Khánh Hòa “tuýt còi” nhiều nghề khai thác thủy sản ven bờ
Ngày 19/2, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa ban hành Quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh này nhằm khai thác thủy sản một cách bền vững, đảm bảo lợi ích lâu dài.
Tàu thuyền Khánh Hòa neo đậu chờ ngày ra khơi.
Theo đó, tỉnh Khánh Hòa quy định tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên phải khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.
Với đặc trưng của một tỉnh ven biển có nhiều vịnh, đầm… có giá trị về du lịch, sinh thái nên tỉnh Khánh Hòa cũng hạn chế ngư dân khai thác, đánh bắt thủy sản tại các vịnh như vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều…. Đặc biệt là đối với tất cả các nghề lưới kéo như giã cào, cào sò… thì nghiêm cấm khai thác tại các đầm, vịnh này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nghề lờ dây không được khai thác tại các vịnh, đầm nói trên và các vùng nước thuộc cửa sông, cửa lạch.
Nghiêm cấm tất cả các nghề khai thác thuỷ sản hoạt động trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Mun; cấm đặt bẫy, nhử khai thác tôm hùm giống trên vịnh Nha Trang; cấm các nghề đăng, đáy hoạt động trong đầm Thủy Triều, đầm Nha Phu.Tỉnh Khánh Hòa cũng nghiêm cấm các hành vi khai thác san hô dưới mọi hình thức.
Được biết, Khánh Hòa hiện có gần 10.000 phương tiện đánh bắt thủy hải sản, trong đó hơn 8.600 tàu đánh bắt hải sản ở vùng ven bờ và vùng lộng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản ở những vùng này.
V iết Hảo
Theo Dantri
Rùa biển cực kỳ quý hiếm bị thương khi lên bờ đẻ trứng
Mới đây, một con rùa da đã tìm đến Bãi Dài, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) để đẻ trứng và bị thương, mắc cạn. Người dân đã cứu hộ thành công con rùa da nặng hơn 400kg.
Địa điểm rùa da mắc cạn là quán hải sản của anh Nguyễn Ngọc Tân. Hôm đó sau khi bán hàng xong, anh Tân chuẩn bị đi ngủ thì phát hiện con rùa bò lên bờ đẻ 2 ổ trứng rồi mắc cạn, bị thương nằm ngay trước cửa quán. Để bảo vệ an toàn cho rùa, anh Tân đã làm lều che mát cho nó, đồng thời gọi anh em cùng phối hợp cột gầu múc nước cứu rùa biển; báo cơ quan chức năng.
Con rùa dài 2m, rộng 1,25m, trọng lượng ước khoảng hơn 400kg.
Phát hiện con rùa bị mắc cạn và bị thương, anh Nguyễn Ngọc Tân đã tìm cách che chắn, tưới nước liên tục lên mình rùa trong khi chờ cơ quan chức năng đến giải cứu. (Ảnh: Phòng nông nghiệp huyện Cam Lâm cung cấp)
Nhận được tin anh Tân cứu hộ thành công con rùa da bị thương khi lên bãi làm tổ đẻ trứng, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với Viện Tài nguyên Môi trường Biển và Chi cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa về Cam Hải Đông trao quà lưu niệm cho anh Tân, đồng thời ghi nhận ý thức bảo vệ rùa biển của anh Tân cũng như cộng đồng dân cư Cam Hải Đông. Theo Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, con rùa được cứu hộ là loài rùa cực quý hiếm, còn rất ít trên biển Việt Nam.
Ông Chu Thế Cường - Chuyên gia nghiên cứu về rùa thuộc Viện Tài nguyên Môi trường Biển Việt Nam - cho biết, tập quán của rùa là khi sinh ra ở đâu sẽ về lại nơi đó để đẻ, nếu điều kiện tự nhiên ở đó chưa bị phá hủy. Chính vì bờ biển Bãi Dài còn rất hoang sơ, chưa bị con người tác động nhiều, nên rùa da đã chọn nơi đây để sinh nở. Đây là tín hiệu mừng bởi nếu được bảo tồn tốt, rùa da sẽ quay trở lại và thế hệ con của nó cũng sẽ về lại nơi này.
Cũng theo ông Cường, tại Việt Nam hầu hết các loại rùa đều có nguy cơ tuyệt chủng, riêng rùa da suy giảm đến 99%. Việc rùa biển suy giảm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái, bởi rùa biển rất quan trọng trong chuỗi thức ăn. Con rùa da mới phát hiện ở Khánh Hòa là trường hợp đặc biệt vì lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận việc rùa da đẻ trứng trong mấy chục năm trở lại đây.
Cùng quan điểm, Thạc sĩ Lê Xuân Ái - Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo - bày tỏ, rùa da trở về đẻ ở Bãi Dài là dấu hiệu tốt, cơ quan chức năng và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cần quan tâm, khoanh vùng biển này, giữ vẻ hoang dã để rùa quay về. "Trước đây, Côn Đảo cũng phải từng đặt lên bàn cân giữa phát triển du lịch hiện đại và bảo tồn phát triển du lịch bền vững, chúng tôi đã phải đấu tranh để có được một Côn Đảo như hôm nay. Hàng năm, hàng ngàn lượt du khách quốc tế đến Côn Đảo để xem rùa. Có thể thấy ngay trước mắt, nếu bãi đẻ được giữ tốt, rùa về sinh sản thì Khánh Hòa sẽ tạo được sản phẩm du lịch bền vững và đặc sắc, khác biệt mà cả nước không nơi nào có, đó là tour du lịch xem rùa da sinh sản", Thạc sĩ Ái nói.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Khánh Hòa chỉ còn 2 bãi có rùa lên đẻ trứng là bãi biển khu vực xã Cam Hải Đông và Hòn Mun trong vịnh Nha Trang. Song số lượng rùa lên bãi cũng rất hiếm hoi, mỗi năm chỉ có khoảng 3 - 4 con rùa mẹ lên đẻ trứng tại Hòn Mun. Con rùa da lên Bãi Dài đẻ trứng vừa qua đã để lại bãi cát 2 ổ, chừng 75 trứng, dự kiến đến ngày 25/8 sẽ nở.
Quang Thịnh
Theo Dantri
Người Sài Gòn sinh hoạt theo... triều cường Sau hơn một ngày mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới cộng với triều cường dâng cao, tình trạng ngập nước ở nhiều nơi tại TP.HCM đã gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc đi lại và sinh hoạt. Đến hơn 18 giờ (ngày 7.11) khu vực D2, phường 25, quận Bình Thạnh, vẫn còn chìm trong "biển...