó, lượng nhân viên, tiền phí chợ, thuê sạp...đều đóng đầy đủ. Chúng tôi dự kiến sẽ đề xuất lên Quận 5, xin được giảm thuế trong những tháng dịch cúm Covid này, tiểu thương đang quá khó khăn.
Thậm chí, có quầy "hẹn" khách ngày 2.2 sẽ mở cửa bán lại, nhưng đến nay, ngày 18.2, vẫn chưa mở quầy sạp
Đóng cửa không bán hoặc trưng bản cho thuê lại, nhưng theo phản ánh, thời điểm này không có ai đi thuê quầy sạp, cho dù tiền thuê giảm phân nửa
Rất hiếm hoi gặp một kiện hàng được đóng gói đưa ra xe giao cho khách. Một vài tiểu thương tại chợ cho biết, đây là những đơn hàng được đặt từ tỉnh, gom nhiều người mới được một gói để chuyển đi cho khách
Ngay 4 cổng chợ, Ban quản lý trang bị sẵn mỗi cổng 2 chai nước rửa tay khử trùng cho tiểu thương và khách mua hàng. Trong các phòng vệ sinh của chợ cũng trang bị đầy đủ từ xà phòng rửa tay đến nước khử trùng.
Ông Đinh Hồ Duy Ngọc - Trưởng Ban quản lý chợ An Đông cho biết, ngoài việc trang bị đầy đủ lượng nước tẩy trang cho tiểu thương và người đi chợ sử dụng, ngay sau ngày mở chợ lại (Mồng 10 Tết Âm lịch), Ban quản lý chợ đã tổ chức phát hơn 2.000 chiếc khẩu trang cho tiểu thương và cả khách đến chợ.
Bên cạnh đó, vận động nhiều doanh nghiệp, thương nhân ủng hộ khẩu trang cho tiểu thương dùng mua dịch. Tăng tần suất làm vệ sinh các tay vịn cầu thang, nắm cửa, cửa kính, sàn chợ, đề khách đến chợ và tiểu thương yên tâm mua bán trong mùa dịch Covid-19
Theo Thanh niên
Khánh Hòa: Nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở lưu trú Ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa khẳng định: "Nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, hầu hết các khách sạn, cơ sở lưu trú tại Khánh Hòa đều đưa ra phương án phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra. Cùng với việc phòng, chống Covid-19, các cơ...